Mua nhà trả góp: Con dao 2 lưỡi
Mua nhà trả góp là phương án tối ưu cho ngân sách hạn hẹp. Tuy nhiên đây là con dao 2 lưỡi: bạn cảm thấy hạnh phúc khi mua được nhà cho riêng mình nhưng sẽ phải lao đao trả nợ, cạn kiệt tài chính,...
Nhà là ước mơ, là tài sản quý báu tích góp cả đời của mỗi người. Thật tuyệt vời nếu bạn có thể sở hữu riêng cho mình ngôi nhà nhưng nếu không có kế hoạch cụ thể bạn sẽ rơi vào cuộc sống xoay quanh nợ nần chồng chất, không chăm lo được cho gia đình và con cái,..
YouHomes mời bạn tham khảo bài viết Mua nhà trả góp: Con dao 2 lưỡiđể có thêm kinh nghiệm và lưu ý cho mình khi mua nhà trả góp.
Vay mua nhà trả góp là gì?
Vay mua nhà trả góp là hình thức vay mua nhà nhưng không cần thanh toán 100% tại thời điểm mua được ngân hàng và các tổ chức tín dụng đưa ra khi khách hàng có nhu cầu vay vốn. Người vay trả góp ngân hàng để mua nhà có thể vay đến 70% giá trị căn hộ với điều kiện bạn phải thế chấp chính căn nhà đó hoặc dùng những tài sản khác để đảm bảo cho khoản tiền vay.
Đặc điểm:
- Là phương thức cho vay tiền mà các kỳ trả nợ gốc và lãi trùng nhau.
- Số tiền trả nợ của mỗi kỳ theo thỏa thuận (hợp đồng) và số lãi được tính dựa trên số dư nợ gốc và thời hạn thực tế của kỳ hạn trả nợ.
- Thông thường, kỳ hạn trả nợ là 1 năm, 3 năm, 5 năm hoặc 7 năm, tùy thuộc vào nhu cầu, khả năng tài chính trả trước và khả năng tài chính trả định kỳ.
- Trả góp còn áp dụng trong việc cho vay tiêu dùng, mua tài sản có giá trị lớn (nhà đất, xe hơi...).
Lợi thế khi mua nhà trả góp
Mua nhà trả góp sẽ phải thanh toán giá trị căn hộ không quá lớn dao động khoảng 700 – 900 triệu ở thời điểm đầu. Vì thế, người mua nhà hoàn toàn có khả năng sở hữu ngôi nhà cho riêng mình bằng chính khả năng của bản thân khiến họ cảm thấy rất tự hào.
Mua chung cư trả góp 20 năm hay lâu hơn nữa là điều hoàn toàn có thể vì thời gian mua nhà trả góp sẽ có thể là dài hạn. Bạn có thể chọn mua nhà trả nợ trong thời gian dài, lợi thế của hình thức này đó là nếu như thời gian thanh toán càng lâu thì số tiền mình phải trả cho ngân hàng mỗi tháng càng thấp.
Xem thêm: 3 Lý do nên vay mua nhà trả góp hôm nay thay vì đi thuê trọ
3 rủi ro từ việc mua nhà trả góp
Bên cạnh những lợi ích mà bạn nhận được khi mua nhà trả góp, bạn sẽ gặp phải 3 rủi ro không đáng có sau đây.
Rủi ro về tài chính khi mua nhà trả góp
Khi mua nhà trả góp, những rủi ro về tài chính sẽ xảy ra nhiều hơn.
- Nguyên nhân:
- Về đặt cọc: Người mua sẽ phải đặt cọc cho bên bán không quá 10% giá trị tài sản và trả dần theo tiến độ xây dựng. Tuy nhiên đã có rất nhiều trường hợp người dân mua chỉ trên “lý thuyết” vì sau đó chủ đầu tư không xây dựng nhà, không bàn giao đất, ôm tiền trốn gây thiệt hại lớn.
- Tài chính mua nhà: Để mua được nhà trả góp, đầu tiên bạn phải có một số tiền làm nền tảng và giấy tờ chứng minh thu nhập hàng tháng. Tuy nhiên rủi ro ở đây là nhiều người muốn mua nhà lớn so với mức tài chính hạn hẹp hoặc thiếu hiểu biết mà trả góp thời gian ngắn hạn. Điều này rất nguy hiểm bởi tiền gốc và lãi suất cộng lại hàng tháng sẽ trở thành gánh nặng hàng tháng. Người mua nhà phải lưu ý đó là không nên vay mượn quá 50% giá trị của căn hộ chung cư nếu đã có ý định dùng tiền lương mua nhà trả góp.
- Giải pháp:
- Điều đầu tiên bạn phải làm là tính toán giá trị căn nhà, năng lực tài chính hiện tại, cần vay bao nhiêu, trả trong bao lâu, trong một số trường hợp xấu nhất thì cách xử lý là gì… Tất cả những vướng mắc đó phải được lường trước và có giải pháp xử lý.
- Khi đặt cọc cần ghi rõ trong hợp đồng đầy đủ chi tiết thống nhất như: nhân thân của cả hai bên, thời gian và địa điểm, giá trị mua bán, tiền đặt cọc và cách thức thanh toán, bên chịu thuế phí và lệ phí, xử lý tiền đặt cọc…
Rủi ro về pháp lý khi mua nhà trả góp
Bạn sẽ vô cùng rắc rối và tốn thời gian khi gặp phải vấn đề này.
- Nguyên nhân: Chủ đầu tư hoặc bên bán thiếu các giấy tờ quan trọng như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (Sổ đỏ, sổ hồng),.... Tồi tệ nhất là mất toàn bộ tài sản nếu không tiến hành kiểm tra tính hợp pháp của ngôi nhà định mua.
- Giải pháp: Bạn hãy yêu cầu bên bán cho xem các giấy tờ liên quan đến căn hộ, nhận định dấu vết tẩy xóa, rách nát chắp vá, rồi các loại giấy tờ đi kèm khác (nếu có) như thế chấp, vay nợ… trước khi tiến hành mua bán. Kế đến phải kiểm tra chéo bằng hình thức đến cơ quan cấp chứng nhận sở hữu (sổ đỏ) để kiểm tra thông tin gốc của tài sản đỏ.
Rủi ro về lãi suất khi mua nhà trả góp
Lãi suất là điểm nóng và cực kì nóng trong quá trình tiến hành mua nhà trả góp.
- Nguyên nhân: Người mua luôn muốn có mức lãi suất thấp nhất từ ngân hàng và những cam kết hứa hẹn về mức lãi suất “trong mơ” của một số ngân hàng khi khách muốn vay vốn. Bạn cần thật tỉnh táo nhìn vào các con số mà ngân hàng đưa ra vì đó có thể là mức lãi trong thời gian đầu, khoảng thời gian sau nó có thể tăng lên 3 - 4%.
Xem thêm: Có nên mua nhà trả góp? Cách mua nhà trả góp hiệu quả!
- Giải pháp: Phải tham khảo thị trường nhiều hơn, tìm hiểu các chính sách của những ngân hàng uy tín, so sánh chúng để quyết định đơn vị vay phù hợp với khả năng của bản thân.
Mua nhà trả góp sẽ là giải pháp thông minh, khôn ngoan cho những ai biết tính toán để có mức chi trả hợp lý. Nhưng nó sẽ là những sai lầm để đời cho những ai chỉ "tiện tay" mà không hề có kế hoạch. Thông qua bài viết,YouHomes hi vọng bạn đọc sẽ có thêm những kinh nghiệm cho bản thân khi quyết định lựa chọn tổ ấm cho gia đình mình.
Có lẽ bạn nên đọc thêm
2,4 tỷ đồng mua chung cư hay nhà đất?
Cùng một vị trí và mức giá tương đồng, môi trường sống và giá cho thuê chung cư sẽ tốt hơn nhà đất, theo chuyên gia. - VnExpressSo sánh 2 tỷ nên mua chung cư hay nhà đất ?
Ngân sách eo hẹp 2 tỷ nên mua chung cư hay nhà đất? Giải đáp thắc mắc này phải dựa vào nhu cầu của chính bạn. Hãy để YouHomes tư vấn...Nên mua chung cư hay nhà riêng?
Chung cư hay nhà đất đều có những lợi ích khác nhau. Phải căn cứ vào những yếu tố lợi ích cũng như bất cập của nó để đưa ra được quyết định nên mua nhà hay chung cư.Mua nhà chung cư tại Hà Nội: Có nên mua qua trung gian?
Khi tìm mua nhà chung cư tại Hà Nội có nên tìm đến một đơn vị trung gian hay tự mình tìm kiếm căn hộ? Đâu sẽ là cách bạn nên lựa chon?
BÌNH LUẬN