Banner gói dịch vụ cam kết bán nhà trong 3 tháng

Xếp hạng khu dân cư

(Căn cứ theo 13,548 lượt bình chọn)

Thông tin khu dân cư

Chọn dự án, toà để xem

Danh bạ khẩn cấp

Danh bạ
  • Công an phường

    Công an phường

  • Trạm y tế phường

    Trạm y tế phường

  • Lễ tân toà nhà

    Lễ tân toà nhà

Banner tặng điểm youpoint

Bình chọn

Bình chọn khu dân cư

Chọn dự án để xemBình chọn dự án
  • An toàn an ninh
  • Dịch vụ tiện ích
  • Môi trường không khí
  • Đẳng cấp sang trọng
  • Chỉ số hạnh phúc

Môi giới bất động sản là gì? Những điều nên biết

Môi giới bất động sản được biết đến là những hoạt động tư vấn, quảng cáo, tiếp thị bất động sản tới các khách hàng có nhu cầu mua bán bất động sản.

Môi giới bất động sản là gì? Những điều nên biết

button-tim-mua.svg

Bạn nghĩ gì khi nhắc tới nghề môi giới bất động sản?

  • Là một tên gọi khác của “cò đất” chuyên lừa đảo
  • Là những người sống bằng tiền hoa hồng cao ngất ngưởng
  • Là nghề không cần phải đào tạo chỉ cần mặc chuyên mặc đồ đẹp, nói chuyện khéo léo
  • Hay là nghề dành cho sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm thực tế, chấp nhận vào làm để kiếm kinh nghiệm viết vào CV

Nếu bạn đã từng nghĩ về nghề này như vậy, thì hy vọng sau bài viết này, bạn có cái nhìn khác - cái nhìn đúng về nghề môi giới bất động sản.

Nghề môi giới bất động sản là gì?

Theo khoản 2 Điều 3 Luật Kinh doanh bất động sản 2014, môi giới bất động sản là việc làm “trung gian” cho các bên trong mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản.

Nhân viên môi giới là đội ngũ không thể thiếu trong kinh doanh bất động sản vì nhờ có họ mà các giao dịch nhà đất trở nên thuận lợi hơn. Bởi vì họ là những người giúp cho người mua chọn được căn nhà phù hợp với tài chính và nhu cầu cuộc sống; giúp cho người bán bán được với mức giá tốt nhất; ngoài ra họ còn hỗ trợ khách hàng trong các thủ tục giấy tờ giao dịch nhà đất.

Nghề môi giới bất động sản ở Việt Nam ban đầu mang tính tự phát và thường bị hiểu nhầm với nghề cò đất, do đó nghề này chưa được coi trọng. Nếu như cò đất là những người sử dụng các mánh khóe để làm ăn, thì những người môi giới nhà đất lại sử dụng kiến thức chuyên môn về bất động sản, tầm nhìn và khả năng đánh giá thị trường để có thể tư vấn tốt nhất cho khách hàng của mình.

Nhân viên môi giới bất động sản làm gì?

  • Tìm kiếm khách hàng tiềm năng bằng việc xây dựng cơ sở dữ liệu cho bản thân, gọi điện cho khách hàng dựa trên nguồn data của mình và công ty để tiếp cận khách hàng, phát tờ rơi, trực ở các dự án, tham gia các sự kiện về bất động sản,…
  • Cung cấp thông tin về các dự án, chính sách khuyến mại, tư vấn cho khách hàng để chọn được căn nhà phù hợp với nhu cầu; hoặc giúp khách hàng bán được căn nhà với giá tốt nhất.
  • Hỗ trợ khách hàng về các thủ tục giấy tờ khi ký kết hợp đồng
  • Duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng cũ để tạo ra một nhóm khách hàng thân thiết.
  • Thực hiện các chiến lược phát triển kinh doanh của ban giám đốc.​

​Các kỹ năng cần có

  • Kỹ năng phân tích sản phẩm bất động sản

Nhu cầu sở hữu bất động sản của mỗi người là khác nhau, có người muốn mua để cho thuê, có người muốn mua để ở, có người muốn mua để đầu tư sinh lời, nhưng cũng có những người muốn mua chỉ để thoả mãn cảm xúc cá nhân mà thôi. Vì vậy, người môi giới bất động sản nhất thiết phải biết phân tích sản phẩm của mình đáp ứng được chính xác nhất cho nhóm đối tượng nào. Đây chính là kỹ năng căn bản để bạn bắt đầu quy trình bán, chính vì điều này, các chủ sàn thường phải “đè” các bạn ra để đào tạo về sản phẩm.

  • Kỹ năng phân tích đôi tượng khách hàng

Sau khi bạn đã biết chính xác đối tượng khách hàng của bạn là ai, thì trách nhiệm của bạn là phải tìm ra nơi họ thường đến, nơi có thông tin của họ, trang mạng mà họ hay truy cập, sở thích và lo sợ của họ… Từ đó bạn mới có thể tiếp cận họ một cách “nhẹ nhàng” và hiệu quả.

  • Kỹ năng Telesale

“Xin lỗi, tôi bận”, đó là câu trả lời mà các bạn trong nghề môi giới thường xuyên gặp phải, mặc dù không muốn nghe. Vậy nên, phương pháp xây dựng nội dung tiếp cận, và kỹ năng tiếp cận khách hàng là cả một nghệ thuật. Đây là bước mà các bạn nhân viên môi giới bất động sản thường xuyên thất bại. Sau bước này, có tới 50% saler nghĩ tới chuyện bỏ nghề, nếu vượt qua, họ tiếp tục đối mặt với khách hàng trong vòng tiếp theo.

  • Kỹ năng tư vấn

Làm thế nào để khách hàng nhận ra rằng, đây mới là căn nhà mơ ước của mình, đây mới là sản phẩm sinh lời của mình, hay đây mới là căn nhà cho thuê hiệu quả? Điều đó, phụ thuộc hoàn toàn vào sự lắng nghe và phân tích tâm lý, nhu cầu khách hàng của bạn. Đến vòng này, có tới 10% saler thất bại và bỏ nghề. Nếu bạn vượt qua vòng này, thì vòng làm cho khách hàng ra quyết định sẽ là thử thách tiếp theo của bạn.

  • Kỹ năng chốt sale

Người đi mua luôn đau khổ hơn người bán, nhưng bạn thường nghĩ ngược lại, điều này khiến bạn mất bình tĩnh và dồn người mua bằng phương thức “chèo kéo”. Hãy làm cho khách hàng ra quyết định bằng chính niềm tin và cảm xúc của họ, đó là cả một nghệ thuật. Vòng này, có tới 25% bỏ cuộc, vì gặp khách nhiều mà chốt chẳng được bao nhiêu. Thoát được vòng này, bạn gần như là người chiến thắng, vì khách hàng đã xuống “cọc”.

  • Kỹ năng chăm sóc khách hàng

Bạn nên nhớ, khách hàng xuống cọc, chưa đồng nghĩa với việc đã kết thúc bán hàng. Bạn phải tiếp tục chăm sóc, chia sẻ lo lắng cùng khách hàng một cách kịp thời để hoàn tất công đoạn mua bán.

  • Kỹ năng quản trị tệp khách hàng

Tài sản lớn nhất của những người làm nghề lâu năm, chính là họ sở hữu tệp khách hàng đã từng giao dịch với họ và hạnh phúc sau giao dịch. Họ sẽ yên tâm giao dịch với bạn lần tiếp theo, hoặc giới thiệu khách hàng cho bạn. Vậy nên, hãy quản trị và khai thác tốt tệp khách hàng mà bạn có.

Ai phù hợp với nghề môi giới bất động sản?

Ai cũng có thể làm được nghề môi giới bất động sản miễn là đáp ứng được các tiêu chí sau:

Điều kiện cần:

  • Kiên trì, nhẫn nại: Không nhiều khách hàng chủ động đến tìm gặp bạn mà bạn phải đi tìm khách hàng. Nếu bạn chịu được cảnh ngày nào cũng phải cố gắng gọi điện cho rất nhiều người lạ để tiếp chuyện với họ, hoặc xin được một lịch hẹn, thì bạn có thể làm được.
  • Không tự ái: Nếu bạn hay tự ái vì gặp chuyện không vui, hoặc vì bị người khác từ chối, thậm chí là mắng mỏ thì bạn không thể làm được nghề này.
  • Hiểu và yêu nghề: Chỉ khi bạn hiểu được tầm quan trọng của nghề mình bạn mới có tình yêu và niềm tin để theo đuổi nó. Bởi vì bước đầu vào nghề rất khó khăn, đặc biệt khi chưa có được giao dịch nào thì bạn sẽ cảm thấy nản chí và muốn bỏ cuộc. Hãy cố gắng đến cùng vì xung quanh bạn vẫn có những người môi giới thành công mà. Một khi thị trường vẫn nhộn nhịp thì bạn vần còn rất nhiều cơ hội.

Điều kiện đủ:

  • Kiến thức và kỹ năng:Nếu bạn nghĩ rằng nghề môi giới bất động sản chỉ cần có vẻ ngoài nổi bật cùng tài ăn nói thì có thể khiến khách hàng gật đầu cái rụp, ký ngay vào hợp đồng và nhận được hoa hồng cao chót vót thì bạn nhầm rồi. Để làm được nghề môi giới bất động sản bạn phải có các kiến thức về nhà đất, luật pháp, cập nhật các thông tin về thị trường bất động sản. Bên cạnh đó là một chút hiểu biết về phong thủy, kiến trúc, trang trí nội thất. (Đừng lo lắng, những kiến thức này ai cũng phải học mới có được chứ không tự nhiên mà biết được, bạn hoàn toàn có thể học được).
  • Kỹ năng mềm:Tính chất công việc của bạn là làm việc trực tiếp với khách hàng, do vậy bạn cần phải có những kỹ năng mềm. Cũng giống như kiến thức về nghề, bạn hoàn toàn có thể học.
  • Chứng chỉ hành nghề:Theo thông tư 11/2015/TT-BXD của Bộ xây dựng thì từ năm 2016, nhân viên môi giới bất động sản phải có các chứng chỉ hành nghề.

Trước đây, do việc hình thành một cách tự phát, tuyển dụng đơn giản khiến cho việc gia nhập nghề đơn giản, dẫn tới sự thiếu chuyên nghiệp và hiểu biết về nghề. Dẫn tới chuyện nghề môi giới bất động sản được coi trọng ở trên thế giới nhưng ở Việt Nam thì không. Do đó, việc học và thi chứng chỉ sẽ giúp nhân viên môi giới được đào tạo bài bản hơn, có một hình ảnh chuyên nghiệp hơn.

Kiều Trang

button-tim-mua.svg

  • Đánh giá:
  • (27 đánh giá)
Bài viết có hữu ích không?

Có lẽ bạn nên đọc thêm

BÌNH LUẬN

YouHomes.Vn - Website mua bán, cho thuê bất động sản uy tín tại Việt nam