Tình trạng chuyển nhượng đất nông nghiệp ở Lý Sơn đang diễn ra rất sôi nổi
Gần đây, tại huyện Lý Sơn-Quảng Ngãi rộ lên tình trạng chuyển nhượng đất nông nghiệp. Một số cá nhân mua đất nông nghiệp với giá gấp vài chục lần so với giá đất nông nghiệp giao cho nông dân sản xuất.
Thời gian gần đây, tại huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi rộ lên tình trạng chuyển nhượng đất nông nghiệp. Một số cá nhân tìm mua đất nông nghiệp với giá từ 1,5 đến 2 triệu đồng/m2, cao gấp vài chục lần so với giá đất nông nghiệp giao cho nông dân sản xuất. Nhiều người dân thấy lợi trước mắt đã bán đất sản xuất.Đầu tháng 8 vừa rồi, bà Trần Thị Hòa ở xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đã chuyển nhượng thửa đất nông nghiệp 700m2 cho một người dân điạ phương với giá hơn 1,4 tỷ đồng.
Một số diện tích đất trồng hành tỏi cũng được người dân tự thỏa thuận mua bán.Việc tăng giá đất nông nghiệp bất thường tại Lý Sơn do nhu cầu phát triển các loại hình dịch vụ như: kinh doanh homestay, nhà hàng, khách sạn ở Lý Sơn ngày càng lớn. Gần đây, rộ lên thông tin sẽ có nhiều dự án lớn đầu tư vào Lý Sơn. Theo đó, nhiều tổ chức, cá nhân đổ về đây để gom mua đất nông nghiệp.Bà Hòa cũng không rõ người mua đất sử dụng vào mục đích gì. Theo bà Hòa cho biết: "Đất này tôi dùng để trồng hành, trồng tỏi nhưng không được giá lắm, cho họ thuê thì không được bao nhiêu. Tôi thấy người ta mua giá cao thì bán".Ông Trần Hòe ở xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn cho biết, thấy giá đất nông nghiệp tăng cao, nhiều gia đình bán hết đất sản xuất, gia đình ông vừa rồi bán 900 m được vài tỷ đồng, còn lại 1 sào để dành làm ăn.Bà Phạm Thị Hương, Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, hầu hết các trường hợp chuyển nhượng đất nông nghiệp của người dân đều không qua chính quyền mà tự thỏa thuận giao dịch qua các Văn phòng công chứng khiến công tác quản lý đất đai của huyện gặp khó khăn.Hiện nay, giá đất nông nghiệp ở Lý Sơn rao bán ở mức cao nên khi áp giá đền bù, giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án cũng gặp nhiều trở ngại.
Theo qui định, giá mỗi m2 đất nông nghiệp Nhà nước bồi thường khoảng 60.000 đồng nhưng người dân yêu cầu phải bồi thường 1 triệu đồng. UBND huyện đã có văn bản yêu cầu chính quyền các xã quản lý chặt chẽ quỹ đất nông nghiệp.Bà Phạm Thị Hương, Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết, việc người dân ồ ạt bán đất nông nghiệp dẫn đến không còn đất sản xuất, cuộc sống sẽ khó khăn hơn, người mua cũng gặp nhiều rủi ro."Trong việc chuyển nhượng đất nông nghiệp là phải giám sát chặt chẽ, tuyệt đối không để tổ chức, cá nhân lợi dụng việc chuyển đổi đất nông nghiệp. Sau này, chuyển mục đích khác không đúng với qui định, không đúng với qui hoạch của huyện" - bà Hương chia sẻ.
Có lẽ bạn nên đọc thêm
Nhà đầu tư đã chấp nhận xuống tiền mua bất động sản, chu kỳ tăng trưởng mới bắt đầu?
Theo TS Nguyễn Văn Đính, các sản phẩm bất động sản trên 5 tỷ đồng, có mức giá đi ngang một thời gian sau giai đoạn cắt lỗ sâu vào đầu năm nay đã được nhà đầu tư "chấp nhận" xuống tiềnThị trường bất động sản đã thoát 'đáy'?
Thị trường bất động sản (BĐS) những tháng cuối năm dù có những tín hiệu tốt nhưng vẫn còn nhiều dự án chưa gỡ vướng được về pháp lý, giao dịch hạn chế.Thị trường bất động sản sắp đón nhận nhiều tin vui mới?
Bên cạnh việc triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường bất động sản thì nhiều quy hoạch quan trọng cũng đang được thẩm định, sắp phê duyệt.Nhà đầu tư có chờ “điểm trũng” tháng cô hồn để xuống tiền?
Cận kề tháng 7 âm lịch (còn gọi là tháng cô hồn), thị trường bất động sản liệu diễn biến “đảo chiều” khi tâm lý săn hàng thời điểm này có thể bật tăng?.
BÌNH LUẬN