Banner gói dịch vụ cam kết bán nhà trong 3 tháng

Xếp hạng khu dân cư

(Căn cứ theo 13,548 lượt bình chọn)

Thông tin khu dân cư

Chọn dự án, toà để xem

Danh bạ khẩn cấp

Danh bạ
  • Công an phường

    Công an phường

  • Trạm y tế phường

    Trạm y tế phường

  • Lễ tân toà nhà

    Lễ tân toà nhà

Banner tặng điểm youpoint

Bình chọn

Bình chọn khu dân cư

Chọn dự án để xemBình chọn dự án
  • An toàn an ninh
  • Dịch vụ tiện ích
  • Môi trường không khí
  • Đẳng cấp sang trọng
  • Chỉ số hạnh phúc

8 điều khiến môi giới bất động sản rơi vào bế tắc

Môi giới bất động sản (BĐS) đang cảm thấy bế tắc trong sự nghiệp? Bạn không hiểu vì sao mình lại rơi vào cảnh này, hãy cùng đọc bài viết sau để tìm lời giải!

8 điều khiến môi giới bất động sản rơi vào bế tắc

banner-news/ck-ban-pc.png

Bỏ bê bản thân

Đối với các môi giới bất động sản, hình thức bên ngoài cực kỳ quan trọng, bởi môi giới phải thường xuyên ra ngoài tiếp xúc, tư vấn khách hàng. Hình thức bên ngoài chau chuốt, sạch sẽ sẽ luôn là điểm cộng lớn. Ngoài ra kèm theo phong thái tự tin, chuyên nghiệp, khách hàng cũng sẽ tin tưởng khi giao dịch với bạn hơn.

Một môi giới nếu không coi trọng vẻ bề ngoài của bản thân thì sẽ chẳng khác nào bạn tự gây nên điểm bất lợi cho mình. Sẽ chẳng có khách hàng nào muốn giao dịch với một môi giới có vẻ ngoài cẩu thả, quần áo lôi thôi, xộc xệch hay chân đi dép. Một môi giới chăm chút cho vẻ ngoài của mình cũng thể hiện rằng bạn tôn trọng khách hàng.

Tự ti bản thân - Không tin tưởng vào chính sản phẩm mình đang bán

Sự tự tin là một yếu tố không thể thiếu cho nghề môi giới bất động sản. Phải có được tự tin thì bạn mới có thể đưa ra những lời tư vấn thuyết phục cho khách hàng. Ngoài ra, môi giới cũng cần luôn hiểu rõ sản phẩm mình đang chào bán, và tự tin khẳng định rằng sản phẩm đó là một sản phẩm đáng để khách hàng đầu tư. Sự tự tin về bản thân và sản phẩm mình đang chào bán sẽ giúp cho môi giới nâng cao khả năng thành công trong quá trình tư vấn và thương thảo với khách hàng. Môi giới hãy tự đặt mình vào vị trí khách hàng, nếu một môi giới đang tư vấn và chào bán cho bạn một sản phẩm những lại có những ngập ngừng hay không tin tưởng vào tương lai của sản phẩm đó thì liệu bạn có bỏ tiền ra để đầu tư không?

Sự ghen tị trong nhiều trường hợp lại là bước đệm khá hiệu quả để các môi giới BĐS cố gắng nhưng trong trường hợp này sự ghen tị lại kéo lùi bước tiến của bạn. Khi một môi giới nảy sinh lòng đố kị với đồng nghiệp của mình thì sẽ chối bỏ cơ hội hợp tác với suy nghĩ “không cần sản phẩm của bạn, tôi cũng sẽ có đủ doanh số” hoặc cũng có thể nghĩ ra những chiêu bẩn để cướp khách hàng hay làm cho người môi giới kia không chốt được sale.

Nếu bạn nằm trong những trường hợp này thì bạn đừng vội mừng vì những gì mình đã làm. Có thể bạn cướp được khách hay làm cho họ thất bại ngày 1 ngày 2 nhưng rồi đến một ngày bạn cũng sẽ bị những môi giới khác “nẫng tay trên” như vậy. Tại sao tôi có thể khẳng định như vậy vì tôi đã tiếp xúc với rất nhiều môi giới, và khi được hỏi thì 100% đều nói: “Họ vợt khách khách của tôi thì tôi cũng đi vợt khách của người khác”. Rồi cái vòng tuần hoàn đó lại tiếp tục tiếp diễn đến khi rơi vào chính bạn. Vì vậy lời khuyên cho các môi giới là đừng nên dùng thủ đoạn hay những chiêu bẩn để phá bĩnh đồng nghiệp của mình. Ngoài ra cũng nên rộng cửa cho tất cả những sự hợp tác có lợi cho bản thân bạn, đừng vì vài suy nghĩ cá nhân mà tự chặn đường sống của mình.

Không chịu học hỏi

Trong bất cứ ngành nghề nào, bạn cũng cần học hỏi và cập nhật kiến thức mới thường xuyên để không bị tụt hậu so với thời đại, nhất là đối với một ngành nghề như môi giới, giá cả thị trường biến động thường xuyên. Và môi giới cũng cần cập nhật thật thêm nhiều trường kiến thức khác để bổ sung vào kho kiến thức cá nhân giúp tăng hiệu quả trong quá trình tư vấn cho khách hàng. Đừng bao giờ có suy nghĩ “cách làm của tôi đang hiệu quả, tôi không cần phải học những cách khác làm gì cho tốn thời gian”. Không có gì là mãi mãi, nên việc bạn chuẩn bị và học hỏi trước rất cần thiết, đừng mãi làm “ếch ngồi đáy giếng” mà làm xấu đi tương lai cho sự nghiệp của mình.

Dễ nản chí

Bạn làm môi giới BĐS không phải là ngày một ngày hai vì vậy đừng bao giớ có suy nghĩ bỏ cuộc quá sớm. Việc môi giới “làm một lần, ăn cả tháng” không phải là chuyện hiếm. Vì vậy những sự bỏ cuộc giữa chừng không bao giờ là có lợi. Bạn cố gắng vun đắp và tưới tốt cho cây xanh hàng ngày rồi cũng sẽ đến ngày bạn được hái quả vì vậy nên giữ tinh thần lạc quan trong nghề.

Không có lập trường - Không có mục tiêu cụ thể

Khi môi giới làm nghề nên có trước cho mình những mục tiêu nghề nghiệp cụ thể. Lộ trình phát triển, mục tiêu 1 tháng - 2 tháng hay 1 năm - 2 năm, hay thậm chí là mục tiêu ngày. Ngoài ra môi giới cũng cần xác định cho mình những sản phẩm hay phân khúc cụ thể để tập trung chứ đừng hôm nay phục vụ nhóm này, ngày mai phục vụ nhóm khác. Bạn sẽ nhanh chóng đánh mất trọng tâm công việc và rất dễ đi lạc hướng.

Thiếu sự chuẩn bị - Không có thời gian biểu

Tôi đã gặp rất nhiều trường hợp môi giới không bao giờ lên kế hoạch hay chuẩn bị trước cho công việc, rồi bị nhầm lẫn giữa các khách hàng khác nhau hay dự án khác nhau. Hay việc môi giới gọi điện cho quá nhiều khách hàng mà không ghi chú lại sau mỗi cuộc gọi, khi khách hàng gọi lại bạn lại không chắc chắn những gì đã nói hay đã tư vấn làm bạn mất điểm trầm trọng trong mắt khách hàng và mất đi cơ hội trong công việc.

Có thể bạn quan tâm:

“Quỵt hoa hồng”: Rủi ro lớn cho môi giới bất động sản

Môi giới bất động sản tự do: Làm sao để thành công?

Làm sao để môi giới bất động sản hạn chế được tình trạng khách hàng tự giao dịch?

Làm môi giới là bạn sẽ không có khung thời gian làm việc cố định, điều này dễ làm môi giới bị xao nhãng nhất là đối với các môi giới tự do vì vậy việc lập nên thời gian biểu sẽ rất cần thiết. Thời gian biểu và kế hoach công việc sẽ giúp bạn sắp xếp và quản lý được thời gian cho một ngày. Ngoài ra việc lên kế hoạch cũng giúp bạn có thêm sự chuẩn bị về tinh thần hay kịch bản tư vấn cho các khách hàng mỗi buổi hẹn gặp. Điều này sẽ giúp bạn giảm thiểu được tối đa sự bị động, giúp bạn tự tin hơn trong công việc. Môi giới cũng cần lưu ý cho việc ghi chú và chốt lại thông tin sau mỗi cuộc gọi với khách hàng để sử dụng mỗi khi cần thiết.

Trên đây, YouHomes xin chỉ ra những nguyên nhân khiến bạn rơi vào bế tắc trong nghề bất động sản, mong rằng với bài viết này, bạn sẽ tìm ra nguyên nhân khiến mình thất bại trong sự nghiệp, để tìm ra hướng khắc phục, giải quyết để bám trụ lâu dài được với con đường bạn đã chọn.

YouHomes

banner-news/ck-ban-pc.png

  • Đánh giá:
  • (37 đánh giá)
Bài viết có hữu ích không?

Có lẽ bạn nên đọc thêm

BÌNH LUẬN

YouHomes.Vn - Website mua bán, cho thuê bất động sản uy tín tại Việt nam