Cần Thơ: Hy hữu vụ hàng trăm sổ đỏ bị thế chấp ngân hàng
Vụ việc hy hữu xảy ra tại quận Cái Răng, TP.Cần Thơ. Sau khi mua 123 căn nhà thô từ Cty xây dựng số 8, Cty bất động sản Ê Đen đã bán lại cho người dân rồi thu tiền trả cho Cty 8, sau đó xin...phá sản.
Sau khi mua 123 căn nhà thô từ Cty xây dựng số 8, Cty bất động sản Ê Đen đã bán lại cho người dân rồi thu tiền trả cho Cty 8. Mọi việc xong xuôi, Cty này lập tức xin… phá sản.
Một dãy nhà của người dân đã xây dựng hoàn thiện sau khi mua nhà thô từ Cty Ê Đen
Năm 2002, Cty CP đầu tư và xây dựng số 8 (Cty 8) được giao thực hiện dự án khu Đô thị mới Hưng Phú (lô 49, phường Hưng Thạnh, quận Cái Răng, TP.Cần Thơ). Trên diện tích đất được giao, Cty 8 đã xây dựng 123 căn nhà thô, rồi ký hợp đồng bán toàn bộ 123 căn nhà này cho Cty TNHH MTV bất động sản Ê Đen (Cty Ê Đen), với tổng giá trị trên 60 tỉ đồng.
Sau đó, Cty Ê Đen lần lượt bán những căn nhà trên cho người dân theo kiểu “mua sỉ, bán lẻ”, với giá trị chênh lệch vài chục triệu đồng/căn. Đến khoảng năm 2015, hầu hết người dân đã trả đủ 95% giá trị hợp đồng mua nhà. 5% còn lại là tiền đóng lệ phí làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ). Lúc này, Cty Ê Đen bất ngờ làm thủ tục xin phá sản.
Ông Đoàn Văn Trạm (mua nhà ở đường số 30 của dự án) bức xúc kể: Từ khoảng năm 2010, tui và nhiều người dân khác đến đây mua nhà thô của Cty Ê Đen, rồi bỏ thêm tiền để xây dựng hoàn thiện, tổng giá trị mỗi căn từ hơn 1,1 tỉ đồng. 10 năm qua, người dân muốn có sổ đỏ, gửi đơn cầu cứ khắp nơi, nhưng không được. Cty 8 luôn tìm cách “né tránh”, yêu cầu bà con liên hệ bên bán là Cty Ê Đên, trong khi Cty Ê Đen đang xin phá sản.
Ông Đoàn Văn Trạm bên căn nhà đường số 30 mua từ Cty Ê Đen. Ảnh: TR.L
“Chúng tôi ở trong những căn nhà “có xác mà không hồn”, giờ muốn thế chấp sổ đỏ để vay vốn ngân hàng làm ăn cũng không được, vì không có một miếng giấy lận lưng”, ông Trạm nói.
Theo tìm hiểu của phóng viên, có 18 căn hộ trong dự án đã được cấp sổ đỏ đứng tên Cty 8, nhưng Cty này không thực hiện việc “sang tên” cho Cty Ê Đen, để Cty Ê Đen sang lại cho người dân, mà mang đi thế chấp ở ngân hàng. Đến nay, có 10 sổ đỏ đã được lấy ra giao lại cho người dân. Lạ ở chỗ những sổ đỏ này đều thể hiện đã “xóa thế chấp từ năm 2013”, nhưng phải đến tháng 6.2019 vừa qua, người dân mới được nhận sổ đỏ.
Chị Lê Thị Mỹ Hà (mua nhà ở đường số 29 của dự án) cho biết: “Sau nhiều lần đòi quyết liệt, tháng 9 vừa qua, tui mới nhận được sổ đỏ, trong đó, thể hiện “đã xóa thế chấp từ năm 2013. Vậy trong 6 năm qua, ai đã giữ sổ đỏ của dân?”.
Ông Nguyễn Văn Sử - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.Cần Thơ cho biết: “Nhiều trường hợp mua nhà của Cty Ê Đen đã trả đủ tiền, sinh sống ổn định, và muốn làm sổ đỏ. Tuy nhiên, từ tháng 9.2015, TAND TPHCM đã có quyết định mở thủ tục phá sản cho Cty Ê Đen nên Cty này không thể thực hiện các thủ tục pháp lý nào nữa. Vừa qua, Sở Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản gửi TAND TPHCM đề nghị có ý kiến phản hồi vụ việc, để có cơ sở cấp sổ đỏ cho người dân.
Một nguồn tin từ Công an TP.Cần Thơ cho biết: “Qua các buổi làm việc, thành phố đã yêu cầu Cty Ê Đen phải làm sao giải quyết các thủ tục còn lại để đảm bảo quyền lợi cho người dân. Nếu trường hợp Cty Ê Đen không thể xuất hóa đơn (đối với những căn hộ đã bán cho dân); không thể thực hiện các thủ tục pháp lý; hoặc bất hợp tác, TP.Cần Thơ sẽ buộc Cty 8 phải hủy hợp đồng mua bán 123 căn nhà thô với Cty Ê Đen. Sau đó, Cty 8 sẽ chuyển sang ký hợp đồng mới, là chủ thể bán nhà cho dân, rồi thực hiện các thủ tục sang tên, chuyển nhượng sổ đỏ.
Có thể bạn quan tâm:
Khởi tố vụ án đất đai xảy ra tại quận Bình Thủy - Cần Thơ
Luật sư Phan Đăng Hữu (Đoàn Luật sư TP.Cần Thơ) cho biết: Khi Cty Ê Đen làm thủ tục xin phá sản thì 123 hộ mua nhà của Cty này đã trở thành những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Họ có quyền yêu cầu tòa án đồng ý hoặc không đồng ý cho Cty Ê Đen phá sản để đảm bảo quyền lợi. Và, dù muốn hay không thì người dân đã bị buộc phải vào vòng tranh chấp.
Có lẽ bạn nên đọc thêm
Nhà đầu tư đã chấp nhận xuống tiền mua bất động sản, chu kỳ tăng trưởng mới bắt đầu?
Theo TS Nguyễn Văn Đính, các sản phẩm bất động sản trên 5 tỷ đồng, có mức giá đi ngang một thời gian sau giai đoạn cắt lỗ sâu vào đầu năm nay đã được nhà đầu tư "chấp nhận" xuống tiềnThị trường bất động sản đã thoát 'đáy'?
Thị trường bất động sản (BĐS) những tháng cuối năm dù có những tín hiệu tốt nhưng vẫn còn nhiều dự án chưa gỡ vướng được về pháp lý, giao dịch hạn chế.Thị trường bất động sản sắp đón nhận nhiều tin vui mới?
Bên cạnh việc triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường bất động sản thì nhiều quy hoạch quan trọng cũng đang được thẩm định, sắp phê duyệt.Nhà đầu tư có chờ “điểm trũng” tháng cô hồn để xuống tiền?
Cận kề tháng 7 âm lịch (còn gọi là tháng cô hồn), thị trường bất động sản liệu diễn biến “đảo chiều” khi tâm lý săn hàng thời điểm này có thể bật tăng?.
BÌNH LUẬN