TP.HCM: Kịp thời ngăn chặn chủ đầu tư phá dỡ, chia cắt biệt thự cũ có giá trị lịch sử, kiến trúc, văn hóa
UBND Thành phố đã giao Sở Xây dựng quản lý chặt chẽ, kịp thời ngăn chặn chủ đầu tư các biệt thự cũ có giá trị về lịch sử, kiến trúc, văn hóa được xây dựng trước năm 1975 trên địa bàn TP.HCM
UBND Thành phố đã giao Sở Xây dựng quản lý chặt chẽ, kịp thời ngăn chặn chủ đầu tư các biệt thự cũ có giá trị về lịch sử, kiến trúc, văn hóa được xây dựng trước năm 1975 trên địa bàn Thành phố tự ý phá dỡ, chia cắt biệt thự trái pháp luật.
Trong khi đó Viện Nghiên cứu Phát triển Thành phố được giao hoàn tất công tác phân loại biệt thự cũ trên địa bàn TP trong năm 2019.
UBND các quận - huyện có trách nhiệm tiếp tục rà soát, phân loại tất cả các biệt thự cũ được xây dựng trước năm 1975, hạn chế tối đa tình trạng bỏ sót các biệt thự cũ có giá trị về lịch sử, kiến trúc, văn hóa trên địa bàn; thực hiện phân loại bước đầu theo Quy định về tiêu chí đánh giá và phân loại biệt thự cũ trên địa bàn Thành phố.
Ngoài ra, để đảm bảo an toàn cho người dân ra vào khu chung cư số 67 đường Phạm Ngọc Thạch, phường 6, quận 3, UBND Thành phố cũng chấp thuận cho chủ sở hữu biệt thự tại số 65 Phạm Ngọc Thạch tháo dỡ toàn bộ phần nhà phụ phía sau còn lại và xây mới tường rào giáp lối vào chung cư số 67 Phạm Ngọc Thạch.
Có thể bạn quan tâm:
TP.HCM: Xây vượt 5 tầng, cao ốc 51 Nguyễn Chí Thanh bị đình chỉ hoạt động
Theo thống kê của Viện Nghiên cứu Phát triển TP HCM, TP HCM có khoảng 1.300 nhà ở cũ (Xây dựng trước 1975) có giá trị về kiến trúc, nghệ thuật, cảnh quan, lịch sử, văn hóa. Trong đó tập trung ở khu vực quận 1 và quận 3 (Sài Gòn cũ), quận 5 và quận 6 (Chợ Lớn cũ), quận Bình Thạnh, Phú Nhuận và Gò Vấp (Gia Định cũ).
Tuy nhiên, những năm gần đây nhiều chủ đầu tư bất động sản bỏ ra hàng trăm tỉ đồng mua lại căn biệt thự cổ chỉ vì giá trị khu đất và tìm mọi cách đập bỏ, sau đó xây chung cư cao cấp để bán.
Có lẽ bạn nên đọc thêm
Nhà đầu tư đã chấp nhận xuống tiền mua bất động sản, chu kỳ tăng trưởng mới bắt đầu?
Theo TS Nguyễn Văn Đính, các sản phẩm bất động sản trên 5 tỷ đồng, có mức giá đi ngang một thời gian sau giai đoạn cắt lỗ sâu vào đầu năm nay đã được nhà đầu tư "chấp nhận" xuống tiềnThị trường bất động sản đã thoát 'đáy'?
Thị trường bất động sản (BĐS) những tháng cuối năm dù có những tín hiệu tốt nhưng vẫn còn nhiều dự án chưa gỡ vướng được về pháp lý, giao dịch hạn chế.Thị trường bất động sản sắp đón nhận nhiều tin vui mới?
Bên cạnh việc triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường bất động sản thì nhiều quy hoạch quan trọng cũng đang được thẩm định, sắp phê duyệt.Nhà đầu tư có chờ “điểm trũng” tháng cô hồn để xuống tiền?
Cận kề tháng 7 âm lịch (còn gọi là tháng cô hồn), thị trường bất động sản liệu diễn biến “đảo chiều” khi tâm lý săn hàng thời điểm này có thể bật tăng?.
BÌNH LUẬN