Banner gói dịch vụ cam kết bán nhà trong 3 tháng

Xếp hạng khu dân cư

(Căn cứ theo 13,548 lượt bình chọn)

Thông tin khu dân cư

Chọn dự án, toà để xem

Danh bạ khẩn cấp

Danh bạ
  • Công an phường

    Công an phường

  • Trạm y tế phường

    Trạm y tế phường

  • Lễ tân toà nhà

    Lễ tân toà nhà

Banner tặng điểm youpoint

Bình chọn

Bình chọn khu dân cư

Chọn dự án để xemBình chọn dự án
  • An toàn an ninh
  • Dịch vụ tiện ích
  • Môi trường không khí
  • Đẳng cấp sang trọng
  • Chỉ số hạnh phúc

[Hỏi đáp] Hợp đồng thuê nhà viết tay có hiệu lực pháp lý không?

Hợp đồng thuê nhà viết tay liệu có giá trị về mặt pháp lý hay không? Đây là câu hỏi được rất nhiều chủ nhà và khách thuê quan tâm.

[Hỏi đáp] Hợp đồng thuê nhà viết tay có hiệu lực pháp lý không?

banner-news/ck-chothue-pc.png

Quan hệ giữa chủ nhà và khách thuê là một trong những vấn đề pháp lý phổ biến hiện nay. Mối quan hệ này được ràng buộc bằng các điều khoản trong hợp đồng thuê nhà. Đây là căn cứ quan trọng quy định rõ quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, là cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp sau trong thời gian cho thuê.

Vậy Hợp đồng thuê nhà viết tay có hiệu lực pháp lý không, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Hợp đồng thuê nhà viết tay có hiệu lực pháp lý không?

Nội dung câu hỏi:

Năm 2020, tôi có thuê căn nhà có diện tích 80m2 tại quận Hà Đông, thời hạn thuê là 1 năm, đặt cọc trước 3 tháng tiền thuê. Hợp đồng thuê nhà được viết tay, không có công chứng, chứng thực. Trong hợp đồng có kèm điều khoản là “Bên cho thuê không được đòi lại nhà trước thời hạn chấm dứt hợp đồng dưới bất kì lý do nào, nếu vi phạm sẽ phải bồi thường cho bên thuê gấp 3 lần số tiền đặt cọc.”

Tuy nhiên, thời gian gần đây, bên cho thuê liên tục gây sự với gia đình tôi nhằm tìm cách lấy lại căn nhà cho thuê trước khi lấy lại hợp đồng. Vậy trong trường hợp này, hợp đồng thuê nhà viết tay có giá trị pháp luật không? Gia đình tôi làm đơn kiện chủ nhà cho thuê thì có đủ điều kiện pháp lý hay không?

Hợp đồng thuê nhà viết tay có hiệu lực pháp lý không?

Với câu hỏi của bạn, YouHomes trả lời như sau:

Căn cứ theo quy định tại Điều 472 Bộ luật dân sự 2015 về Hợp đồng thuê tài sản như sau:

“Điều 472. Hợp đồng thuê tài sản

Hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê.

Hợp đồng thuê nhà ở, hợp đồng thuê nhà để sử dụng vào mục đích khác được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật nhà ở và quy định khác của pháp luật có liên quan.”

Đồng thời, Điều 474 Bộ luật dân sự 2015 quy định về Thời hạn thuê như sau:

“1. Thời hạn thuê do các bên thỏa thuận; nếu không có thỏa thuận thì được xác định theo mục đích thuê.

2. Trường hợp các bên không thỏa thuận về thời hạn thuê và thời hạn thuê không thể xác định được theo mục đích thuê thì mỗi bên có quyền chấm dứt hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải thông báo cho bên kia trước một thời gian hợp lý.”

Về nguyên tắc khi hai bên đã thỏa thuận với nhau về nội dung trong hợp đồng thì phải có nghĩa vụ thực hiện theo đúng thỏa thuận được quy định trong hợp đồng đó.

Như vậy, theo như bạn trình bày, vào năm 2020 bạn và chủ nhà đã thực hiện chuyển nhượng bằng một hợp đồng viết tay, không có công chứng. Trong hợp đồng này đã quy định rõ ràng: Bên cho thuê không được đòi lại nhà trước thời hạn chấm dứt hợp đồng dưới bất kì lý do nào, nếu vi phạm sẽ phải bồi thường cho bên thuê gấp 3 lần số tiền đặt cọc.

Do đó, về nguyên tắc khi hai bên đã thỏa thuận với nhau về nội dung trong hợp đồng thì phải có nghĩa vụ thực hiện theo đúng thỏa thuận được quy định trong hợp đồng đó. Ở đây về nguyên tắc, trong thời hạn thuê nhà, chủ nhà không được phép gây rắc rối, khó dễ,... và cũng không được phép đòi lại nhà cho thuê trước khi hợp đồng chấm dứt.

Xét về hiệu lực của hợp đồng thuê nhà, căn cứ theo quy định tại Điều 121 Luật nhà ở 2014 như sau:

“ Điều 121. Hợp đồng về nhà ở

Hợp đồng về nhà ở do các bên thỏa thuận và phải được lập thành văn bản bao gồm các nội dung sau đây:

  1. Họ và tên của cá nhân, tên của tổ chức và địa chỉ của các bên;
  2. Mô tả đặc điểm của nhà ở giao dịch và đặc điểm của thửa đất ở gắn với nhà ở đó. Đối với hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua căn hộ chung cư thì các bên phải ghi rõ phần sở hữu chung, sử dụng chung; diện tích sử dụng thuộc quyền sở hữu riêng; diện tích sàn xây dựng căn hộ; mục đích sử dụng của phần sở hữu chung, sử dụng chung trong nhà chung cư theo đúng mục đích thiết kế đã được phê duyệt ban đầu;
  3. Giá trị góp vốn, giá giao dịch nhà ở nếu hợp đồng có thỏa thuận về giá; trường hợp mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở mà Nhà nước có quy định về giá thì các bên phải thực hiện theo quy định đó;
  4. Thời hạn và phương thức thanh toán tiền nếu là trường hợp mua bán, cho thuê, cho thuê mua, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở;
  5. Thời gian giao nhận nhà ở; thời gian bảo hành nhà ở nếu là mua, thuê mua nhà ở được đầu tư xây dựng mới; thời hạn cho thuê, cho thuê mua, thế chấp, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở; thời hạn góp vốn;
  6. Quyền và nghĩa vụ của các bên;
  7. Cam kết của các bên;
  8. Các thỏa thuận khác;
  9. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng;
  10. Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng;
  11. Chữ ký và ghi rõ họ, tên của các bên, nếu là tổ chức thì phải đóng dấu (nếu có) và ghi rõ chức vụ của người ký”.

Theo đó hợp đồng thuê nhà sẽ do hai bên thỏa thuận với nhau, phải được lập thành văn bản nhưng không bắt buộc phải có công chứng, chứng thực. Trong trường hợp này, hợp đồng thuê nhà bạn và chủ nhà là hợp đồng viết tay, không có công chứng nhưng vẫn có hiệu lực về mặt pháp luật.

Hợp đồng thuê nhà là hợp đồng viết tay, không có công chứng nhưng vẫn có hiệu lực về mặt pháp luật.

Do đó, bạn có quyền yêu cầu bên cho thuê nhà thực hiện đúng nội dung hợp đồng về thời hạn cho thuê, nếu không thực hiện, bạn có quyền khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu giải quyết, nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.

Có thể bạn quan tâm:

1/ Mẫu hợp đồng thuê nhà trọ mới nhất

2/ Mẫu thông báo về việc chấm dứt và thanh lý hợp đồng thuê nhà theo đúng quy định pháp luật

3/ Thủ tục công chứng hợp đồng thuê nhà theo quy định mới nhất 2020

Những lưu ý về hợp đồng thuê nhà viết tay

Để đảm bảo tính pháp lý của hợp đồng thuê nhà viết tay, mẫu hợp đồng thuê nhà cần đảm bảo các yêu cầu theo quy định của pháp luật bao gồm cả nội dung lẫn hình thức theo quy định nêu trên.

Bên cạnh đó, trước khi đặt bút ký vào hợp đồng thuê nhà, cần lưu ý:

  • Thông tin trong hợp đồng thuê phải được điền đầy đủ, chính xác.
  • Đối tượng của hợp đồng thuê nhà kinh doanh là căn nhà phải được mô tả cụ thể về vị trí, diện tích và hiện trạng của căn nhà.
  • Lưu ý các thông tin về quyền, nghĩa vụ của mỗi bên cũng như các thỏa thuận về giá, thời hạn hợp đồng, chấm dứt hợp đồng.

Hãy cân nhắc kỹ trước khi đặt bút ký vào bản hợp đồng thuê nhà, bởi một khi bạn ký bản hợp đồng này, mối quan hệ ràng buộc giữa bạn và chủ nhà được thực hiện. Dù pháp luật cho phép các bên có quyền lựa chọn công chứng, chứng thực hợp đồng thuê nhà hoặc không, tuy nhiên để tránh rủi ro các bên YouHomes khuyên bạn đọc nên cân nhắc việc công chứng, chứng thực, nhất là với những hợp đồng thuê nhà có giá trị lớn để đảm bảo giao kết giữa bên thuê và bên cho thuê phòng trọ đúng như thỏa thuận, an toàn, hạn chế tranh chấp sau này.

Trang Nguyễn

banner-news/ck-chothue-pc.png

  • Đánh giá:
  • (7 đánh giá)
Bài viết có hữu ích không?

Có lẽ bạn nên đọc thêm

BÌNH LUẬN

YouHomes.Vn - Website mua bán, cho thuê bất động sản uy tín tại Việt nam