Ô nhiễm không khí ở mức nguy hại - Phải làm gì để bảo vệ sức khỏe?
Theo số liệu ghi nhận nhiều ngày liên tiếp, chỉ số chất lượng không khí tại Hà Nội đang ở mức rất xấu, nhiều quận mức chỉ số lên tới gần 300.
Ô nhiễm không khí ở mức rất xấu
Những khu vực chung cư đo được chỉ số chất lượng không khí kém nhất được ghi nhận vào lúc 10h sáng 06/11:
- Vinhomes Green Bay - Mễ Trì: 216
- Khu đô thị Thanh Hà Cienco 5 - Hà Đông: 249
- Eco Green City - Thanh Trì: 270
- Seasons Avenue - Hà Đông: 211
- Mulberry Lane - Hà Đông: 211
Xem chỉ sổ số ô nhiêm không khí AQI tại các chung cư khác tại đây.
Thời điểm ô nhiễm nhất trong ngày là lúc nào?
Theo Tổng cục Môi trường, ô nhiễm không khí nghiêm trọng thường diễn ra từ đêm đến sáng và chiều tối. Chất lượng không khí được cải thiện vào buổi chiều. Lý giải thực trạng điều này, Tổng cục Môi trường cho biết, nồng độ bụi PM2.5 thường tăng cao vào khoảng nửa đêm, buổi sáng do khoảng thời gian này lặng gió, hiện tượng nghịch nhiệt dễ xảy ra. Buổi trưa đến chiều, ánh năng mặt trời đốt nóng lớp không khí sát mặt đất, các chất gây ô nhiễm không khí được phát tán nên chất lượng không khí được cải thiện. Đến buổi tối, nhiệt độ của lớp không khí sát mặt đất giảm nhanh hơn các lớp phía trên do quá trình quá trình bức xạ hồng ngoại, dẫn đến hiện tượng nghịch nhiệt.
Có thể bạn quan tâm:
Làm sao để bảo vệ sức khỏe khi xảy ra ô nhiễm không khí?
Để bảo vệ sức khỏe khi ô nhiễm môi trường, YouHomes xin tổng hợp những cách làm đơn giản và cơ bản nhất:
- Cập nhật thông tin chất lượng không khí từ các nguồn tin cậy để chủ động phòng ngừa, bảo vệ sức khỏe khi ô nhiễm môi trường
- Từ bỏ và tránh xa khói thuốc lá
- Đeo khẩu trang đạt tiêu chuẩn chất lượng cản bụi mịn do cơ quan chức năng chứng nhận, ôm kín tối ưu gương mặt, có gọng mũi và van thở lọc 1 chiều khi ra đường (không phải khẩu trang y tế thông thường)
- Thường xuyên vệ sinh phòng ở và nhà cửa, dọn dẹp thông thoáng môi trường sống
- Hạn chế đốt vàng mã, đốt nhang quá nhiều vào các dịp lễ
- Người dân ngoại thành không nên đốt rơm rạ khiến bầu không khí thêm ngột ngạt và ô nhiễm nặng nề hơn
- Chuyển sang sử dụng nhiên liệu sạch (bếp điện, bếp từ) để đun nấu, thay thế bếp than tổ ong
- Tắt máy xe khi dừng đèn đỏ
- Nhắc nhở các phương tiện giao thông hoặc công trình xây dựng phát thải nhiều khói bụi nhưng không che chắn kỹ
- Trồng thêm cây xanh góp phần bảo vệ môi trường trong lành
- Không dậy tập thể dục quá sớm vì khung giờ từ 4h sáng đến 6h sáng đặc biệt ô nhiễm
Mong rằng, với bài viết này bạn phần nào hiểu rõ được tình trạng ô nhiễm hiện tại và có thể tự bảo vệ bản thân và gia đình khỏi tác hại từ ô nhiễm không khí. YouHomes chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!