Các nhà đầu tư nước ngoài ưu ái BĐS Việt
Các chuyên gia cho rằng Việt Nam là thị trường rất sôi động, có tốc phát triển nhanh và sở hữu nhiều cơ hội với nhà đầu tư nước ngoài.
Báo cáo mới nhất của Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ hai thu hút vốn FDI với tổng vốn đầu tư 6,5 tỷ USD, chiếm 21,3% tổng số vốn đầu tư đăng ký. Con số vốn FDI tăng mạnh là tín hiệu tạo động lực nhằm tiếp tục thúc đẩy và hoàn thiện thị trường bất động sản Việt Nam.
Các nhà đầu tư nước ngoài săn đón BĐS Việt
Ông Furhad Waquad, chuyên gia môi giới và tư vấn bất động sản của công ty Max Broock - Công ty bất động sản lâu đời nhất bang Michigan (Hoa Kỳ) cho rằng: “Thị trường bất động sản cao cấp ở Việt Nam hiện nay hoàn toàn có thể đứng ngang bằng về độ cạnh tranh so với các nước trong khu vực. Nếu tiếp tục giữ được tốc độ phát triển kinh tế và cải cách chính sách như hiện nay, nhà đầu tư trong và ngoài nước sẽ tự động đổ vốn vào thị trường Việt Nam”.
Ông Harry Yeo, Nguyên Chủ tịch Viện Bất động sản Singapore
“Các bạn có một đường biển đẹp và dài, cùng rất nhiều hecta đất chưa được đưa vào sử dụng. Do đó, tiềm năng của thị trường bất động sản nói chung và bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng là vô kể… Các bạn đang có một nguồn lực thiên nhiên dồi dào và nên khai thác chúng một cách thông minh, khéo léo để cùng lúc phát triển và bảo tồn”, nguyên Chủ tịch Viện Bất động sản Singapore, ông Harry Yeo chia sẻ.
Ông Vince Malta, Phó Chủ tịch thứ nhất của Hiệp hội Môi giới Bất động sản Hoa Kỳ cho rằng Việt Nam là thị trường rất sôi động, có tốc phát triển nhanh và sở hữu nhiều cơ hội với nhà đầu tư nước ngoài.
Ông Vince Malta, Phó Chủ tịch thứ nhất của Hiệp hội Môi giới Bất động sản Hoa Kỳ
“Tuy hệ thống luật pháp ở Việt Nam có phần lạ lẫm với nhà đầu tư nước ngoài, nhưng trong vòng vài năm qua, chúng tôi đã quan sát được những bước tiến lớn ở cả khu vực công lẫn khu vực tư. Các nhà đầu tư đang chăm chú quan sát diễn biến thị trường cũng như tác động của những thay đổi về cơ chế, chính sách. Họ sẵn sàng đầu tư vào thị trường Việt Nam nếu độ tin cậy và khả năng sinh lời của thị trường tăng lên” – ông Vince Malta cho biết.
Thậm chí, nhiều chuyên gia kinh tế nước ngoài đánh giá rằng đây là thời điểm chín muồi cho các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường này. "Hiện tại đang là đỉnh cao của chu kỳ, nên các nhà đầu tư đang tận dụng thời cơ này để bước chân vào thị trường địa ốc Việt. Họ sợ nếu không đầu tư ngay trong giai đoạn này, thì chắc chắn sẽ lỡ mất một nhịp khi mà Chính phủ đang thực hiện một loạt cải cách, tái cơ cấu kinh tế, tái cơ cấu ngành...", bà Dương Thuỳ Dung, Giám đốc cấp cao công ty CBRE Việt Nam cho biết.
Liệu có cần cải thiện?
Thời gian qua, các chính sách, pháp luật về đầu tư, kinh doanh bất động sản đã được điều chỉnh cởi mở hơn; thị trường bất động sản trong nước đang có lợi thế về chính trị ổn định, kinh tế tăng trưởng vững chắc và tầng lớp trung lưu đang gia tăng mạnh, dự kiến chiếm đến 50% dân số trong 10 năm tới.
Bà Liễu Nguyễn, Đại sứ Hiệp hội Bất động sản Hoa Kỳ tại Việt Nam, Phó Chủ tịch Phát triển Kinh doanh Tập đoàn Westgate Reatly
Tuy nhiên, Việt Nam cần tiếp tục cải thiện hơn nữa chính sách, môi trường kinh doanh,... Bà Liễu Nguyễn, Đại sứ Hiệp hội Bất động sản Hoa Kỳ tại Việt Nam, Phó Chủ tịch Phát triển Kinh doanh Tập đoàn Westgate Reatly cho rằng, Việt Nam có rất nhiều cơ hội để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, vấn đề chính là do pháp luật tại Việt Nam "mỗi người hiểu một cách khác nhau, tôi hiểu thế này bạn hiểu thế khác".
Bên cạnh đó, tiền các nhà đầu tư mang vào Việt Nam thì dễ nhưng mang ra thì rất khó. Thậm chí, Việt Nam cũng chưa có các cơ chế để giữ được đồng tiền của nước ngoài ở lại để đầu tư sinh lời tiếp, dẫn đến khó khuyến khích được đầu tư.
Ông Warick Cleine - Tổng giám đốc KPMG Việt Nam cho rằng, chính quyền địa phương cần trao quyền cho các cấp chuyên môn thực hiện phê duyệt hồ sơ pháp lý đầu tư theo đúng thẩm quyền của mình, được như vậy sẽ rút ngắn rất nhiều thời gian chờ đợi của các bên.
Ở góc nhìn khác, ông Daniel Levine, chuyên gia hàng đầu thế giới về xu hướng cho rằng, Việt Nam có một lợi thế trong việc phát triển công nghệ đó là khả năng "nhảy cóc", tự mình phát triển và áp dụng công nghệ tiên tiến mà không phải tốn tiền cho việc duy trì hay phá bỏ những công nghệ đã lạc hậu. Ngành xây dựng nói riêng rất quan tâm đến việc tăng năng suất và giảm chi phí. “Nếu Việt Nam sở hữu được công nghệ đáp ứng được cả hai yêu cầu đó thì chắc chắn các bạn sẽ thu hút được rất nhiều vốn đầu tư nước ngoài, lớn hơn nhiều so với con số mà các bạn đã đạt được”, vị chuyên gia này chia sẻ.
Có lẽ bạn nên đọc thêm
Nhà đầu tư đã chấp nhận xuống tiền mua bất động sản, chu kỳ tăng trưởng mới bắt đầu?
Theo TS Nguyễn Văn Đính, các sản phẩm bất động sản trên 5 tỷ đồng, có mức giá đi ngang một thời gian sau giai đoạn cắt lỗ sâu vào đầu năm nay đã được nhà đầu tư "chấp nhận" xuống tiềnThị trường bất động sản đã thoát 'đáy'?
Thị trường bất động sản (BĐS) những tháng cuối năm dù có những tín hiệu tốt nhưng vẫn còn nhiều dự án chưa gỡ vướng được về pháp lý, giao dịch hạn chế.Thị trường bất động sản sắp đón nhận nhiều tin vui mới?
Bên cạnh việc triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường bất động sản thì nhiều quy hoạch quan trọng cũng đang được thẩm định, sắp phê duyệt.Nhà đầu tư có chờ “điểm trũng” tháng cô hồn để xuống tiền?
Cận kề tháng 7 âm lịch (còn gọi là tháng cô hồn), thị trường bất động sản liệu diễn biến “đảo chiều” khi tâm lý săn hàng thời điểm này có thể bật tăng?.
BÌNH LUẬN