Hà Nội: Trên 100 người xét nghiệm tìm thủy ngân sau vụ cháy Rạng Đông
Sau vụ cháy kho Nhà máy Rạng Đông, nhiều người dân và công nhân quanh khu vực Q.Thanh Xuân đã chủ động đi xét nghiệm nồng độ thủy ngân trong máu.
Hơn 100 người đăng ký làm xét nghiệm tìm thủy ngân
Theo ông Nguyễn Trung Nguyên - phụ trách Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai, có trên 100 người đã xét nghiệmthủy ngân sau vụ cháy tại Kho nhà máy Công ty Rạng Đông. Trong đó có một số người được lấy nước tiểu 24h để xét nghiệm thủy ngân, kèm theo một số xét nghiệm khác như công thức máu, ure, creatinin, men gan, bilirubin, một số được chụp X-quang phổi và khí máu động mạch. Các mẫu xét nghiệm thủy ngân trong máu được gửi đến Viện Hóa học, Viện hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam.
Cho đến nay đã có 82 trường hợp cho kết quả nồng độ thủy ngân trong máu thấp dưới 10 mcg/l (mức tối đa cho phép). Bệnh viện cũng duy trì kết nối với các cơ sở y tế để tư vấn chuyên môn, hội chẩn, theo dõi, đánh giá các trường hợp nghi ngờ ngộ độc phức tạp. Ông Nguyên cho biết trong trường hợp ngộ độc thủy ngân thì hiện có thể sử dụng thuốc để thải trừ. Tuy nhiên việc điều trị cần càng sớm càng tốt, nếu ngộ độc thủy ngân không được điều trị, về lâu dài sẽ tác động đến thần kinh, gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Hình ảnh vụ cháy kho Nhà máy Rạng Đông chiều ngày 28/8/2019
Theo ông Nguyễn Trung Nguyên, có trên 100 người đã xét nghiệm thủy ngân. Trong đó có một số người được lấy nước tiểu 24h để xét nghiệm thủy ngân, kèm theo một số xét nghiệm khác như công thức máu, ure, creatinin, men gan, bilirubin, một số được chụp X-quang phổi và khí máu động mạch. Các mẫu xét nghiệm thủy ngân trong máu được gửi đến Viện Hóa học, Viện hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam.
Cho đến nay đã có 82 trường hợp cho kết quả nồng độ thủy ngân trong máu thấp dưới 10 mcg/l (mức tối đa cho phép). Bệnh viện cũng duy trì kết nối với các cơ sở y tế để tư vấn chuyên môn, hội chẩn, theo dõi, đánh giá các trường hợp nghi ngờ ngộ độc phức tạp.Ông Nguyên cho biết trong trường hợp ngộ độc thủy ngân thì hiện có thể sử dụng thuốc để thải trừ. Tuy nhiên việc điều trị cần càng sớm càng tốt, nếu ngộ độc thủy ngân không được điều trị, về lâu dài sẽ tác động đến thần kinh, gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Những biểu hiện của ngộ độc thủy ngân bao gồm buồn nôn và nôn, sốt, tê chân tay, khó thở, tức ngực... Những triệu chứng này cũng giống một phần với trường hợp người bệnh kể trên. Ông Nguyên cho hay thủy ngân có tác hại ghê gớm nhất là khi bị hun nóng, trong vụ cháy kéo dài hơn 6 giờ này thủy ngân đã bị hun nóng và bốc hơi ra không khí, dẫn tới hàm lượng thủy ngân trong một số điểm quan trắc vượt ngưỡng cho phép. Việc người dân sống lân cận khu vực bị cháy lo ngại là có cơ sở.
Liệu có bao nhiêu thủy ngân bị phát tán ra môi trường trong vụ cháy?
"Chúng tôi xác định 15,1-27,2 kg thủy ngân đã phát tán ra môi trường”, ông Võ Tuấn Nhân - Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nói.
Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Hoàng Văn Thức kiểm tra hiện trường vụ cháy
Tổng hợp kết quả lấy mẫu quan trắc, phân tích, đánh giá về chất lượng môi trường không khí, nước, đất, chất thải rắn (tro xỉ sau khi cháy) của Sở Tài Nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội, Viện Sức khoẻ nghề nghiệp và Môi trường Bộ Y Tế, Trung tâm Quan trắc môi trường miền Bắc từ ngày 30.8 đế 1.9 cho thấy:
- Có 1/12 mẫu nước mặt có giá trị thuỷ ngân vượt quy chuẩn Việt Nam (QCVN) 08-MT:2015 1,3 lần tại điểm quan trắc trên sông Tô Lịch, cách cổng xả gom nước thải của Công ty ngõ 320 Khương Đình 1,5km.
- Có 1/8 mẫu nước thải có giá trị thuỷ ngân vượt QCVN 40:2011/BTNMT (cột A) 2,67 lần tại điểm quan trắc Hố ga cạnh xưởng Led của Công ty.
- Có 12/13 mẫu trầm tích, bùn đáy có giá trị thuỷ ngân vượt QCVN43:2017/BTNMT. Điểm quan trắc tại sông Tô Lịch, cách cống xả nước thải của Công ty ngõ 320 Khương Đình 1km có giá trị thuỷ ngân cao nhất, vượt QCVN 6,1 lần.
- Có 1/6 mẫu không khí có giá trị vượt thuỷ ngân QCVN 06:2009/BTNMT 1,02 lần tại điểm quan trắc trong khuôn viên nhà kho bị cháy của công ty.
- Có 2/9 điểm quan trắc nước mặt có hàm lượng thủy ngân nằm ngoài ngưỡng khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đó là điểm ở hồ Hạ Đình và trên sông Tô Lịch, tại điểm cách ngõ 320 Hạ Đình (khu vực cháy) 1,5km về phía hạ lưu. Bên cạnh đó, hàm lượng thủy ngân mẫu đất trong khuôn viên vườn hoa của Công ty Rạng Đông cao hơn các vị trí khác.
Qua so sánh kết quả quan trắc với tiêu chuẩn của WHO, Mỹ, châu Âu và Canada cho thấy có 4 vị trí lấy mẫu vượt quy chuẩn, hướng phát tán tại vị trí cách hàng rào 200m, 500m, 1.000m đều phát hiện có thủy ngân vượt chuẩn, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân ở đô thị. Các kết quả nước mặt, không khí trong khuôn viên khu vực bị cháy, theo ông Nhân công bố là vượt 10-30 lần theo tiêu chuẩn của WHO và là ngưỡng ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người. Nhưng ông Nhân cho rằng đây là "sự cố mất an toàn hóa chất ở quy mô trung bình", với các khuyến cáo phạm vi vùng ô nhiễm theo tiêu chuẩn của WHO và châu Âu là 500m tính từ hàng rào kho đến khu vực xung quanh.
Giải pháp ứng phó với tình hình môi trường ô nhiệm tại các khu dân cư sống quanh khu vực Nhà máy
Công nhân tiến hành quây bạt tại Khu vực Nhà máy
Về giải pháp, đại diện Bộ Tài nguyên và môi trường cho hay, cơ quan này đã đề nghị công ty Rạng Đông cô lập, phủ bạt khu vực bị cháy, không để hơi thủy ngân phát tán ra môi trường, đồng thời lưu giữ các chất tàn dư trong container để xử lý. Ngoài ra, Bộ Tài nguyên và môi trường cũng kiến nghị Bộ quốc phòng làm việc Bộ Tư lệnh Hóa học để tiến hành tẩy độc và thống kê lượng hàng và nguyên vật liệu.
Quan điểm của Bộ Tài nguyên môi trường là các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh phải có kế hoạch di dời và lộ trình thích hợp để di dời các nhà máy có sử dụng hóa chất như Rạng Đông khỏi khu dân cư,” Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Võ Tuấn Nhân cho hay.Theo ghi nhận vào chiều qua 4/9, các công nhân Nhà máy đã gấp rút dọn dẹp, quây bạt phủ kín hiện trường vụ cháy Nhà máy nhằm hạn chế hóa chất phát tán ra bên ngoài.
Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng kiến nghị UBND thành phố Hà Nội đôn đốc, hướng dẫn, giám sát Công ty Rạng Đông thực hiện các biện đảm bảo an toàn. Khuyến cáo người dân trong vùng phạm vi bán kính cách hàng rào nhà kho cháy 500m áp dụng các biện pháp vệ sinh, phòng ngừa phơi nhiễm bảo vệ sức khoẻ, tổ chức chế độ theo dõi sức khoẻ thường xuyên và định kỳ.
Cập nhật ngay tình hình môi trường tại khu dân cư bạn đang sống
Có lẽ bạn nên đọc thêm
TP.HCM: Cơ sở pháp lý về cơ chế đặc thù cho bồi thường, thu hồi đất, tái định cư cần được làm rõ
Văn phòng Chính phủ vừa có công văn gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường về kiến nghị của UBND TP.HCM áp dụng thí điểm cơ chế, quy trình đặc thù nhằm thuận tiện hơn cho người dân trên địa bàn TP.HCM.Thủ Thiêm: Trách nhiệm của cựu lãnh đạo Tp.HCM sai phạm
Tại buổi họp báo ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết dù việc xác định lãnh đạo vi phạm rất khó khăn nhưng đến 30/9 sẽ có báo cáo cụ thể để trình Thủ tướng.Nguyên nhân thật sự đằng sau vụ cháy kho Nhà máy Rạng Đông
Tại cuộc họp chiều hôm qua 5/9, Công an TP. Hà Nội đã công bố nguyên nhân xảy ra vụ cháy tại kho Nhà máy Rạng Đông
BÌNH LUẬN