Văn phòng Co-working đang trở thành xu thế với nguồn đầu tư lớn từ nước ngoài
Từ 2018 đến 2019, nguồn cung mặt bằng văn phòng chia sẻ (co-working) đã tăng lên 64% theo báo cáo mới nhất của Savills. Loại hình dịch vụ này đang dần khẳng định vị thế trên thị trường Việt Nam.
Thị trường tăng trưởng mạnh
Văn phòng Co-working mới "đổ bộ" đến Việt Nam trong vài năm gần đây, với một số đơn vị như Regus, Toong, Up, mới đây nhất là: mới là NakedHub, CoGo và WeWork. Ucommune, JustCo, the Hive…Dù có tốc độ tăng trưởng mạnh trong 1 - 2 năm qua, trung bình khoảng 58%/năm, nhưng quy mô thị trường co-working tại Việt Nam còn rất nhỏ. Do đó, một số chuyên gia cho rằng, loại hình này sẽ tiếp tục phát triển mạnh trong thời gian tới.
Không gian làm việc chung là mô hình lai ghép giữa shared office (văn phòng chia sẻ) và working cafe (quán cà phê làm việc), cung cấp nhiều tiện ích hơn so với mô hình văn phòng dịch vụ truyền thống, nhấn mạnh vào không gian làm việc mang tính cộng đồng và hướng đến trải nghiệm của khách hàng. Không chỉ các startup hay freelancer là những người nhận thấy sự tiện lợi của mô hình này mà ngay cả các công ty, tập đoàn lớn cũng học hỏi và theo kịp xu hướng.
Số lượng đơn vị kinh doanh Coworking Space tăng đột biến từ 17 lên 40 hãng, tổng diện tích khoảng 30.000m2 sàn vào năm 2017, lên trên 90.000m2 hiện nay, chủ yếu tập trung ở các thị trường lớn là TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng.
“Coworking space tại nước ta hiện nay chưa phổ biến vì loại hình này quá mới mẻ, chưa có nhiều nguồn cung. Tuy nhiên, đặc điểm người lao động tại nước ta lại rất phù hợp với loại hình coworking space. Việt Nam hiện có khoảng 60 triệu người dưới 35 tuổi, là độ tuổi lao động đề cao tính sáng tạo, năng động, ưa dịch chuyển và thích tương tác. Do đó, nhiều chuyên gia nghiên cứu bất động sản dự đoán TP Hồ Chí Minh và Hà Nội sẽ sớm bắt nhịp với Coworking Space”
---------------------------- Chuyên gia tư vấn đầu tư bất động sản Nguyễn Quốc Dũng-------------------------------
Theo chuyên gia tư vấn đầu tư bất động sản Nguyễn Quốc Dũng, những biểu hiện của thị trường và xu hướng sử dụng coworking space tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội hiện nay, giúp cho người đầu tư có thể nhận ra tiềm năng của loại hình này. Trong quá trình đầu tư, nên quan tâm các vấn đề về pháp lý, vị trí, tiện ích sao cho hiệu quả nhất với dòng vốn. Vốn đầu tư cho loại hình này khá cao nên cần phối hợp với một đơn vị tư vấn tài chính, đầu tư bất động sản để đạt lợi nhuận cao nhất.
Thu hút nhiều nhà đầu tư ngoại
Tháng 11/2018, WeWork, startup hàng đầu trong mảng co-working space đã chính thức đặt chân vào Việt Nam bằng việc mở văn phòng tại tòa nhà E-Town (TP.HCM). Sự xuất hiện của WeWork được dự đoán sẽ tạo ra làn sóng mới trên thị trường co-working space trong nước, vốn được ví như miếng "bánh ngon" cho các nhà đầu tư ngoại.
Trong khi các đơn vị điều hành quốc tế như Regus và WeWork muốn giữ chỗ tại tòa nhà văn phòng hạng A và hạng B có chất lượng cao trên thị trường, thì các đơn vị điều hành trong nước đang dần chuyển hướng sang các tòa nhà văn phòng hạng B và diện tích bán lẻ để tìm kiếm mặt bằng cho địa điểm mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng.
“Các tập đoàn đa quốc gia lớn thường cần có một văn phòng đại diện trong các giai đoạn ban đầu thâm nhập một thị trường mới. Do đó, không gian làm việc chung là một lựa chọn ngắn hạn khả thi cho loại hình khách thuê này trong lúc lượng nhân sự còn chưa ổn định. Trong tương lai gần, thị trường dự kiến sẽ chào đón thêm nhiều trung tâm không gian linh hoạt theo loại hình này, nguồn cung dự kiến sẽ tăng theo cấp số nhân trong vài năm tới”, bà Trang Bùi, Giám đốc thị trường JLL Việt Nam chia sẻ.
Sự gia tăng số lượng cơ sở không gian làm việc chung đến từ sự phát triển của cộng đồng khởi nghiệp và nhu cầu tìm kiếm không gian làm việc với chi phí hiệu quả. Với hoạt động mở rộng mạnh mẽ của cả đơn vị vận hành trong nước và quốc tế, co-working dự kiến sẽ tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh trong vài năm tới.
Wework hồi đầu năm 2019 cũng đã tấn công vào thị trường Việt Nam. Không gian làm việc chung đầu tiên của họ bao gồm bốn tầng trong tòa nhà E.town Central (quận 4). WeWork nhắm tới mở thêm nhiều địa điểm khác tại TP.HCM và ở các thành phố khác, trong bối cảnh thị trường văn phòng tại hai thành phố lớn của Việt Nam là TP.HCM và Hà Nội đang khan hiếm mặt bằng cho thuê.
Sự tham gia của các đơn vị vận hành quốc tế vào thị trường Việt Nam được kỳ vọng sẽ mở ra một giai đoạn củng cố sự phát triển của thị trường co-working với nhiều thỏa thuận hợp tác, một xu hướng đã xuất hiện tại các thị trường khác trên khắp châu Á Thái Bình Dương.
Yann Deschamps, lãnh đạo Workthere Châu Á Thái Bình Dương, nhận định: "Nhu cầu mặt bằng văn phòng linh hoạt tại Việt Nam sẽ tiếp tục đến từ những lao động tư do, các công ty khởi nghiệp trong nước và quốc tế, và các doanh nghiệp nhỏ. Các công ty khởi nghiệp quốc tế, dân công nghệ nay đây mai đó và các lao động tự do nước ngoài đang tìm kiếm không gian làm việc với chi phí phải chăng cũng có thể cân nhắc việc chuyển đến Việt Nam để phát triển kinh doanh. Nguồn cầu ngày càng lớn từ khách thuê trong và ngoài nước đòi hỏi một giải pháp tiên tiến hơn so với dịch vụ cho thuê truyền thống. Đó là lý do Workthere đến với Việt Nam."
Có thể bạn quan tâm:
Giá thuê văn phòng tại TPHCM được dự đoán là sẽ tiếp tục tăng mạnh
Chuyên gia: "Phân khúc văn phòng cần thực sự chuyển mình trong bối cảnh 4.0"
Khu vực châu Á Thái Bình Dương có thị trường co-working đang phát triển nhanh hơn bất kỳ khu vực nào khác trên thế giới. Việt Nam đã chứng kiến sự tăng trưởng ấn tượng của phân khúc không gian làm việc linh hoạt, với nhiều cơ sở mới ra mắt thị trường.
Đồng thời, nhu cầu cho sản phẩm này tiếp tục tăng khi nhiều doanh nghiệp, bao gồm các start-up, các doanh nghiệp vừa và nhỏ và thậm chí cả các công ty lớn, đang ghi nhận những lợi ích của không gian làm việc linh hoạt hơn mô hình văn phòng cho thuê truyền thống.
Có lẽ bạn nên đọc thêm
Nhà đầu tư đã chấp nhận xuống tiền mua bất động sản, chu kỳ tăng trưởng mới bắt đầu?
Theo TS Nguyễn Văn Đính, các sản phẩm bất động sản trên 5 tỷ đồng, có mức giá đi ngang một thời gian sau giai đoạn cắt lỗ sâu vào đầu năm nay đã được nhà đầu tư "chấp nhận" xuống tiềnThị trường bất động sản đã thoát 'đáy'?
Thị trường bất động sản (BĐS) những tháng cuối năm dù có những tín hiệu tốt nhưng vẫn còn nhiều dự án chưa gỡ vướng được về pháp lý, giao dịch hạn chế.Thị trường bất động sản sắp đón nhận nhiều tin vui mới?
Bên cạnh việc triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường bất động sản thì nhiều quy hoạch quan trọng cũng đang được thẩm định, sắp phê duyệt.Nhà đầu tư có chờ “điểm trũng” tháng cô hồn để xuống tiền?
Cận kề tháng 7 âm lịch (còn gọi là tháng cô hồn), thị trường bất động sản liệu diễn biến “đảo chiều” khi tâm lý săn hàng thời điểm này có thể bật tăng?.
BÌNH LUẬN