Những thiết kế đầy táo bạo của kiến trúc sư Việt Nam
Tạm quên đi những ngôi nhà kiểu mẫu, cổ điển, chúng ta sẽ có cái nhìn mới lạ khi khám phá những thiết kế đầy táo bạo của kiến trúc sư Việt Nam.
Sự thoải mái, trong lành và an tĩnh chính là điểm khởi đầu cho ý tưởng về Hopper House. Căn nhà độc đáo này được xây dựng trên mảnh đất Quảng An, Tây Hồ.
Nhà hình phễu ở Tây Hồ
Gần gũi là cảm giác đầu tiên khi nhìn thấy căn nhà, dù thiết kế của nó vô cùng độc đáo và hiện đại. Bởi các kiến trúc sư của AHL Architects đã thiết kế không gian có sự kết hợp Đông - Tây, được lấy ý tưởng từ những ngôi nhà mái ngói truyền thống của người dân Bắc Bộ.
Hopper House gồm có 3 lớp không gian chính: Sân nhà – Không gian sinh hoạt chung – Không gian sinh hoạt riêng. Thiết kế chiều cao tăng dần và mỗi không gian của Hopper House đều tận dụng tối đa và hiệu quả lượng ánh sáng và gió tự nhiên, giúp không gian thoáng đãng và tràn đầy sức sống.
Sự kết hợp của màu sắc tự nhiên, ánh sáng và cây xanh được bày trí hợp lý, đã đem tới cảm giác gần gũi hơn với thiên nhiên, tinh thần con người cũng từ đó mà thư thái hơn.
Kiến trúc sư đã khéo léo ứng dụng gỗ vào những chi tiết đắt giá trong nhà để khơi gợi cảm nhận người xem về nét kiến trúc truyền thống xưa, vừa gợi nét hiện đại.
Điểm độc đáo của ngôi nhà không dừng lại ở đó. Lấy cảm hứng từ mái cong cong của mẫu nhà ngói truyền thống, phần mái của Hopper House được thiết kế có độ dốc phù hợp để tập trung nước mưa, ánh sáng để tưới tắm cho cây, giống như một cái phễu.
Giống như sự đón nhận thiên nhiên, sức sống vào bên trong ngôi nhà, gợi sự thanh bình bên trong lòng người.
Khối kính giúp phân chia khu vực, tạo hành lang nhỏ để thiết lập trật tự cho không gian mở nơi đây. Chúng ta như đang bước vào một buổi triển lãm nghệ thuật trong nhà - nơi nhìn ngắm thiên nhiên của riêng mình.
Mẫu ban công console trên tầng 2 và tầng 3 thu hút với khung kim loại và dây treo thả, gợi ta nghĩ đến hình ảnh cầu treo ở các nước Mỹ. Ban công được đưa dài ra ngoài để gia chủ có được sự thoải mái tối đa, không bị gò ép. Tưởng tượng với ban công này, bạn sẽ ăn tối tại đây thì như thế nào chưa?
Cái tài của đội ngũ kiến trúc sư chính là thành công trong việc pha trộn giữa chất liệu Đông – Tây, cũ – mới với tỉ lệ thích hợp: Mỗi yếu tố đều có sự nổi bật dù đứng độc lập hay cùng sắp đặt trong một không gian. Hiệu ứng từ sự kết hợp hoàn hảo này, chính là diện mạo đầy cuốn hút của Hopper House.
“Hang gạch” tại Đông Anh
Sống trong căn nhà mà không có gì khép kín thì cảm giác sẽ thế nào? Nếu muốn được quan sát thực tế thì có một căn nhà nằm ở ngoại ô Hà Nội, được thiết kế bởi H&P Architects. Căn nhà có cấu trúc như một hang động "lỗ".
Ý tưởng thiết kế bắt đầu từ việc gia chủ muốn hướng tới một môi trường tự nhiên nhưng theo cách nhân tạo. Vậy nên các kiến trúc sư đã chọn vật liệu chủ yếu là để trang trí ngôi nhà là gạch ngói. Gạch từ lâu đã là một vật liệu quen thuộc và được sử dụng rộng rãi ở các vùng nông thôn của Việt Nam với phương pháp xây dựng thủ công đơn giản, tạo nên sự gần gũi, mộc mạc.
Sự sắp xếp xen kẽ các loại cây và rau xanh xen kẽ tường gạch lỗ, mang ý nghĩa giống như thiên nhiên có thể nảy nở từ mọi vật. Với khu vườn nhỏ trên sân thượng, ngôi nhà trở thành một chậu cây lớn, hòa mình với thiên nhiên.
Chuỗi các không gian được kết nối với nhau một cách ngẫu nhiên, giúp xóa đi ranh giới giữa trong và ngoài, nhà ở và đường phố, con người và thiên nhiên. Con người được sống tự do và thoải mái hơn nhiều so với việc bị bó hẹp trong bốn bức tường.
“Hang gạch” nhắc nhở mọi người về những mảnh cảm xúc vừa lạ vừa quen bằng cách đưa tới những hình ảnh của các góc của sân, mở rộng bầu trời, dải vườn và các phần của con hẻm. Điều này mang đến một trải nghiệm thú vị trong không gian mở rộng lớn hài hòa và thoải mái.
Nhà thủng mái ở Long An
Dưới đây là những chia sẻ từ các kiến trúc sư của Tropical Space – những người trực tiếp tạo căn nhà đặc biệt này. Nó được lấy cảm hứng từ ngôi nhà truyền thống, được thiết kế theo 3 không gian riêng biệt cùng mái dốc thể hiện sự hiện đại và mạnh mẽ.
Đồng thời, các kiến trúc sư đã tối đa hóa hiệu quả thông gió bằng cách chia mái nhà thành hai phần và có sân ngay trong nhà, kết hợp cùng những bức tường lớn và xốp có thể mang gió vào.
Những không gian được phân chia bằng cường độ ánh sáng và bóng tối khác nhau.
Mái nhà được tách đôi, tạo khoảng giếng trời ở chính giữa nhà. Phần mái "thủng" hút gió, ánh sáng vào trong nhà nên gia chủ không cần dùng điều hòa dù nắng nóng quanh năm.
Nhà Cuckoo ở Đà Nẵng
Căn nhà được xây dựng với mục đích kết nối mọi người bằng cách loại bỏ những bức tường ngăn cách. Vậy nên các kiến trúc sư của Tropical Space đã dùng những khoảng đệm vừa thực hiện chức năng ngăn cách vừa thúc giục mọi người rời khỏi phòng và hòa nhập với nhau.
Dự án được xây dựng bằng gạch đất sét địa phương mang lại cảm giác quen thuộc cho người dùng và có hình dạng kiến trúc gợi nhớ về đồng hồ Cuckoo.
Nhà Cuckoo bao gồm ba khối được kết nối bởi các khoảng không gian đệm.
Khối A là phòng ngủ chính gồm hai tầng. Tầng trên là phòng ngủ và tầng còn lại là phòng tắm và tủ quần áo không cửa. Khối B cũng có hai tầng, tầng trên là phòng ngủ trẻ em và dưới là phòng khách. Khối C chứa nhà bếp và bàn ăn.
Các khoảng đệm này có thể được sử dụng linh hoạt, kết nối trong nhà và ngoài trời, làm cho các hoạt động của ngôi nhà có thể vừa riêng tư vừa mở, trong khi đó, gió có thể thổi qua các ngóc ngách của ngôi nhà và khiến nó mát lạnh dù đang trong mùa hè của vùng nhiệt đới.
Có lẽ bạn nên đọc thêm
Chuyên gia: Tiêu chuẩn nào cho đô thị xanh?
Hiện nay, khái niệm “đô thị sinh thái” hay “đô thị xanh” được nhắc đến khá nhiều trong lĩnh vực bất động sản. Tuy nhiên, hiện chưa có bộ nguyên tắc nào làm chuẩn để đánh giá hoặc xếp loại dự án xanh.Liệu hiện tượng "bong bóng" có xảy ra trong thị trường bất động sản 2019?
Hiện tượng "bong bóng" trong thị trường BĐS đem lại nhiều rủi do cho các nhà đầu tư, đặc biệt là những "cơn sốt ảo" làm lũng đoạn thị trường. Vậy các chuyên gia sẽ nhận định như thế nào?Kịch bản nào cho thị trường căn hộ chung cư năm 2019?
Chung cư là loại hình nhà ở chủ đạo tại các thành phố lớn - nơi tốc độ gia tăng dân số cơ học cao trong khi quỹ đất ngày càng hạn hẹp. Những biến chuyển nội tại của phân khúc căn hộ sẽ ra sao?Sự ồ ạt nguồn cung sẽ tạo áp lực về lợi suất cho thuê căn hộ?
Trong năm 2019,nhiều dự án được xây dựng và sẽ bàn giao cho người mua, trong đó một lượng lớn căn hộ sẽ được đưa ra thị trường cho thuê. Điều này sẽ tạo áp lực đối với lợi suất cho thuê căn hộ.
BÌNH LUẬN