Banner gói dịch vụ cam kết bán nhà trong 3 tháng

Xếp hạng khu dân cư

(Căn cứ theo 13,548 lượt bình chọn)

Thông tin khu dân cư

Chọn dự án, toà để xem

Danh bạ khẩn cấp

Danh bạ
  • Công an phường

    Công an phường

  • Trạm y tế phường

    Trạm y tế phường

  • Lễ tân toà nhà

    Lễ tân toà nhà

Banner tặng điểm youpoint

Bình chọn

Bình chọn khu dân cư

Chọn dự án để xemBình chọn dự án
  • An toàn an ninh
  • Dịch vụ tiện ích
  • Môi trường không khí
  • Đẳng cấp sang trọng
  • Chỉ số hạnh phúc

Những lưu ý quan trọng khi ký hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất

Nhà là tài sản có giá trị vô cùng to lớn lên đến hàng trăm triệu hay hàng tỷ đồng. Do vậy, khi tiến hành ký kết hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất, bạn phải phải hết sức lưu ý và cẩn thận.

Những lưu ý quan trọng khi ký hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất

button-tim-mua.svg

Mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất là biên bản nhận tiền đặt cọc từ bên mua giao cho bên bán nhằm đảm bảo hợp đồng mua bán sẽ được thực hiện một cách chắc chắn. Trong mẫu hợp đồng này thể hiện quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm của hai bên khi tham gia ký kết.

Chỉ một vài điều nhầm lẫn hay điều khoản nào đó không rõ ràng trong hợp đồng đặt cọc mua bán mà bạn sẽ mất cọc oan uổng. Chính vì vậy, thông qua bài viết này, YouHomes sẽ chia sẻ cho bạn Những lưu ý quan trọng khi ký hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất để bạn có thêm kinh nghiệm.

Những rủi ro thường gặp khi ký hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất

Lĩnh vực bất động sản là lĩnh vực đầu tư tiềm năng nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Chính vì thế, khi ký kết bất kỳ hợp đồng nào liên quan, bạn cũng cần phải cẩn thận, xem xét kỹ trước khi quyết định.

Bạn phải xác minh, làm rõ thông tin trước khi đặt bút ký vào bản hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất

Dưới đây là một số rủi ro thường gặp nhất:

  • Liên quan đến quy hoạch: Nhà đất đã hợp pháp và đầy đủ thủ tục nhưng lại vướng vào các công trình đang quy hoạch, giải tỏa,...
  • Nhà đất chưa có đầy đủ giấy tờ pháp lý.
  • Bên bán không xuất trình đầy đủ các giấy tờ do đang bị thế chấp, cầm cố.
  • Tranh chấp, các vấn đề chưa giải quyết được như đồng sở hữu.
  • Các cơ quan hành chính nhà nước đang thụ lý hồ sơ nhà đất.

Hình thức và nội dung của bản hợp đồng đặt cọc mua nhà

- Về hình thức: Theo các luật sư, bản hợp đồng đặt cọc có thể viết tay hoặc đánh máy, có chữ ký của hai bên nhận chuyển nhượng và bên chuyển nhượng, đồng thời nên có người làm chứng khi ký hợp đồng đặt cọc.

Mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất

- Về nội dung, hợp đồng đặt cọc sẽ bao gồm những nội dung cơ bản sau:

  • Thông tin bên bán, bên mua: Xác định đúng, đủ chủ sở hữu hợp pháp của bên bán (có vợ/ chồng/ con cái/ người thừa kế/ người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan tới tài sản được bán hay không?).
  • Tài sản mua bán: Lưu ý về giấy tờ pháp lý của tài sản, hiện trạng tài sản, thông tin quy hoạch, tranh chấp,… liên quan tới căn nhà, mảnh đất dự định mua bán.
  • Quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm 2 bên.
  • Tài sản đặt cọc.
  • Thời hạn đặt cọc: Nên quy định cụ thể mốc thời gian đặt cọc và tiến độ ký kết hợp đồng mua bán chính thức, thời gian thanh toán.
  • Các khoản thuế phí mà bên bán và bên mua phải chịu.
  • Các khoản ràng buộc liên quan: Nếu đến thời gian thỏa thuận mà bên bán không bàn giao nhà hoặc đất cho bên mua thì sẽ phải trả lại tiền đặt cọc và 1 khoản tiền tương đương với giá trị đặt cọc hoặc một số tiền lớn hơn (gọi là tiền phạt cọc) tùy theo thỏa thuận của 2 bên.

Bạn có thể tham khảo: Mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất mới nhất hiện nay

Những lưu ý quan trọng khi ký hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất

Để tránh được những rủi ro đáng tiếc, người mua cần lưu ý những điều sau đây để việc mua bán nhà đất được diễn ra thuận lợi hơn.

- Người tham gia ký kết:

  • Đối chiếu thông tin chủ nhà như tên, ảnh, số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân với thông tin trên sổ đỏ/sổ hồng không. Xin photo sổ đỏ và các giấy tờ pháp lý của chủ nhà để kiểm tra, xác minh tại chính quyền địa phương sở tại.
  • Nếu người tham gia ký kết được ủy quyền từ chủ sở hữu. Người mua phải xác định được giới hạn ủy quyền để không xảy ra trường hợp vượt quá giới hạn ủy quyền và việc ủy quyền phải có văn bản được công chứng đã được kiểm chứng bởi pháp luật.

- Tính quy hoạch của nhà đất:

Bạn có thể kiểm tra thông tin này tại Phòng Quản lý đô thị hoặc bộ phận kiểm tra quy hoạch tại các Ủy ban nhân dân Quận/Huyện nơi bạn định mua.

- Thời gian giao nhận:

  • Đây là một trong những yếu tố hết sức quan trọng trong bản hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất. Khách hàng kiểm soát được việc chủ đầu tư thực hiện bàn giao đúng hạn hay không để có phản hồi kịp thời. Điều khoản này là cơ sở quy kết trách nhiệm cho chủ đầu tư nếu dự án không được thực hiện đúng tiến độ đã cam kết trong bản hợp đồng.
  • Thông tin về trách nhiệm, khoản bồi thường của chủ đầu tư trong bản hợp đồng phải rõ ràng, chi tiết, minh bạch. Vì nếu chủ đầu tư không thực hiện theo đúng cam kết trong hợp đồng thì họ phải có trách nhiệm giải thích và bồi thường.

- Tiến độ thanh toán:

Trong điều 57 của Luật kinh doanh bất động sản năm 2014 quy định về việc thanh toán tiền mua nhà ở cụ thể như sau:

Việc thanh toán trong mua bán, thuê hay mua bất động sản hình thành trong tương lai sẽ được thực hiện nhiều lần.

Luật không quy định cụ thể phải đặt cọc bao nhiêu, tuy nhiên theo các chuyên gia pháp lý, chỉ nên đặt cọc không quá 20% giá trị của căn nhà, mảnh đất để đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên. Người mua đặt cọc càng nhiều thì rủi ro gặp phải càng lớn do vậy càng phải cẩn trọng.

Xem thêm:

Trên đây là những lưu ý quan trọng YouHomes tổng hợp, hi vọng giúp bạn tháo gỡ những thắc mắc trước khi ký hợp đồng đặt cọc mua nhà. Với kinh nghiệm của mình, chúng tôi khuyên bạn nên tìm đến một môi giới đáng tin cậy để có thể yên tâm về bất động sản mình sắp đầu tư, không bị mất tiền oan.

Bạn có thể tham khảo Dịch vụ hỗ trợ tìm mua nhà của YouHomes tại đây: https://youhomes.vn/goi-dich-vu/danh-cho-nguoi-tim-mua.html

Lê Oanh

button-tim-mua.svg

  • Đánh giá:
  • (1 đánh giá)
Bài viết có hữu ích không?

Có lẽ bạn nên đọc thêm

BÌNH LUẬN

YouHomes.Vn - Website mua bán, cho thuê bất động sản uy tín tại Việt nam