Bất động sản Tây Bắc TP.HCM có "thay da đổi thịt"?
Trung bình mỗi năm có 1 triệu người chuyển từ khu vực nông thôn sang đô thị, đặc biệt là các khu vực lân cận trung tâm thành phố. Liệu rằng luồng gió mới có làm BĐS phía Tây TP.HCM "thay da đổi thịt"
Tình hình dân số và tốc độ đô thị hóa: động cơ thúc đẩy thị trường BĐS phát triển
Mới đây, Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương đã công bố kết quả sơ bộ về việc tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019. Theo đó, tổng số dân Việt Nam đến tháng 4/2019 là 96,2 triệu người, đứng thứ ba trong khu vực Đông Nam Á và thứ 15 trên thế giới. Mật độ dân số Việt Nam hiện nay là 290 người/km2, xếp hạng cao so với các nước trong khu vực và thế giới. Hai địa phương có mật độ dân số cao nhất cả nước là Hà Nội (2.398 người/km2) và TP.HCM (4.363người/km2).
Tại TP.HCM, theo số liệu của UBND cho biết, tính đến thời điểm ngày 23/01/2019 là 8.859.688 người, tăng 64.823 người so với thời điểm 30/6/2018. Như vậy, trong thời kỳ 10 năm, từ năm 2009 - 2019, tốc độ tăng dân số bình quân của TP.HCM là 2,15%/năm. Bình quân một năm thành phố tăng khoảng 170.000 người, gần bằng dân số của một quận có quy mô nhỏ ở thành phố.
"TP.HCM là đô thị đặc biệt, với vị thế là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, là đô thị hạt nhân, phát triển theo mô hình tập trung đa cực, là cửa ngõ, đầu mối giao thương của cả nước và quốc tế. Mục tiêu phấn đấu của thành phố đến năm 2030 sẽ đạt tỷ lệ đô thị hóa khoảng từ 80 - 90%, tương đương với các nước phát triển" - Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM, nhận định.
Mới đây, ông Nguyễn Trần Nam - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) cho biết, trung bình mỗi năm có 1 triệu người chuyển từ khu vực nông thôn sang đô thị , thị trường bất động sản về trung và dài hạn sẽ rất tốt, tốc độ đô thị hóa còn độ mở rất lớn và tâm lý chung của người dân vẫn thích tích góp để mua nhà.
Việt Nam cũng là quốc gia có sự gia tăng nhu cầu về nhà ở tại các khu đô thị hàng đầu trong khu vực, điều này dự báo nguy cơ tiếp tục thiếu nguồn cung vào thời điểm cuối năm 2019 và trong trung hạn (2020 - 2022). Một thống kê khác cũng cho thấy, 6 tháng đầu năm 2019 vừa qua, ở một số phân khúc đã ghi nhận sự sụt giảm về nguồn cung.
Tình hình thị trường BĐS nhà ở tại TP.HCM
Mới đây, ông Troy Griffiths - Phó Tổng Giám đốc điều hành Savills Việt Nam cho biết, nguồn cung cho các phân khúccăn hộ, căn hộ dịch vụ, biệt thự, nhà liền kề và đất nền đang còn hạn chế mở bán các sản phẩm mới, tuy nhiên tần suất tiêu thụ vẫn duy trì ổn định và có nhiều cải thiện so với thời gian trước.
Liên quan đến phân khúc căn hộ, nguồn cung sơ cấp trong quý 2 được cải thiện hơn với 13.000 căn, giảm 3% theo quý và 49% theo năm. Trong đó, có 20dự án cung cấp ra thị trường với hơn 6.500 căn hộ. Tổng số căn đã bán đạt hơn 8.200 căn, tăng 18% theo quý và giảm 42% theo năm. Tỷ lệ hấp thụ đạt 64%. Đến năm 2021, thị trường sẽ đón nhận hơn 160.000 căn từ 95 dự án tại phân khúc căn hộ, trong đó hơn 40.000 căn dự kiến mở bán vào cuối năm 2019.
Xuất hiện dự án đạt chuẩn xanh tại khu vực Tây Bắc TP.HCM
Từ nhiều năm nay, Gò Vấp được xem là quận có tỷ lệ đô thị hóa nhanh, điều này sẽ kéo theo tỷ lệ tăng dân số cơ học cao, mật độ cư dân cũng dày đặc. Theo thống kê của Cục Thống kê TP.HCM, dân số Quận Gò Vấp năm 2019 là 602.180 người và là quận đông dân thứ 2 của thành phố. Mặc dù quỹ đất tại quận này còn khá lớn, tuy nhiên với tới tốc độ đô thị hóa và tăng trưởng như hiện nay, bất động sản nhà ở cũng đang có xu hướng xê dịch sang các khu vực lân cận như Quận 12, huyện Hóc Môn, Bình Dương…
Tại Quận 12, hiện nay đã và đang hình thành một số khu đô thị, khu dân cư với nhiều tiêu chuẩn khác nhau, đáp ứng nhu cầu lưu trú của người dân. Trong các phân khúc này, căn hộ tiện ích có giá thấp và tầm trung luôn nhận được sự quan tâm của thị trường, có lượng tiêu thụ cao. Đa phần, các dự án này đều thỏa đáng các nhu cầu của người dân về mặt thiết kế, bày trí không gian căn hộ nhằm tối ưu hóa diện tích sử dụng, tiện ích nội - ngoại khu khá thuận tiện và mảng xanh cũng được chú trọng.
Mới đây, thị trường BĐS khu vực phía Tây Bắc Thành phố HCM xuất hiện dự án Picity High Park tại đường Thạnh Xuân 13, phường Thạnh Xuận, Quận 12.
Picity High Park là dự án có tổng diện tích đất 86.000 m2 - lớn nhất khu vực phía Tây Bắc TP.HCM. Hiện nay, nhưng mật độ xây dựng chỉ chiếm khoảng 23%, 77% diện tích còn lại dành cho mảng xanh, công viên và các tiện ích ích như hồ bơi, khu công viên cây xanh rộng 3 hecta, đường chạy bộ dài 3km, khu thương mại shophouse, cảnh quan trung tâm, khu sinh hoạt cộng đồng, khu nướng BBQ, phòng tập thể dục đa chức năng…
Các ưu điểm này sẽ đem lại một cuộc sống như ý cho các cư dân. Picity High Park đa dạng về loại hình căn hộ từ 48 m2, 57 m2 và 79 m2, đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhiều hộ gia đình, với tổng số căn hộ là 2.577. Dự án do Công ty TNHH MTV Đầu Tư Phát Triển Gia Cư, thuộc Tập đoàn Pi Group làm chủ đầu tư.
Có lẽ bạn nên đọc thêm
Nhà đầu tư đã chấp nhận xuống tiền mua bất động sản, chu kỳ tăng trưởng mới bắt đầu?
Theo TS Nguyễn Văn Đính, các sản phẩm bất động sản trên 5 tỷ đồng, có mức giá đi ngang một thời gian sau giai đoạn cắt lỗ sâu vào đầu năm nay đã được nhà đầu tư "chấp nhận" xuống tiềnThị trường bất động sản đã thoát 'đáy'?
Thị trường bất động sản (BĐS) những tháng cuối năm dù có những tín hiệu tốt nhưng vẫn còn nhiều dự án chưa gỡ vướng được về pháp lý, giao dịch hạn chế.Thị trường bất động sản sắp đón nhận nhiều tin vui mới?
Bên cạnh việc triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường bất động sản thì nhiều quy hoạch quan trọng cũng đang được thẩm định, sắp phê duyệt.Nhà đầu tư có chờ “điểm trũng” tháng cô hồn để xuống tiền?
Cận kề tháng 7 âm lịch (còn gọi là tháng cô hồn), thị trường bất động sản liệu diễn biến “đảo chiều” khi tâm lý săn hàng thời điểm này có thể bật tăng?.
BÌNH LUẬN