Lượng tồn kho BĐS còn khoảng 20% so với năm 2013 nhưng rất khó xử lý
Lượng tồn kho bất động sản (BĐS) theo công bố mới nhất của Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) còn khoảng 20.000 tỷ đồng.
So với thời kỳ “đỉnh cao” hàng tồn năm 2013, con số này giảm mạnh chỉ còn trên dưới 20%. Tuy nhiên, điều thị trường lo ngại hiện nay là tốc độ giải quyết hàng tồn kho đã chậm lại đáng kể, cho thấy đây là "khối băng rất cứng”.
So với giai đoạn 2013 - 2016, ghi nhận qua con số cập nhật của chính cơ quan này cho thấy, tốc độ giải quyết hàng tồn kho giai đoạn 2017 - 2018 giảm tới vài lần khi rất nhiều dự án vì nhiều lý do nên không thể thanh lý, chuyển nhượng được sang cho các đối tác mới để tiếp tục triển khai.
Lượng tồn kho BĐS còn khoảng 20% so với năm 2013 nhưng rất khó xử lý. Nguồn ảnh: Internet
Từ sản phẩm dự án bị lỗi thiết kế, chọn sai phân khúc, giờ không thể thay đổi được, đến những rắc rối về pháp lý khi dự án huy động vốn trái phép, thế chấp tài sản đảm bảo không đúng quy trình…, rồi chủ đầu tư bị rơi vào vòng lao lý...
Bên cạnh đó, rất nhiều dự án đã được thế chấp ngân hàng để vay vốn nhưng thủ tục phát mãi tài sản cực khó khăn hiện nay là thách thức lớn đối với việc “mở khóa” cho những dự án này vào lại thị trường.
Trong khi vấn đề hàng tồn kho cũ còn chưa được giải quyết triệt để, nhiều thay đổi liên quan đến các chính sách, đặc biệt là việc ngân hàng thắt chặt kiểm soát tín dụng, khiến thị trường đối mặt thêm một mối lo khác khi nguy cơ hàng tồn kho có thể gia tăng trở lại bất cứ lúc nào.
Kể từ giữa năm 2018, để đáp ứng theo yêu cầu của Thông tư 19/2017/TT-NHNN, nhiều ngân hàng đã bắt đầu kiểm soát chặt chẽ hoạt động sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, trong đó có việc cho vay đối với các hoạt động kinh doanh BĐS.
Lãi suất huy động tăng cao, kéo theo lãi suất cho vay tăng đã "co hẹp" khả năng sẵn sàng chi trả của người mua nhà. Hệ quả, thị trường BĐS đã bắt đầu có sự điều chỉnh khá rõ nét khi ngay trong quý I/2019, cả hai thị trường Hà Nội và TP.HCM đều đánh dấu sự sụt giảm đáng kể thanh khoản, đặc biệt là phân khúc chung cư.
Theo số liệu của Hội Môi giới BĐS Việt Nam (VARS) quý I/2019, trong khi lượng giao dịch chung cư ở Hà Nội chỉ đạt lần lượt 30,4% và 61,7% so với quý IV/2018 và cùng kỳ năm 2018 thì lượng giao dịch của TP.HCM cũng đạt lần lượt 28,2% và 28,04%.
Trong khi đó, ghi nhận từ mùa ĐHCĐ năm nay cho thấy, nguồn cung BĐS dự kiến tiếp tục gia tăng khi nhiều doanh nghiệp địa ốc vẫn đặt niềm tin khá lạc quan và cho biết sẽ cho ra thị trường hàng chục ngàn, thậm chí vài chục ngàn căn hộ trong thời gian sắp tới.
Số lượng dự án mới được bung ra lớn, trong đó phần lớn là các dự án BĐS cao cấp. Trong khi đó, chủ yếu nhu cầu hiện tại của người mua là nhà ở thu nhập thấp và giá rẻ. Sự lệch pha giữa cung và cầu lớn rất có thể sẽ khiến hàng tồn kho tăng mạnh.
Theo Thời báo kinh doanh
Có lẽ bạn nên đọc thêm
Nhà đầu tư đã chấp nhận xuống tiền mua bất động sản, chu kỳ tăng trưởng mới bắt đầu?
Theo TS Nguyễn Văn Đính, các sản phẩm bất động sản trên 5 tỷ đồng, có mức giá đi ngang một thời gian sau giai đoạn cắt lỗ sâu vào đầu năm nay đã được nhà đầu tư "chấp nhận" xuống tiềnThị trường bất động sản đã thoát 'đáy'?
Thị trường bất động sản (BĐS) những tháng cuối năm dù có những tín hiệu tốt nhưng vẫn còn nhiều dự án chưa gỡ vướng được về pháp lý, giao dịch hạn chế.Thị trường bất động sản sắp đón nhận nhiều tin vui mới?
Bên cạnh việc triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường bất động sản thì nhiều quy hoạch quan trọng cũng đang được thẩm định, sắp phê duyệt.Nhà đầu tư có chờ “điểm trũng” tháng cô hồn để xuống tiền?
Cận kề tháng 7 âm lịch (còn gọi là tháng cô hồn), thị trường bất động sản liệu diễn biến “đảo chiều” khi tâm lý săn hàng thời điểm này có thể bật tăng?.
BÌNH LUẬN