Banner gói dịch vụ cam kết bán nhà trong 3 tháng

Xếp hạng khu dân cư

(Căn cứ theo 13,548 lượt bình chọn)

Thông tin khu dân cư

Chọn dự án, toà để xem

Danh bạ khẩn cấp

Danh bạ
  • Công an phường

    Công an phường

  • Trạm y tế phường

    Trạm y tế phường

  • Lễ tân toà nhà

    Lễ tân toà nhà

Banner tặng điểm youpoint

Bình chọn

Bình chọn khu dân cư

Chọn dự án để xemBình chọn dự án
  • An toàn an ninh
  • Dịch vụ tiện ích
  • Môi trường không khí
  • Đẳng cấp sang trọng
  • Chỉ số hạnh phúc

Vì sao nhà ở xã hội cho thuê lại ế?

Không gian sống linh hoạt cùng mức chi trả hợp lý, thủ tục thuê nhanh gọn... đã khiến nhu cầu thuê nhà tăng lên nhanh chóng. Tuy nhiên, có mấy khi chúng ta nghe tới việc cho thuê nhà ở xã hội?

Vì sao nhà ở xã hội cho thuê lại ế?

banner-news/ck-ban-pc.png

Dù chương trình nhà ở xã hội cho thuê được triển khai nhiều, song không có mấy ai mặn mà với loại hình này. Theo quy định, chủ đầu tư phải dành 20% trong tổng số căn hộ nhà ở xã hội để cho thuê phục vụ người dân, tuy nhiên, nhiều chủ đầu tư như ngồi trên "đống lửa" vì không có người thuê. Thực trạng ấy diễn ra phổ biến ở nhiều nơi:

Công ty TNHH Thăng Long cho biết số căn hộ tại dự án Nhà ở xã hội Đông Hội (Đông Anh, Hà Nội) cho thuê là 99 căn, dù giao bán nhiều lần trong suốt thời gian dài qua nhưng vẫn không có khách đăng ký thuê.

Tình trạng này cũng diễn ra tại dự án Nhà ở xã hội Phú Lãm (Hà Đông) khi có tới 384 căn hộ bị ế. Chủ đầu tư thông báo đến lần thứ 4 nhưng số lượng cho thuê đến thời điểm hiện tại vẫn là con số 0.


Nguyên nhân của tình trạng này có thể đến từ những thủ tục liên quan tới Nhà ở xã hội:

Khi thuê nhà, vấn đề thủ tục thuê rất được chú trọng, bởi nó liên quan trực tiếp tới lợi ích của cả hai bên. Mọi người thường tìm tới những nơi có thủ tục thuê đơn giản. Nhưng thay vào đó, quy định về Nhà ở xã hội lại khá phức tạp.

Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014. Việc cho thuê, mua, bán nhà ở xã hội phải thực hiện theo những nguyên tắc để đảm bảo quyền lợi cho mọi người.

Tại Điều 62 Luật Nhà ở năm 2014 quy định thời hạn của hợp đồng thuê Nhà ở xã hội tối thiểu là 5 năm; thời hạn thanh toán tiền thuê mua Nhà ở xã hội tối thiểu là 5 năm, kể từ ngày ký hợp đồng thuê mua nhà ở. Bên thuê Nhà ở xã hội không được bán, cho thuê lại, cho mượn nhà ở trong thời gian thuê; nếu bên thuê không còn nhu cầu thuê nhà ở thì chấm dứt hợp đồng và phải trả lại nhà ở này.


Nếu có nhu cầu bán thì chỉ được bán lại cho đơn vị quản lý Nhà ở xã hội đó hoặc bán cho đối tượng thuộc diện được mua Nhà ở xã hội nếu đơn vị này không mua với giá bán tối đa bằng giá bán Nhà ở xã hội cùng loại tại cùng địa điểm, thời điểm bán và không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

Hơn nữa, theo ông Nguyễn Quốc Trung, Phó Giám đốc Handico 5, chủ đầu tư dự án Nhà ở xã hội Đại Kim cho biết, toàn bộ lợi nhuận làm Nhà ở xã hội bao gồm cả bán và cho thuê, thương mại trong một dự án đều bị Nhà nước khống chế 10%. Tuy nhiên, với gần 100 căn nhà ở cho thuê tại dự án sau 5 năm mới được bán lại cho người dân thuê để thu hồi vốn, khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Bản thân người thuê nhà cũng muốn mua luôn căn hộ đang thuê để ổn định lâu dài nhưng lại bị khống chế thời gian.

Ngoài ra, có thể do quan niệm về sở hữu nhà đã ảnh hưởng tới tâm lý thuê, mua nhà của mọi người. Họ quan niệm rằng có thể sở hữu một căn nhà thì tốt hơn nhiều so với thuê nhà, vì thế họ sẵn sàng mua nhà trả góp chứ không thuê. Việc này càng đặt sức ép lên nhà ở xã hộ cho thuê.

Vì vậy, cần đến một chiến lược phù hợp để thu hút người thuê, cũng như cho thuê nhà ở xã hội linh hoạt hơn. Hơn thế nhà nước cần có chính sách “gỡ rối” cho doanh nghiệp, cũng như “giải tỏa” nhà ở xã hội còn đang dư thừa để đảm bảo lợi ích cho các bên tham gia.

Phương Dung

banner-news/ck-ban-pc.png

  • Đánh giá:
  • (84 đánh giá)
Bài viết có hữu ích không?

Có lẽ bạn nên đọc thêm

BÌNH LUẬN

YouHomes.Vn - Website mua bán, cho thuê bất động sản uy tín tại Việt nam