Quy định về mức phí môi giới nhà đất năm 2020
Chắc hẳn bạn cũng không còn xa lạ với môi giới nhà đất nhưng liệu có quy định nào quy định về mức phí môi giới không và cụ thể ra sao? Cùng xem bài viết sau đây để có câu trả lời.
Bạn đang có nhu cầu mua bán hay cho thuê nhà đất và đang muốn tìm hiểu thêm về mức phí dịch vụ môi giới. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp những quy định mới nhất về mức phí môi giới nhà đất năm 2020. Mời bạn đọc cùng theo dõi.
Môi giới nhà đất và phí môi giới nhà đất là gì?
Môi giới nhà đất là trung gian giữa người bán và người mua bất động sản. Sau khi quá trình tư vấn, giới thiệu mua bán bất động sản, người môi giới sẽ thu một khoản phí gọi là phí môi giới nhà đất ( phí hoa hồng). Ngoài ra, còn có các chi phí dịch vụ, thù lao khác mà người thuê môi giới phải trả kể cả trong trường hợp giao dịch không thành công (tùy theo thỏa thuận giữa 2 bên).
Phí môi nhà đất có thể chia thành 2 nhóm:
- Nhà đất cho thuê: Phí môi giới nhà đất cho thuê thường sẽ dao động từ 1 đến 2 tháng tiền thuê nhà.
- Nhà đất mua bán: Phí môi giới nhà đất mua bán sẽ nằm trong khoảng 1 - 2% giá trị bất động sản.
Phi môi giới nhà đất ngoài việc nằm trong khung giá chung của thị trường cũng phải tuân theo một số quy định về mức phí môi giới nhà đất theo pháp luật.
Quy định về mức phí môi giới nhà đất năm 2020
Các quy định về mức phí môi giới được căn cứ theo luật kinh doanh bất động sản (KDBĐS) năm 2014 tại các điều 46, 47, 64 và 65 cụ thể như sau:
Khi tiến hành bất cứ giao dịch nào trong hoạt động kinh doanh dịch vụ môi giới nhà đất đều phải có thỏa thuận về phí dịch vụ, thù lao hay hoa hồng.
Theo điều 64 Luật KDBĐS 2014 thì thù lao môi giới bất động sản nhận được sẽ không phụ thuộc vào kết quả giao dịch, bao gồm tất cả các dịch vụ: mua bán, chuyển nhượng, cho thuê,....Khoản thù lao này cũng sẽ không dựa trên tổng giá trị giao dịch của bất động sản mà sẽ được ấn định bằng các điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ môi giới.
Căn cứ theo điều 65 Luật KDBĐS 2014, mức phí môi giới (hoa hồng) phải được xác định cụ thể trong hợp đồng môi giới trước khi thực hiện dịch vụ. Điều này nhằm tránh được những tranh chấp sau khi kết thúc hợp đồng. Đối với những hợp đồng không nêu rõ về thỏa thuận mức phí môi giới sẽ bị phạt theo quy định.
Theo điều 46 Luật KDBĐS 2014, phần trăm hoa hồng môi giới nhà đất được quy định cụ thể như sau:
1. Tổ chức, cá nhân môi giới bất động sản được hưởng một khoản tiền thù lao môi giới từ khách hàng không phụ thuộc vào kết quả giao dịch mua bán, chuyển nhượng, thuê, thuê mua bất động sản giữa khách hàng và người thứ ba.
2. Mức thù lao môi giới bất động sản do các bên thỏa thuận trong hợp đồng không phụ thuộc vào giá của giao dịch được môi giới.
Cũng trong Luật KDBĐS 2014, điều 47 về hoa hồng môi giới bất động sản được quy định cụ thể như sau:
1. Tổ chức, cá nhân môi giới bất động sản được hưởng một khoản tiền hoa hồng môi giới theo hợp đồng môi giới khi bên được môi giới ký hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, thuê, thuê mua bất động sản.
2. Mức hoa hồng môi giới bất động sản do các bên thỏa thuận theo tỷ lệ phần trăm của giá trị hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, thuê, thuê mua bất động sản hoặc tỷ lệ phần trăm giá trị chênh lệch giữa giá bán bất động sản và giá của người được môi giới đưa ra hoặc một số tiền cụ thể do các bên thỏa thuận trong hợp đồng môi giới bất động sản.
Những điều cần lưu ý trong giao dịch môi giới nhà đất
Trong giao dịch môi giới nhà đất, có thể nói hợp đồng môi giới đóng vai trò quan trọng nhất. Hợp đồng môi giới phải được lập thành văn bản tương tự như hợp đồng kinh doanh bất động sản khác và không bắt buộc phải công chứng.
Căn cứ theo Khoản 4 Điều 61 Luật KDBĐS 2014, bạn cần luôn lưu ý về nội dung hợp đồng môi giới nhà đất phải có đầy đủ những đầu mục cụ thể như sau:
a) Tên, địa chỉ của các bên;
b) Đối tượng và nội dung dịch vụ;
c) Yêu cầu và kết quả dịch vụ;
d) Thời hạn thực hiện dịch vụ;
đ) Phí dịch vụ, thù lao, hoa hồng dịch vụ;
e) Phương thức, thời hạn thanh toán;
g) Quyền và nghĩa vụ của các bên;
h) Giải quyết tranh chấp;
i) Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
Ở bất cứ giao dịch kinh doanh nào đặc biệt là trong giao dịch bất động sản, hợp đồng luôn là điểm mấu chốt nhất để đảm bảo quyền lợi và tránh những trách chấp sau này vì vậy bạn phải luôn thận trọng và không được nóng vội trong khâu xem xét các điều khoản và ký kết.
Xem thêm: Những rủi ro bạn nên biết khi thuê nhà qua môi giới
Trên đây là những quy định về mức phí môi giới nhà đất và một số yếu tố bạn cần lưu ý khi giao dịch thông qua môi giới. YouHomes chúc bạn sẽ hợp tác thành công và chọn mua, thuê hay bán, cho thuê được một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Có lẽ bạn nên đọc thêm
Người dân có quyền tra cứu mọi thông tin về đất đai hay không?
Đất có thuộc quy hoạch hay đã có sổ đỏ chưa, ai là chủ sở hữu,…? Đây là điều mà nhiều người quan tâm đến khi có dự định mua đất. Vậy người dân có quyền được biết mọi thông tin đất đai hay không?Tháng "cô hồn" hay cơ hội của nhà đầu tư bất động sản trong tháng 7?
Tháng "cô hồn" vẫn luôn là nỗi ám ảnh của những nhà đầu tư bất động sản. Nhưng ngày nay dân bất động sản có còn lo sợ trước tháng "cô hồn" hay mong chờ đến tháng cơ hội?[Hỏi đáp] Hợp đồng thuê nhà viết tay có hiệu lực pháp lý không?
Hợp đồng thuê nhà viết tay liệu có giá trị về mặt pháp lý hay không? Đây là câu hỏi được rất nhiều chủ nhà và khách thuê quan tâm.Có nên mua đất quy hoạch treo hay không?
Quy hoạch treo là vấn đề mà nhiều người quan tâm, đặc biệt là những người đang có ý định mua đất để xây dựng. Vậy có nên mua đất quy hoạch treo hay không? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết bên dưới!
BÌNH LUẬN