Thành phố Đà Nẵng cho phép chuyển đổi đất hai nhà máy thép thành đất ở đô thị
Chính quyền thành phố Đà Nẵng vừa có văn bản cho phép hai nhà máy thép Dana-Úc và Dana-Ý về việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Chính quyền thành phố Đà Nẵng vừa có văn bản đồng thuận với kiến nghị của hai nhà máy thép Dana-Úc và Dana-Ý về việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, xử lý các bế tắc hiện nay.Theo đó, hai nhà máy thép đề nghị được quy đổi mặt bằng hiện hữu thành các phần đất sử dụng khác mục đích. Nhà máy thép Dana-Ý muốn di dời phần xưởng cán thép từ phôi (dùng điện, không luyện thép) vào khu công nghiệp Hòa Khánh, và nhận khu đất ở rộng 6,2 hecta tại trục đường biển Nguyễn Tất Thành. Nhà máy thép Dana-Úc đề xuất quy hoạch 4,3 hecta đất mặt bằng, thuộc phần dự trữ cho cụm công nghiệp Thanh Vinh trước đây, thành đất ở đô thị và giao cho doanh nghiệp khai thác.
Ý kiến của chính quyền Đà Nẵng cho thấy, địa phương cơ bản đồng ý với kiến nghị của doanh nghiệp, giao sở Xây dựng, sở Tài nguyên Môi trường cùng các cơ quan tham mưu xem xét, điều chỉnh đất thực tế để phù hợp nguyện vọng doanh nghiệp cũng như bảo đảm quy hoạch chung.Lãnh đạo hai nhà máy thép cho biết, nếu địa phương đã thống nhất hướng khai thác, bố trí lại mặt bằng cho hai nhà máy, doanh nghiệp sẽ thoát khỏi những khủng hoảng lâu nay.
Có thể bạn quan tâm
Tòa lâu đài đầy bí ẩn như truyện cổ tích trên đỉnh Tam Đảo
Bất động sản công nghiệp Việt Nam rải rác, hiệu quả khai thác chưa cao
Mặt bằng nhà máy thép Dana-Úc sẽ được chuyển đổi thành đất ở đô thị.Theo báo cáo của hai đơn vị này, kể từ khi chính quyền yêu cầu dừng sản xuất do cáo buộc gây ô nhiễm môi trường, hoạt động hai nhà máy bị đình đốn, nợ xấu phát sinh ở ngân hàng tăng đến hàng trăm tỉ đồng. Nhà máy thép Dana-Ý đã buộc phải có đơn khiếu kiện hành chính với UBND thành phố Đà Nẵng, buộc đền bù thiệt hại 400 tỉ đồng; trong khi nhà máy thép Dana-Úc cho biết đang có những kiến nghị ra bộ ngành đề nghị xem xét lại tình hình cứu doanh nghiệp.Dư luận chung đánh giá, “kịch bản” chuyển đổi đất cho hai nhà máy thật ra đã được tính đến từ lâu, và phải chăng là một nguyên nhân gây ra vụ khủng hoảng hoạt động doanh nghiệp?
Theo phân tích từ giới kinh doanh bất động sản, từ năm 2003, Đà Nẵng đã quy hoạch khu đất giáp ranh khu công nghiệp Hòa Khánh (Liên Chiểu) thành cụm công nghiệp Thanh Vinh mở rộng, đưa các nhà máy sản xuất “dạng ô nhiễm” vào. Sau nhiều năm, tốc độ đô thị hóa đã đẩy cụm công nghiệp này lọt vào giữa các khu dân cư, nên quy hoạch cũ không còn phù hợp nữa.Nếu có thể chuyển đổi cụm công nghiệp này thành khu đô thị Thanh Vinh, lợi nhuận từ khai thác mặt bằng sẽ khá lớn, có thể đạt hơn 8.000 tỉ đồng từ đất nền. Giá trị này ít nhất cao gấp đôi tiền đền bù giải tỏa và tái chỉnh trang các dự án sản xuất hiện hữu.Do đó, việc địa phương đồng thuận kiến nghị chuyển đổi đất tại hai nhà máy thép cũng là điều dễ hiểu.
Có lẽ bạn nên đọc thêm
Nhà đầu tư đã chấp nhận xuống tiền mua bất động sản, chu kỳ tăng trưởng mới bắt đầu?
Theo TS Nguyễn Văn Đính, các sản phẩm bất động sản trên 5 tỷ đồng, có mức giá đi ngang một thời gian sau giai đoạn cắt lỗ sâu vào đầu năm nay đã được nhà đầu tư "chấp nhận" xuống tiềnThị trường bất động sản đã thoát 'đáy'?
Thị trường bất động sản (BĐS) những tháng cuối năm dù có những tín hiệu tốt nhưng vẫn còn nhiều dự án chưa gỡ vướng được về pháp lý, giao dịch hạn chế.Thị trường bất động sản sắp đón nhận nhiều tin vui mới?
Bên cạnh việc triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường bất động sản thì nhiều quy hoạch quan trọng cũng đang được thẩm định, sắp phê duyệt.Nhà đầu tư có chờ “điểm trũng” tháng cô hồn để xuống tiền?
Cận kề tháng 7 âm lịch (còn gọi là tháng cô hồn), thị trường bất động sản liệu diễn biến “đảo chiều” khi tâm lý săn hàng thời điểm này có thể bật tăng?.
BÌNH LUẬN