Banner gói dịch vụ cam kết bán nhà trong 3 tháng

Xếp hạng khu dân cư

(Căn cứ theo 13,548 lượt bình chọn)

Thông tin khu dân cư

Chọn dự án, toà để xem

Danh bạ khẩn cấp

Danh bạ
  • Công an phường

    Công an phường

  • Trạm y tế phường

    Trạm y tế phường

  • Lễ tân toà nhà

    Lễ tân toà nhà

Banner tặng điểm youpoint

Bình chọn

Bình chọn khu dân cư

Chọn dự án để xemBình chọn dự án
  • An toàn an ninh
  • Dịch vụ tiện ích
  • Môi trường không khí
  • Đẳng cấp sang trọng
  • Chỉ số hạnh phúc

“Quỵt hoa hồng”: Rủi ro lớn cho môi giới bất động sản

Vấn nạn “quỵt hoa hồng’ có lẽ không còn lạ lẫm với các môi giới bất động sản (BĐS). Với những thủ đoạn ngày càng tinh vi, rất nhiều môi giới đã phải “ngậm đắng nuốt cay” mà không thể tìm ra lối thoát.

“Quỵt hoa hồng”: Rủi ro lớn cho môi giới bất động sản

button-tim-mua.svg

Muôn nẻo đòi nợ hoa hồng của môi giới bất động sản

Rất nhiều môi giới bất động sản dù đã bỏ nghề những vẫn phải ngày ngày đi đòi những món nợ cũ từ 1 – 2 năm trước. Anh C. - một cựu môi giới đang cảm thấy mình còn khá may mắn khi vừa đòi được món nợ 120 triệu từ sàn bất động sản anh từng làm việc sau 2 năm “nếm mệt nằm gai”, ngày ngày trầu trực ở sàn. Món nợ này xuất phát từ hơn 1 năm trước, đây thực chất là khoản thưởng mà sàn đã cam kết với môi giới khi bán thành công căn hộ. Vài căn đầu thì sàn BĐS trả rất đúng hẹn nhưng sau đó thì thưa dần và cuối cùng là không tiếp tục chi trả. Anh C. quyết định rời bỏ công ty khi cảm thấy mình không được đảm bảo quyền lợi, sau nhiều lần đòi thưởng không thành công.

Trên thực tế, sàn bất động sản cũng khá bị động trong vấn đề này bởi bị ảnh hưởng bởi chủ đầu tư dự án. Chủ đầu tư thường thanh toán phí hoa hồng theo tiến độ dự án, chỉ cần dự án có điều gì đó trục trặc hay thanh khoản thị trường kém thì lẽ tất nhiên khoản hoa hồng này sẽ bị chậm chi trả. Nhiều sàn bất động sản phải gồng mình chịu lỗ bới chủ đầu tư chây ì và sàn chỉ đòi lại được phí hoa hồng sau tròn trịa 2 năm ròng.

Còn với các môi giới nhà đất chuyên về lĩnh vực đất thổ cư lại thường xuyên phải đối mặt với những trường hợp khách hàng không thanh toán hoa hồng sau khi bán thành công căn hộ. Anh P. chia sẻ: Đợt trước mình có thỏa thuận với một khách hàng sẽ hưởng phí hoa hồng 1% sau khi giới thiệu bán thành công nhà cho người này. Nhưng sau hơn 1 tháng căn hộ đã sang tên đổi chủ thành công người này cũng không thành toán cho mình. Họ nói môi giới chỉ nói vài câu mà có được số tiền lớn là không xứng đáng..."

Cuối cùng sau một thời gian, không thể liên lạc với khách hàng, anh P đành phải nhờ người đòi nợ thuê đến gây sức ép, họ mới chịu ra mặt trả nốt số phí hoa hồng còn nợ.

Giải pháp để môi giới BĐS giảm thiểu được rủi ro bị “quỵt” hoa hồng

Điều đầu tiên phải xuất phát từ chính các sàn bất động sản, lãnh đạo sàn nên lựa chọn các chủ đầu tư uy tín. Trước đó, đừng quên làm việc với chủ đầu tư và ngân hàng ký hợp đồng bảo lãnh phí môi giới để tránh được rủi ro bị nợ phí hoa hồng. Ngoài ra trước khi hợp tác với chủ đầu tư, các sàn cần tiến hành thẩm định dự án, sau khi xác định được dự án không gặp trục trặc về pháp lý hay có dấu hiệu lừa đảo thì mới tiến hành hợp tác. Để đảm bảo an toàn hơn, các sàn cũng có thể tiến hành phân tích về tính khả thi và tương lai của dự án, tránh hợp tác với những dự án không khả thi. Nhờ những bước xác thực và đảm bảo này, các sàn môi giới bất động sản đã có thể giảm thiểu được tối đa việc bị quỵt tiền hoa hồng từ các chủ đầu tư, qua đó cũng bảo toàn được uy tín của công ty mình, giữ được những nhân viên tâm huyết và cốt cán.

Bản thân các môi giới luôn phải có sự phòng bị trước cho mình bằng các hợp đồng và giấy tờ cam kết với sàn hay khách hàng để được đảm bảo quyền lợi cá nhân, tránh tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng”. Việc bảo mật thông tin căn hộ cũng khá cần thiết vì rất có thể khách hàng sẽ tiết lộ thông tin căn hộ cho một môi giới khác, làm cho công việc của bạn gặp nhiều khó khăn. Môi giới nhà đất cũng nên có cách thức thu tiền về trước khi giao dịch thành công để giảm tối đa rủi ro xảy ra.

Người môi giới BĐS nên lưu ý về việc cắt giảm hoa hồng cho khách hàng, bởi vô hình chung điều này sẽ làm cho khách hàng được “chiều quá hóa hư” và gây nên cảm giác hoa hồng của môi giới quá nhiều nên mới chịu dễ dàng cắt bỏ phí hoa hồng như vậy. Với tâm lý đó, khách hàng sẽ luôn có suy nghĩ môi giới không xứng đáng với số tiền hoa hồng được nhận và sẽ tìm các cắt xén hay thậm chí là “quỵt” luôn số tiền đó. Môi giới hãy tỉnh táo trong mọi bước đi của mình để công sức mình đã bỏ ra được coi trọng và nhận được số tiền xứng đáng với thành quả mình đã làm đươc.

Có thể bạn quan tâm:

Làm sao để môi giới bất động sản hạn chế được tình trạng khách hàng tự giao dịch?

Liệu môi giới bất động sản có nên "cắt máu" cho khách hàng?

2 điều môi giới bất động sản sợ nhất khi làm việc với khách hàng

Bất cứ ngành nghề nào cũng sở hữu những rủi ro nhất định, bởi vậy ai cũng cần chuẩn bị sẵn tinh thần và các phương án đương đầu với rủi ro đó, nhất là đối với các môi giới bất động sản. Nghề nghiệp phải tiếp xúc với rất nhiều loại người, tinh thần cảnh giác cao độ sẽ luôn có lợi cho các môi giới.

YouHomes chúc các môi giới bất động sản hãy luôn cố gắng vượt qua mọi khó khăn để thành công với nghề!

YouHomes

button-tim-mua.svg

  • Đánh giá:
  • (59 đánh giá)
Bài viết có hữu ích không?

Có lẽ bạn nên đọc thêm

BÌNH LUẬN

YouHomes.Vn - Website mua bán, cho thuê bất động sản uy tín tại Việt nam