Cách tính thuế xây dựng nhà ở mới nhất 2020
Thuế xây dựng nhà ở là loại thuế vô cùng quan trọng. Khi xây dựng nhà ở cần nộp những loại thuế nào? Cách tính thuế xây dựng nhà ở như thế nào?
Ngoài việc chuẩn bị rất nhiều thứ từ các thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà ở nếu thuộc công trình cần xin giấy phép, các chi phí về vật liệu, nhân công hay hồ sơ hoàn công khi công trình được hoàn thành.
Một việc chắc chắn bạn không thể bỏ qua đó là tìm hiểu và thực hiện nghĩa vụ đóng thuế xây dựng nhà ở. Vậy các loại thuế khi xây dựng nhà ở và cách tính thuế xây dựng nhà ở như thế nào? Hãy cùng Youhomes tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Đối tượng nộp thuế khi xây dựng nhà ở
Theo Công văn 3700//TCT/DNK của Tổng cục thuế quy định: “Trong quy định của Luật thuế giá trị gia tăng và Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản thi hành Luật” thì đối tượng nộp thuế GTGT và thuế TNDN là các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ và hàng hóa.
Theo như quy định nêu trên thì các tổ chức, cá nhân có hoạt động xây dựng là đối tượng phải đăng ký, kê khai nộp thuế GTGT và thuế TNDN với cơ quan thuế địa phương nơi đăng ký kinh doanh hoặc nơi thực hiện xây dựng công trình nhưng hiện nay nhiều nhà thầu xây dựng khi nhận thầu xây dựng (nhất là nhà ở của người dân) không thực hiện kê khai nộp thuế theo đúng Luật.
Cách tính thuế xây dựng nhà ở mới nhất
Các loại thuế mà bạn cần phải tiến hành kê khai và nộp khi xây dựng nhà ở
- Thuế môn bài
- Thuế giá trị gia tăng
- Thuế thu nhập cá nhân
- Lệ phí trước bạ hoàn công sau xây dựng
Cách tính thuế xây dựng nhà ở phụ thuộc vào đối tượng đóng thuế. Mức thuế là khác nhau đối với đối tượng đóng thuế nhà chủ nhà và chủ thầu
Trường hợp 1: Đối tượng đóng thuế là chủ nhà
Trong Điểm c Khoản 2 Điều 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC, cách xác định số thuế phải nộp như sau:
Số thuế giá trị gia tăng phải nộp = Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng x Tỷ lệ thuế giá trị gia tăng
Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp = Doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân x Tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân
Trong đó doanh thu tính thuế giá trị gia tăng và doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân được tính trong 4 trường hợp sau:
- Doanh thu tính thuế GTGT và doanh thu tính thuế TNCN là 2 loại doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng và tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ và hàng hóa.
- Các cá nhân nộp thuế khoán có sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì doanh thu tính thuế được căn cứ theo doanh thu trên hóa đơn và doanh thu khoán.
- Cơ quan thuế có thẩm quyền sẽ ấn định doanh thu tính thuế khoán theo quy định của pháp luật về quản lý thuế đối với các cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế khoán hoặc xác định không phù hợp với thực tế.
- Cá nhân kinh doanh nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau thì cá nhân thực hiện khai báo và tính thuế theo tỷ lệ thuế tính trên doanh thu áp dụng đối với từng lĩnh vực, từng ngành nghề. Trong trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế của từng lĩnh vực, ngành nghề hoặc xác định không phù hợp với thực tế kinh doanh thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán từng lĩnh vực, từng ngành nghề theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Lưu ý:
Căn cứ vào Khoản 2 Điều 3 Thông tư 92/2015/TT-BTC, cách tính thuế xây dựng nhà ở quy định như sau: “ Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 5%, tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 2%”.
Trong trường hợp chủ nhà tự thuê nhân công lẻ thì chủ nhà phải có trách nhiệm kê khai và đóng thuế TNCN cho các nhân công đó( trừ trường hợp được miễn đóng thuế TNCN)
Nếu tự mua nguyên vật liệu nhà ở và có đầy đủ chứng từ hóa đơn thì chủ nhà không phải đóng thuế vật tư.
Tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân và tỷ lệ thuế giá trị gia tăng được tính như sau:
- Cung cấp, phân phối hàng hóa: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 1%, tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 0,5%.
- Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế GTGT là 3% và tỷ lệ thuế TNCNlà 1,5%.
- Hoạt động kinh doanh khác: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 2% và tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 1%.
Trường hợp 2: Đối tượng đóng thuế là chủ thầu
Theo Thông tư 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2012 của Bộ Tài chính quy định:
Trường hợp chủ nhà và chủ thầu thỏa thuận là chủ thầu phải đóng thuế xây dựng nhà ở.Chủ thầu khi nhận thi công công trình xây dựng nhà ở thì phải đăng ký hợp đồng xây dựng. Phải nộp thuế môn bài, thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp tại cơ quan thuế địa phương.
Trường hợp xây dựng thỏa thuận, chủ nhà là người đóng thuế thì chủ thầu không phải thực hiện việc kê khai và nộp thuế xây dựng nhà ở.
Trên đây là các thông tin cần thiết về thuế xây dựng nhà ở mà bạn nên biết trước khi xây dựng để thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ với nhà nước đồng thời để bảo vệ quyền lợi cho chính mình. Youhomes hy vọng bài viết này đã giúp bạn trả lời được các thắc mắc của mình!
Có lẽ bạn nên đọc thêm
Người dân có quyền tra cứu mọi thông tin về đất đai hay không?
Đất có thuộc quy hoạch hay đã có sổ đỏ chưa, ai là chủ sở hữu,…? Đây là điều mà nhiều người quan tâm đến khi có dự định mua đất. Vậy người dân có quyền được biết mọi thông tin đất đai hay không?Tháng "cô hồn" hay cơ hội của nhà đầu tư bất động sản trong tháng 7?
Tháng "cô hồn" vẫn luôn là nỗi ám ảnh của những nhà đầu tư bất động sản. Nhưng ngày nay dân bất động sản có còn lo sợ trước tháng "cô hồn" hay mong chờ đến tháng cơ hội?[Hỏi đáp] Hợp đồng thuê nhà viết tay có hiệu lực pháp lý không?
Hợp đồng thuê nhà viết tay liệu có giá trị về mặt pháp lý hay không? Đây là câu hỏi được rất nhiều chủ nhà và khách thuê quan tâm.Có nên mua đất quy hoạch treo hay không?
Quy hoạch treo là vấn đề mà nhiều người quan tâm, đặc biệt là những người đang có ý định mua đất để xây dựng. Vậy có nên mua đất quy hoạch treo hay không? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết bên dưới!
BÌNH LUẬN