Banner gói dịch vụ cam kết bán nhà trong 3 tháng

Xếp hạng khu dân cư

(Căn cứ theo 13,548 lượt bình chọn)

Thông tin khu dân cư

Chọn dự án, toà để xem

Danh bạ khẩn cấp

Danh bạ
  • Công an phường

    Công an phường

  • Trạm y tế phường

    Trạm y tế phường

  • Lễ tân toà nhà

    Lễ tân toà nhà

Banner tặng điểm youpoint

Bình chọn

Bình chọn khu dân cư

Chọn dự án để xemBình chọn dự án
  • An toàn an ninh
  • Dịch vụ tiện ích
  • Môi trường không khí
  • Đẳng cấp sang trọng
  • Chỉ số hạnh phúc

Tín dụng đổ vào BĐS gần 1,5 triệu tỷ đồng

Tính đến tháng 8, tín dụng đổ vào bất động sản tăng gần 14,6% so với cuối năm 2018, đạt 1,5 triệu tỷ đồng.

Tín dụng đổ vào BĐS gần 1,5 triệu tỷ đồng

button-tim-mua.svg

Theo Báo cáo của Ngân hàng nhà nước gửi lên Quốc hội, tính đến hết tháng 8/2019, tín dụng chảy vào bất động sản (bao gồm cả mục đích kinh doanh và mục đích sử dụng) chiếm hơn 19% tổng dư nợ nền kinh tế..

Theo Báo cáo của Ngân hàng nhà nước gửi lên Quốc hội, tính đến hết tháng 8/2019, tín dụng chảy vào bất động sản (bao gồm cả mục đích kinh doanh và mục đích sử dụng) chiếm hơn 19% tổng dư nợ nền kinh tế.

Trước đó, Phó thống đốc Ngân hàng nhà nước Đào Minh Tú cho biết, tính đến 30/8/2018, tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế đạt 8,5%, tức đạt hơn 7,82 triệu tỷ đồng. Ước tính theo con số này, tín dụng đổ vào bất động sản trong 8 tháng khoảng 1,5 triệu tỷ đồng.

Ngân hàng nhà nước cũng cho biết sẽ tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, chứng khoán…

Trong khi, tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế trong 8 tháng chỉ tăng 8,5%, thấp hơn mức tăng dư nợ tín dụng vào bất động sản. NHNN sẽ tiếp tục kiểm soát chặt tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, chứng khoán...

Riêng tại TPHCM, báo cáo của NHNN chi nhánh TPHCM cho biết, trong 9 tháng đầu năm 2019, tổng dư nợ tín dụng tăng trưởng khá, với 2,236 triệu tỷ đồng, tăng 10,2% so với cuối năm 2018. Trong đó, tín dụng đổ vào bất động sản có xu thế giảm dần, chỉ có 269.000 tỷ đồng, tăng 3,41% so với cuối năm 2018, chiếm 12,3% tổng dư nợ tín dụng.

Bên cạnh đó, tổng dư nợ cho vay tiêu dùng để xây nhà, sửa nhà, mua nhà tại TPHCM khoảng 128.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 40% tổng dư nợ cho vay tiêu dùng. Trong đó, có thể một phần không nhỏ chuyển sang đầu tư bất động sản, tiềm ẩn rủi ro về tín dụng.

Báo cáo mới nhất của Hiệp hội BĐS TP.HCM cho thấy các chủ đầu tư dự án BĐS và nhà đầu tư thứ cấp ngày càng khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng, do các ngân hàng thương mại đang thực hiện lộ trình hạn chế dần tín dụng vào thị trường bất động sản và kiểm soát chặt chẽ tín dụng tiêu dùng.

Bên cạnh đó, từ đầu năm 2017 đến nay, Nhà nước chưa bố trí được nguồn tái cấp vốn ưu đãi tín dụng nhà ở xã hội cho 4 ngân hàng Vietcombank, Vietinbank, Agribank, BIDV và do quá thiếu dự án nhà ở xã hội, nên phần lớn đối tượng thụ hưởng nhà ở xã hội không có cơ hội được thuê, thuê mua nhà ở xã hội (Nhà nước chỉ mới bố trí được khoảng 1.262 tỷ đồng cho Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay mua nhà ở xã hội, quá ít nên không đáp ứng được nhu cầu của xã hội).

Có thể bạn quan tâm:

Xu hướng đầu tư vào các căn hộ dịch vụ tầm trung ở Sài Gòn

Khu vực Nam Sài Gòn nâng cấp hạ tầng đón làn sóng đầu tư bất động sản

Thúc đẩy giá trị BĐS khu vực Nam Sài Gòn nhờ hoàn thiện cơ sở hạ tầng

Theo Youhomes (TH)

button-tim-mua.svg

  • Đánh giá:
  • (97 đánh giá)
Bài viết có hữu ích không?

Có lẽ bạn nên đọc thêm

BÌNH LUẬN

YouHomes.Vn - Website mua bán, cho thuê bất động sản uy tín tại Việt nam