Đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Chờ đến "hóa đá"
Theo Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông, đến nay dự án vẫn chưa thể hoàn thành, bàn giao và khai thác thương mại do tồn tại một số nguyên nhân chính chưa hoàn thành
Lý do được Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông đưa ra là Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu khi đưa vào hoạt động tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông phải đảm bảo an toàn tuyệt đối nên Bộ Giao thông Vận tải phải xem xét các chứng chỉ, hồ sơ có đảm bảo hay không.
Cụ thể, theo Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông, đến nay dự án vẫn chưa thể hoàn thành, bàn giao và khai thác thương mại do tồn tại một số nguyên nhân chính chưa hoàn thành gồm: Công tác chỉnh trang, hoàn thiện mỹ quan, khắc phục tồn tại, kiến trúc các nhà ga, hồ sơ hoàn công, thủ tục nghiệm thu.
Các thiết bị đã lắp đặt Tổng thầu Trung Quốc (Công ty Hữu han Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc) chưa cung cấp được đầy đủ các chứng chỉ, hồ sơ, để hoàn tất đánh giá an toàn hệ thống. Chưa hoàn thành đề cương vận hành thử toàn hệ thống để cho tất cả các đoàn tàu chạy thử... để đồng bộ hóa làm cơ sở kiểm chứng hoạt động của thiết bị đánh giá độ sẵn sàng của hệ thống, nhân sự vận hành.
Chưa bổ sung đủ hồ sơ quản lý chất lượng nên Tư vấn độc lập đánh giá an toàn hệ thống là Công ty Tư vấn ACT của Pháp chưa có đủ cơ sở xác định mức độ án toàn của toàn hệ thống và chưa đủ điều kiện để cấp chứng nhận an toàn hệ thống theo quy định.
Từ tháng 4/2019, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể đã gặp làm việc với lãnh đạo cấp cao của Tổng thầu, các cơ quan ngoại giao phía Trung Quốc tại Việt Nam để đôn đốc Tổng thầu khẩn trương hoàn thiện các vấn đề còn tồn đọng.
Các nguyên nhân tồn tại, khó khăn, vướng mắc dẫn đến chưa vận hành, khai thác thương mại dự án đã được Thủ tướng giao Bộ Giao thông Vận tải chủ động xử lý dứt điểm theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết. Tuy nhiên, quá trình làm việc của Bộ Giao thông Vận tải, Ban Quản lý dự án của Tổng thầu chưa đáp ứng yêu cầu, đặc biệt là công tác tập hợp hồ sơ của Tổng thầu chưa đáp ứng yêu cầu.
"Từ lâu dự án đã tồn tại còn 1% chưa hoàn thiện đã được nêu rõ rồi. Tuy nhiên, tồn tại lớn nhất chính là việc tập hợp hệ thống hồ sơ kèm theo dự án. Trong đó, hồ sơ về xây dựng cơ bản đã đầy đủ, nhưng hồ sơ về linh kiện xuất xứ từ lúc sản xuất cho đến khi lắp đặt thành hệ thống thì còn phải chờ.
Hệ thống phòng cháy chữa cháy cũng đã xong và đã chạy thử tàu xong, hệ thống bán vé cơ bản cũng đã hoàn thành, bây giờ phải tích hợp hệ thống nữa để hoàn thiện. Họ cũng đã đề nghị chạy rồi nhưng chúng tôi cho rằng phải tích hợp hệ thống xong đã. Thủ tướng đã chỉ đạo phải đưa vào khai thác với điều kiện phải đảm bảo an toàn nên phải xem xét hồ sơ chứng chỉ để xem có đảm bảo an toàn", Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông khẳng định.
Ông Nguyễn Ngọc Đông cũng cho rằng không thể nói chính xác ngày đưa vào hoạt động vì "sợ nói mấy lần rồi nhưng không đúng tiến độ mọi người lại bảo nói mà không làm".
Có lẽ bạn nên đọc thêm
Nhà đầu tư đã chấp nhận xuống tiền mua bất động sản, chu kỳ tăng trưởng mới bắt đầu?
Theo TS Nguyễn Văn Đính, các sản phẩm bất động sản trên 5 tỷ đồng, có mức giá đi ngang một thời gian sau giai đoạn cắt lỗ sâu vào đầu năm nay đã được nhà đầu tư "chấp nhận" xuống tiềnThị trường bất động sản đã thoát 'đáy'?
Thị trường bất động sản (BĐS) những tháng cuối năm dù có những tín hiệu tốt nhưng vẫn còn nhiều dự án chưa gỡ vướng được về pháp lý, giao dịch hạn chế.Thị trường bất động sản sắp đón nhận nhiều tin vui mới?
Bên cạnh việc triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường bất động sản thì nhiều quy hoạch quan trọng cũng đang được thẩm định, sắp phê duyệt.Nhà đầu tư có chờ “điểm trũng” tháng cô hồn để xuống tiền?
Cận kề tháng 7 âm lịch (còn gọi là tháng cô hồn), thị trường bất động sản liệu diễn biến “đảo chiều” khi tâm lý săn hàng thời điểm này có thể bật tăng?.
BÌNH LUẬN