Hơn 2,7 tỉ USD vốn FDI đổ vào bất động sản chỉ trong 9 tháng
Theo Báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, trong 19 ngành lĩnh vực được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm, lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 2,77 tỉ USD,...
Theo Báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, trong 19 ngành lĩnh vực được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm, lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 2,77 tỉ USD, chiếm 10,6% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Báo cáo cho thấy, trong 9 tháng năm 2019, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đạt 26,16 tỉ USD, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2018. Vốn thực hiện của dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 14,22 tỉ USD, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm 2018.
Theo đó, có 2.759 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tăng 26,4% số dự án so với cùng kỳ năm 2018. Tổng vốn đăng ký cấp mới 10,97 tỉ USD, bằng 77,7% so với cùng kỳ năm 2018.
Về điều chỉnh vốn, có 1.037 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, tăng 23,3% so với cùng kỳ năm 2018. Tổng vốn đăng ký điều chỉnh gần 4,79 tỉ USD, bằng 86,4% so với cùng kỳ năm 2018.
Trong 9 tháng năm 2019, quy mô điều chỉnh mở rộng vốn của các dự án nhỏ, không có dự án tăng vốn lớn như trong cùng kỳ năm 2018.
Đối với góp vốn, mua cổ phần, có 6.502 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà ĐTNN với tổng giá trị vốn góp 10,4 tỉ USD, tăng 82,3% so với cùng kỳ năm 2018 và chiếm 39,8% tổng vốn đăng ký.
Theo lĩnh vực đầu tư, các nhà ĐTNN đã đầu tư vào 19 ngành lĩnh vực, trong đó đầu tư tập trung nhiều nhất vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với tổng số vốn đạt 18,09 tỉ USD, chiếm 69,1% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 2,77 tỉ USD, chiếm 10,6% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đứng thứ ba là lĩnh vực bán buôn bán lẻ với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 1,4 tỉ USD, chiếm 5,4% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Theo đối tác đầu tư, đã có 109 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Hồng Kông dẫn đầu với tổng vốn đầu tư 5,89 tỉ USD (trong đó, có 3,85 tỉ USD mua cổ phần vào công ty TNHH Vietnam Beverage tại Hà Nội), chiếm 65,4% tổng vốn đầu tư.
Có thể bạn quan tâm:
Hàn Quốc đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 4,62 tỉ USD, chiếm 17,7% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Singapore đứng vị trí thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký 3,77 tỉ USD, chiếm 14,4% tổng vốn đầu tư. Nhật Bản vượt lên Trung Quốc và xếp vị trí thứ tư với tổng vốn đăng ký 3,067 tỉ USD.
Theo địa bàn đầu tư, nhà ĐTNN đã đầu tư vào 59 tỉnh thành phố, trong đó Hà Nội thu hút nhiều vốn ĐTNN nhất với tổng số vốn đăng ký 6,15 tỉ USD, chiếm 23,5% tổng vốn đầu tư. TP.HCM đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký 4,52 tỉ USD, chiếm 17,3% tổng vốn đầu tư. Bình Dương đứng thứ ba với tổng số vốn đăng ký 2,52 tỉ USD chiếm 9,6% tổng vốn đầu tư.
Có lẽ bạn nên đọc thêm
Nhà đầu tư đã chấp nhận xuống tiền mua bất động sản, chu kỳ tăng trưởng mới bắt đầu?
Theo TS Nguyễn Văn Đính, các sản phẩm bất động sản trên 5 tỷ đồng, có mức giá đi ngang một thời gian sau giai đoạn cắt lỗ sâu vào đầu năm nay đã được nhà đầu tư "chấp nhận" xuống tiềnThị trường bất động sản đã thoát 'đáy'?
Thị trường bất động sản (BĐS) những tháng cuối năm dù có những tín hiệu tốt nhưng vẫn còn nhiều dự án chưa gỡ vướng được về pháp lý, giao dịch hạn chế.Thị trường bất động sản sắp đón nhận nhiều tin vui mới?
Bên cạnh việc triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường bất động sản thì nhiều quy hoạch quan trọng cũng đang được thẩm định, sắp phê duyệt.Nhà đầu tư có chờ “điểm trũng” tháng cô hồn để xuống tiền?
Cận kề tháng 7 âm lịch (còn gọi là tháng cô hồn), thị trường bất động sản liệu diễn biến “đảo chiều” khi tâm lý săn hàng thời điểm này có thể bật tăng?.
BÌNH LUẬN