Banner gói dịch vụ cam kết bán nhà trong 3 tháng

Xếp hạng khu dân cư

(Căn cứ theo 13,548 lượt bình chọn)

Thông tin khu dân cư

Chọn dự án, toà để xem

Danh bạ khẩn cấp

Danh bạ
  • Công an phường

    Công an phường

  • Trạm y tế phường

    Trạm y tế phường

  • Lễ tân toà nhà

    Lễ tân toà nhà

Banner tặng điểm youpoint

Bình chọn

Bình chọn khu dân cư

Chọn dự án để xemBình chọn dự án
  • An toàn an ninh
  • Dịch vụ tiện ích
  • Môi trường không khí
  • Đẳng cấp sang trọng
  • Chỉ số hạnh phúc

Những điều cần biết khi cho người nước ngoài thuê nhà

YouHomes    1.784 người đã đọc  

Ngày càng nhiều người nước ngoài đến Việt Nam sinh sống và làm việc từ đó thị trường nhà ở cho người nước ngoài cũng trở nên sôi động hơn.

Những điều cần biết khi cho người nước ngoài thuê nhà

banner-news/ck-chothue-pc.png


Ngày càng có nhiều người nước ngoài sang Việt Nam sinh sống và làm việc. Nguồn ảnh: Internet

Vài năm trở lại đây, một lượng lớn cư dân từ nước ngoài tới mua, thuê nhà và sinh sống tại Việt Nam, điều này làm cho thị trường nhà đất như đến mùa thăng hoa và nở rộ.

Để đáp ứng nhu cầu thuê nhà cho người nước ngoài, rất nhiều gia đình đã đầu tư mạnh vào cơ sở vật chất, phát triển những dịch vụ tiện ích thông minh nhằm đáp ứng nhu cầu khắt khe về chất lượng phục vụ của người nước ngoài.

Thông thường, người nhập cư tìm hiểu thông tin nhà thuê thông qua những người thân quen, những công ty môi giới nhà đất, những trang web nhà đất uy tín để có thể có sự lựa chọn đúng theo ý mình.

Để tránh gặp phải những rủi ro không đáng có trong quá trình cho người nước ngoài thuê nhà, chúng ta phải đặc biệt lưu ý vấn đề về luật pháp. Theo Điều 119 Luật Nhà ở năm 2014 quy định về điều kiện của các bên tham gia giao dịch về nhà ở, việc cho người nước ngoài thuê nhà cần những điều kiện sau:

+ Bên cho thuê nhà ở phải là chủ sở hữu nhà ở hoặc người được chủ sở hữu cho phép, ủy quyền để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật này và pháp luật về dân sự. Nếu bên cho thuê là cá nhân, phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật dân sự; nếu là tổ chức, phải có tư cách pháp nhân, trừ trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương.

+ Bên thuê nhà ở là cá nhân nước ngoài thì phải có đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật Việt Nam, phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật này và không bắt buộc phải có đăng ký tạm trú hoặc đăng ký thường trú tại nơi có nhà ở được giao dịch.


Nguồn ảnh: Internet

Như vậy, trong trường hợp này khi cho người nước ngoài thuê nhà thì hai bên sẽ tiến hành thỏa thuận lập hợp đồng thuê nhà. Các nội dung thỏa thuận ở đây có thể bao gồm: giá thuê, thời gian thuê, phương thức thanh toán, quyền và nghĩa vụ của các bên… Và theo quy định tại Điều 122 Luật Nhà ở 2014 thì trong trường hợp này, hợp đồng phải được lập thành văn bản và có công chứng, chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền.

Có thể nói, việc cho người nước ngoài thuê nhà mang đến rất nhiều lợi ích cho chủ nhà, đặc biệt là lợi ích về kinh tế. Do vậy, ngày càng nhiều hộ gia đình muốn cải tạo lại căn nhà để cho người nước ngoài đến ở. Tuy vậy, nhằm tránh những vấn đề về pháp lý, các hộ gia đình cần phải chú ý đến các quy định trong Luật Nhà ở để công việc kinh doanh của mình được suôn sẻ.

Tào Thanh Huyền (TH)

banner-news/ck-chothue-pc.png

  • Đánh giá:
  • (35 đánh giá)
Bài viết có hữu ích không?

Có lẽ bạn nên đọc thêm

BÌNH LUẬN