Sổ hồng chung là gì? Những lưu ý khi mua nhà sổ hồng chung
Sổ hồng chung có khái niệm cụ thể như thế nào? Khi mua nhà có sổ hồng chung cần lưu ý những điều gì?
Nhà sổ hồng chung thường được gọi là nhà sổ chung, đây là loại nhà có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên nhiều người. Có khá nhiều thắc mắc và những yếu tố cần lưu ý khi giao dịch loại hình nhà đất này. Hãy cùng YouHomes tìm hiểu rõ hơn về sổ hồng chung và những lưu ý khi mua nhà sổ hồng chung trong bài viết dưới đây.
Sổ hồng chung là gì?
Sổ hồng chung còn được gọi với cái tên là sổ hồng đồng sở hữu. Đây cũng chính là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các tài sản gắn liền với đất. Quyển sổ này được cơ quan chức năng có thẩm quyền từ cấp Huyện cấp cho chủ sở hữu.
Thông thường đối với loại sổ hồng có từ 2 chủ sở hữu trở lên sẽ được nhà nước công nhận là sổ hồng chung. Những điều cần lưu ý là chủ sở hữu của quyển sổ không có quan hệ vợ chồng hoặc con cái với nhau. Cũng chính vì là đồng sở hữu nên mọi giao dịch mua bán liên quan đến tài sản cần phải có sự đồng ý của các bên sở hữu. Bao gồm cả các hình thức tặng cho, thế chấp và ủy quyền tài sản.
Sổ hồng chung có hai trường hợp:
- Nhà đủ điều kiện để tách thửa nhưng lúc bán người chủ chưa tách riêng nhà ra thành một sổ riêng biệt.4
- Nhà không đủ điều kiện tách thửa để thành một sổ riêng biệt.
Nhà sổ hồng chung có mua bán được không?
Nhà sổ hồng chung không có sổ riêng biệt nên sẽ không thể thực hiện thủ tục tại văn phòng công chứng thông thường mà sẽ phải thực hiện thủ tục tại văn phòng Thừa phát lại thông qua hình thức lập vi bằng.
Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dừng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác theo Khoản 3, Điều 2 Nghị định 135/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 61/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại.
Người mua và người bán sẽ cùng nhau đến Thừa phát lại để lập vi bằng, vi bằng được lập thành văn bản Tiếng Việt với các nội dung bao gồm:
- Tên, địa chỉ văn phòng Thừa phát lại; họ, tên Thừa phát lại lập vi bằng.
- Địa điểm, giờ, ngày, tháng, năm lập vi bằng.
- Người tham gia khác (nếu có).
- Họ, tên, địa chỉ người yêu cầu lập vi bằng và nội dung yêu cầu lập vi bằng.
- Nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận (ghi nhận về việc giao tiền của bên mua cho bên bán, giao nhà của bên bán cho bên mua).
- Lời cam đoan của Thừa phát lại về tính trung thực và khách quan trong việc lập vi bằng.
- Chữ ký của Thừa phát lại lập vi bằng và đóng dấu văn phòng Thừa phát lại, chữ ký của những người tham gia, chứng kiến (nếu có) và có thể có chữ ký của những người có hành vi bị lập vi bằng.
Kèm theo vi bằng có thể có hình ảnh, băng hình và các tài liệu chứng minh khác về việc mua bán của hai bên.
Mua nhà sổ hồng chung có khá nhiều điều bất cập nhưng sẽ là lựa chọn hợp lý cho những ai có tài chính hạn hẹp. Có nên mua nhà theo dạng này hay không tùy thuộc vào điều kiện riêng của mỗi người. Nếu có tiềm lực kinh tế vững mạnh, thì tốt nhất nên chọn mua những căn nhà có sổ hồng riêng.
Những lưu ý khi mua nhà sổ hồng chung
Trước khi quyết định mua nhà sổ hồng chung bạn cần lưu ý một số yếu tố như sau:
- Nhà có nằm trong quy hoạch hay không:
Nhà có sổ hồng chung lại vướng quy hoạch, sẽ nằm trong trường hợp không thể tách sổ riêng. Điều này sẽ gây nên nhiều bất lợi cho bạn sau này trong quá trình sử dụng và sinh hoạt. Nhà của bạn sẽ vẫn chung sổ, bạn cũng sẽ không được đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng. Điều này sẽ làm cho việc đền bù và nhận hỗ trợ tái định cư gặp nhiều khó khăn.
- Không nên mua nhà trong diện tranh chấp:
Nhà trong diện tranh chấp sẽ khiến bạn gặp phải rất nhiều phiền toái trong cuộc sống. Việc sở hữu căn nhà cũng không được đảm bảo, có thể mất nhà bất cứ lúc nào nếu không cẩn thận về thủ tục pháp lý, nguồn gốc căn nhà.
- Nhà đang trong tình trạng thế chấp:
Những ngôi nhà đang thế chấp ngân hàng có thể bị ngân hàng thu hồi bất cứ lúc nào nếu người vay tiền (chú sở hữu trước) không thanh toán lãi suất và tiền gốc đúng hạn. Nếu mua nhà thế chấp bạn sẽ gặp nhiều rủi ro.
- Lưu ý tìm hiểu về người đồng sở hữu:
Bên nên tìm hiểu về người đồng sở hữu quyền sử dụng có thể qua người bán hoặc hàng xóm xung quanh. Tính cách của người này, liệu có thân thiện, đáng tin hay không.
- An ninh, xung quanh khu vực:
Khi mua nhà sổ hồng chung hay riêng bạn cũng cần lưu ý về tình hình an ninh khu vực. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của bạn. Dù nhà có rẻ đến đâu mà an ninh không được đảm bảo thì bạn cũng không nên mua.
- Diện tích nhà của bạn mua được thể hiện như thế nào trong sổ:
Hãy nắm rõ thông tin về ngôi nhà bạn sắp sở hữu có diện tích chi tiết như thế nào trong sổ hồng chung. Điều này sẽ giúp bạn nắm được rõ thông tin và có cơ sở giải quyết khi xảy ra tránh chấp.
Sau khi đã quyết định mua nhà sổ hồng chung, trong quá chính lập vi bằng bạn cũng cần lưu ý một số yếu tố như sau:
- Trong vi bằng ghi rõ các thông tin về việc giao nhận tiền và bàn giao nhà, trong đó ghi rõ nhà diện tích bao nhiêu, hiện trạng như thế nào, tứ diện liền kề giáp ở đâu …
- Thỏa thuận những vấn đề về sở hữu chung, riêng. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình sử dụng tài sản, khi các bên có nhu cầu chuyển nhượng cho bên thứ 3 để làm căn cứ sau này.
Đối với trường hợp không thể tách thửa được, bạn có thể yêu cầu chuyển nhượng một phần để cùng đứng tên chung trên sổ, đồng thời yêu cầu Thừa Phát lại lập vi bằng các nội dung.
Bài viết liên quan: Quy trình & Thủ tục mua bán căn hộ chung cư đã có sổ hồng
Trên đây những điều bạn cần biết và lưu ý về nhà sổ hồng chung. Mua nhà sổ hồng chung tiềm ẩn khá nhiều rủi ro vì vậy bạn nên có cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định. YouHomes chúc bạn sớm sở hữu ngôi nhà phù hợp!
Có lẽ bạn nên đọc thêm
Chuyên gia bất động sản: “Nếu tìm được sản phẩm yêu thích nhà đầu tư nên xuống tiền”
Giá bất động sản, đặc biệt là đất nền thời gian qua đã giảm tương đối sâu, chuyên gia cho rằng, nếu người mua có thể thể tìm được sản phẩm yêu thích thì nên xuống tiền.2,4 tỷ đồng mua chung cư hay nhà đất?
Cùng một vị trí và mức giá tương đồng, môi trường sống và giá cho thuê chung cư sẽ tốt hơn nhà đất, theo chuyên gia. - VnExpressĐầu tư bất động sản cuối năm, dễ sập bẫy giá cắt cổ
Giá trị thực tế bất động sản khai thác được với mức lợi nhuận cam kết của chủ đầu tư là hai việc khác nhau. Chuyên gia cho rằng, nhà đầu tư không nên chỉ nhìn vào cam kết của chủ đầu tưNhà đầu tư kì cựu này đưa ra các nguyên tắc “làm giá” để mua bất động sản có thể bớt được vài trăm triệu đồng
Ông Đoàn Thiên Việt, chuyên gia BĐS cũng là nhà đầu tư kì cựu trên thị trường BĐS cho rằng, người mua sẽ không thương lượng được nếu quay lại lần 2, nếu lần 1 không đưa ra một mức giá tham chiếu.
BÌNH LUẬN