Banner gói dịch vụ cam kết bán nhà trong 3 tháng

Xếp hạng khu dân cư

(Căn cứ theo 13,548 lượt bình chọn)

Thông tin khu dân cư

Chọn dự án, toà để xem

Danh bạ khẩn cấp

Danh bạ
  • Công an phường

    Công an phường

  • Trạm y tế phường

    Trạm y tế phường

  • Lễ tân toà nhà

    Lễ tân toà nhà

Banner tặng điểm youpoint

Bình chọn

Bình chọn khu dân cư

Chọn dự án để xemBình chọn dự án
  • An toàn an ninh
  • Dịch vụ tiện ích
  • Môi trường không khí
  • Đẳng cấp sang trọng
  • Chỉ số hạnh phúc

Những điều cần biết về đô thị thông minh

Nhiều đô thị của Việt Nam đang đặt ra mục tiêu trở thành đô thị thông minh (Smart City). Vậy đô thị thông minh là gì?

Những điều cần biết về đô thị thông minh

banner-news/ck-ban-pc.png

Smart không chỉ mang ý nghĩa thông minh (intelligent) mà còn ngụ ý đẹp, sang, thanh nhã, lịch sự, khéo léo..., nói chung là lịch lãm. Thuật ngữ smart city có từ năm 2007 và định nghĩa về nó đã luôn được hoàn thiện, đi từ nền tảng công nghệ đến chất lượng đời sống của người dân.

Thế nhưng, khái niệm đô thị thông minh dường như đang được hiểu theo nghĩa hẹp là đưa công nghệ thông tin truyền thông (ICT) số hóa những gì số hóa được, những gì mà chính quyền điện tử cải thiện dịch vụ và quản trị công. Điển hình là trong năm 2017, các hội thảo về đô thị thông minh ở Bình Dương quy tụ hàng ngàn đại biểu mỗi lượt gần như chỉ bàn về trọng tâm ứng dụng ICT, Internet kết nối vạn vật (IoT), dữ liệu mở (open data) và chuyển đổi số (digital transformation).


Nguồn ảnh: Internet

Nhiều chuyên gia đều nhất trí là ICT và các ứng dụng công nghệ 4.0 trong tương lai là hạ tầng của hạ tầng, là nền tảng quản trị công. Nhưng như thế chỉ mới là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ. Có thể ví như cây có gốc có cành nhưng chưa có hoa lá, trái ngọt và bóng râm trong tương lai.

Đô thị thông minh là để phục vụ con người, phải được hiểu bao quát hơn, nghĩa là, đô thị thông minh và sống tốt, với bản sắc, những đặc trưng và thế mạnh của chính mình, được kế thừa, xây dựng và hoàn thiện không ngừng để phát triển bền vững.

Đô thị thông minh có từ bao giờ?

Năm 64 sau Công nguyên, nếu hoàng đế Nero, sau cuộc đại hỏa hoạn ở thành La Mã suốt năm ngày đêm, không vạch ra mạng nhện giao thông và những công trình để đời thì sẽ không có một quy hoạch đô thị và kiến trúc tuyệt vời của Roma ngày nay. Câu cửa miệng “con đường nào cũng về La Mã” ẩn hiện một thành phố thông minh, tiết kiệm thời gian, nâng cao chất lượng sống và mỹ quan đô thị tuyệt đẹp.

Nước Anh cũng thế, sau trận hỏa hoạn thiêu rụi 13.200 căn nhà vào năm 1666, thành phố London được tái thiết với một vẻ đẹp không lẫn vào đâu được, biến dòng sông Thames thành xương sống của đô thị và không bị nhà cao tầng băm nát, chia cắt.

Làng quê Việt Nam cũng đã được tổ chức khá thông minh, như những ghi nhận của nhà địa lý học người Pháp Pierre Gourou, bởi ở đó có lũy tre làng, có sự bình yên, có cuộc sống thanh thản và môi trường trong lành. Thời nhà Lý, Lý Thái Tổ nhận ra hơn trăm hồ nước và con sông Hồng chạy qua đất Thăng Long mới xứng là thủ đô nước Việt.

Vào thế kỷ 17, Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh đã xác định khu vực Bến Thành là khởi điểm của Sài Gòn đất lành chim đậu, không bị bão lũ, thời tiết và địa lợi rất tốt để phát triển đất phương Nam. Rồi đến người Pháp xây dựng Sài Gòn cũng dựa trên phác thảo của Nguyễn Cửu Đàm (vị quan thời chúa Nguyễn) gần một trăm năm trước. Thật đáng tự hào với quy hoạch thông minh của người xưa.

Thế nhưng, quá trình đô thị hóa tự phát của nửa thế kỷ qua đã biến những vùng đô thị cũ và mới ngày càng xấu đi. Cách áp dụng máy móc kiến trúc nén của hàng chục hàng trăm nhà cao tầng chỉ làm nạn kẹt xe tăng lên đến nghẹt thở, nhất là khi hệ thống giao thông không được mở rộng.

Mô hình thành phố thông minh và lịch lãm không thể không dựa trên những mục tiêu nêu trên và những mục tiêu đặc thù của từng địa phương (kẹt xe, ngập nước, ô nhiễm, khu ổ chuột, kênh rạch và môi trường cần được cải thiện...).

Nhận dạng Smart City theo nghĩa rộng

Theo kiến trúc sư Phan Bảo An và Trần Văn Tâm, khái niệm về “đô thị thông minh”, không chỉ gói gọn trong phạm vi ứng dụng khoa học công nghệ mà phải hướng đến các giải pháp toàn diện mang tính sáng tạo, tổng hợp các năng lực vốn có trong đô thị nhằm xây dựng các giải pháp quản lý và ứng xử khoa học đối với môi trường sống của chính mình, chung tay xây dựng một môi trường đô thị phát triển bền vững, phục vụ tối đa lợi ích của các cá thể sống trong đô thị.


Nguồn ảnh: Internet

Đô thị thông minh và sống tốt có thể dựa trên nền tảng công nghệ nói chung của giai đoạn xây dựng ban đầu, ngoài ra cần có các nhóm giải pháp, các mô hình với tầm nhìn xa, và những mục tiêu đặc thù của địa phương. Luôn hoàn thiện chất lượng sống thật tốt cho người dân trên nhiều lãnh vực với ưu điểm nổi trội của chính địa phương mình, tích hợp trong mô hình cả nước vừa hiện đại vừa nhất quán về mặt nền tảng công nghệ. Chính quyền điện tử và quy hoạch thông minh là hai tiền đề chính và việc xây dựng nó ở các đô thị mới sẽ dễ hơn các đô thị lâu đời.

banner-news/ck-ban-pc.png

  • Đánh giá:
  • (53 đánh giá)
Bài viết có hữu ích không?

Có lẽ bạn nên đọc thêm

BÌNH LUẬN

YouHomes.Vn - Website mua bán, cho thuê bất động sản uy tín tại Việt nam