Mẫu đơn xin phép xây mới, sửa chữa nhà mới nhất 2020
Bạn đang cần xây mới hay sửa chữa nhà? Bạn đang tìm kiếm mẫu đơn xin phép xây mới, sửa chữa nhà mới nhất 2020? Khi nộp hồ sợ xin cấp phép cần những giấy tờ gì?
Khi bạn có nhu cầu xây mới hay sửa chữa nhà đều cần xin giấy phép. Nhiều người vẫn quan niệm sửa chữa nhà không cần xin giấy phép nhưng đây là một bước quan trong bạn không thể bỏ qua để có thể hợp pháp hóa quá trình sửa chữa nhà, tránh những phiền phức sau này.
Bài viết đây, YouHomes sẽ giúp bạn tìm hiểu về quy trình xin phép xây mới, sửa chữa nhà và mẫu đơn xin phép xây mới sửa chữa nhà mới nhất 2020.
Làm đơn xin phép xây mới, sửa chữa nhà - Những điều cần biết
Đa số các hoạt động xây mới, sửa chữa nhà đều cần xin giấy phép nhưng vẫn có một số trường hợp ngoại lệ. Vậy những trường hợp đó là gì? Ngoài những trường hợp được miễn giấy phép những trường hợp khác thiếu giấy phép sẽ bị xử lý ra sao?
Sự cần thiết của giấy phép xây dựng trong hoạt động xây mới, sửa chữa nhà
Bạn phải tiến hành nộp hồ sơ xin cấp phép xây dựng, sửa chữa nhà cửa để có thể sở hữu được giấy phép xây dựng.
Giấy phép xây dựng: Là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư/ chủ nhà để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình/nhà ở.
Sau khi có được giấy phép xây dựng bạn có thể yên tâm xây dựng, sửa chữa nhà. Đừng bao giờ chủ quan nghĩ rằng chỉ sửa ít nên không cần xin giấy phép. Đã có nhiều trường hợp khi cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra thiếu giấy phép xây dựng, chủ công trình buộc phải tiến hành tháo dỡ, dừng hoạt động thi công.
Điều này sẽ gây nên sự lãng phí tiền bạc, công sức và làm đảo lộn cuộc sống của chủ nhà.
Những trường hợp không cần xin giấy phép xây dựng
Khoản 2, điều 89 Luật xây dựng năm 2014 quy định các công trình được miễn giấy phép xây dựng gồm:
a) Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp và công trình nằm trên địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;
b) Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư;
c) Công trình xây dựng tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính;
d) Công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về hướng tuyến công trình;
đ) Công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định của Luật này;
e) Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500 m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
g) Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình;
h) Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc;
i) Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng và ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt;
k) Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa;
l) Chủ đầu tư xây dựng công trình được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại các điểm b, d, đ và i khoản này có trách nhiệm thông báo thời điểm khởi công xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế xây dựng đến cơ quan quản lý xây dựng tại địa phương để theo dõi, lưu hồ sơ.
Như vậy căn cứ như trên tất cả trường hợp nằm ngoài 11 trường hợp đặc biệt này đều cần xin giấy phép xây dựng.
Hồ sơ xin cấp phép xây mới, sửa chữa nhà bao gồm những loại giấy tờ nào?
Khi nộp hồ sơ xin cấp phép xây mới, sửa chữa nhà ngoài đơn xin phép bạn còn cần có đủ các giấy tờ như sau:
- Bản sao các giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất, bản sao giấy phép xây dựng đã được các cơ quan có thẩm quyền cấp.
- Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình.
- Bản sao bản vẽ hiện trạng các bộ phận, hạng mục công trình cần sửa chữa, cải tạo. Đồng thời cung cấp thêm ảnh chụp hiện trạng công trình trước khi sửa chữa, cải tạo.
- Bản sao bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công sửa chữa, cải tạo nhà.
Thủ tục xin phép sửa chữa đối với trường hợp sửa nhà có thay đổi kết cấu chịu lực tương đối phức tạp, ngoài các hồ sơ kể trên bạn cần bổ sung thêm các hồ sơ sau và nộp taị UBND cấp Quận/ Huyện. Hồ sơ bao gồm:
- Hồ sơ kiểm định.
- Lệ phí trước bạ.
- Biên bản cam kết không ảnh hưởng đến các hộ xung quanh.
- Biên bản xác nhận chữ ký.
Thời gian giải quyết từ lúc nhận hồ sơ đến khi ra giấy phép là 20 ngày làm việc.
Khi nhận được giấy phép, bạn nộp bản vẽ xin phép và hồ sơ pháp lý của nhà thầu cho cán bộ phụ trách về xây dựng phường/ xã tại địa phương căn nhà bạn muốn sửa. Hồ sơ pháp lý bao gồm:
- Giấy phép đăng ký kinh doanh của công ty sửa nhà.
- Chứng chỉ chỉ huy trưởng của cán bộ phụ trách thi công.
- Bảo hiểm tai nạn cho công nhân.
Đối với trường hợp sửa nhà không thay đổi kết cấu chịu lực thì thủ tục đơn xin sửa chữa nhà ở khá đơn giản về mặc hồ sơ. Bạn chỉ cần nộp Đơn xin sửa chữa nhà ở cho cán bộ phụ trách xây dựng của Phường.Thời gian thực hiện từ một đến vài ngày tùy nơi cấp.
Trình tự, thủ tục nộp đơn xin cấp phép xây mới, sửa chữa nhà
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định chung của pháp luật đưa ra.
Bước 2: Nộp hồ sơ xin cải tạo, sửa chữa nhà tại UBND Huyện nơi có nhà đất.
Công thức để tiếp nhận hồ sơ là chiếu theo tính pháp lý và nội dung của gia chủ đưa ra:
- Khi đã tiếp nhận hồ sơ của gia chủ thì sẽ được cấp ngày giao trả hồ sơ.
- Nếu hồ sơ không hợp lệ thì phải trả về và làm lại.
Bước 3: Hồ sơ của gia chủ sẽ được trả tại ban tiếp nhận tại Ủy Ban Nhân Nhân Huyện theo những vấn đề sau:
- Nộp giấy biên nhận.
- Nộp lệ phí.
- Nhận Giấy phép xây dựng kèm Hồ sơ bản vẽ thiết kế đã được đóng dấu.
Mẫu đơn xin phép xây mới, sửa chữa nhà mới nhất 2020
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_______________________________________
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG
Cải tạo/sửa chữa ……………………
Kính gửi: ……………………………………………………..
Tên chủ đầu tư: …………………………………………………………………………….
– Người đại diện: ………………………………………Chức vụ: ……………………………
– Địa chỉ liên hệ: ………………………………………………………………………………….
Số nhà: …………….. Đường ………………..Phường (xã) ………………………………..
Tỉnh, thành phố: …………………………………………………………………………………
Số điện thoại: …………………………………………………………………………………….
Hiện trạng công trình: …………………………………………………………….
– Lô đất số:……………………………………Diện tích …………m2.
– Tại: ……………………………………. . …………………………………………
– Phường (xã) ……………………………………Quận (huyện) ……………………………….
– Tỉnh, thành phố: ………………………………………………………………………………
– Loại công trình: ………………………………………….Cấp công trình: …………………..
– Diện tích xây dựng tầng 1: ………m2.
– Tổng diện tích sàn:……….. m2 (ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum).
– Chiều cao công trình: …..m (trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tum).
– Số tầng: (ghi rõ số tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum)
Nội dung đề nghị cấp phép: ………………………………………………………………..
– Loại công trình: ………………………………………….Cấp công trình: …………………..
– Diện tích xây dựng tầng 1: ………m2.
– Tổng diện tích sàn:……….. m2 (ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum).
– Chiều cao công trình: …..m (trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tum).
– Số tầng: (ghi rõ số tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum)
Đơn vị hoặc người chủ nhiệm thiết kế: …………………………………………….
– Chứng chỉ hành nghề số: ……………do ………….. Cấp ngày: …………………
– Địa chỉ: …………………………………………………………………………………….
– Điện thoại: ………………………………………..
– Giấy phép hành nghề số (nếu có): ………………………..cấp ngày …………………
Dự kiến thời gian hoàn thành công trình: …………………. tháng.
Cam kết: tôi xin cam đoan làm theo đúng giấy phép được cấp, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Gửi kèm theo Đơn này các tài liệu:
Người làm đơn
(Ký ghi rõ họ tên)
Trên đây là những điều cần biết về trình tự thủ tục xin cấp phép xây mới, sửa chữa nhà cùng với mẫu đơn xin phép xây mới và sửa chữa nhà mới nhất 2020. Mong rằng với bài viết này YouHomes đã cung cấp cho bạn những thông tin có ích. Chúc bạn thành công!
Có lẽ bạn nên đọc thêm
Người dân có quyền tra cứu mọi thông tin về đất đai hay không?
Đất có thuộc quy hoạch hay đã có sổ đỏ chưa, ai là chủ sở hữu,…? Đây là điều mà nhiều người quan tâm đến khi có dự định mua đất. Vậy người dân có quyền được biết mọi thông tin đất đai hay không?Tháng "cô hồn" hay cơ hội của nhà đầu tư bất động sản trong tháng 7?
Tháng "cô hồn" vẫn luôn là nỗi ám ảnh của những nhà đầu tư bất động sản. Nhưng ngày nay dân bất động sản có còn lo sợ trước tháng "cô hồn" hay mong chờ đến tháng cơ hội?[Hỏi đáp] Hợp đồng thuê nhà viết tay có hiệu lực pháp lý không?
Hợp đồng thuê nhà viết tay liệu có giá trị về mặt pháp lý hay không? Đây là câu hỏi được rất nhiều chủ nhà và khách thuê quan tâm.Có nên mua đất quy hoạch treo hay không?
Quy hoạch treo là vấn đề mà nhiều người quan tâm, đặc biệt là những người đang có ý định mua đất để xây dựng. Vậy có nên mua đất quy hoạch treo hay không? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết bên dưới!
BÌNH LUẬN