Thanh Hoá: Căng thẳng phiên đấu giá có một không hai
Sau những phiên đấu giá căng thẳng liên tiếp gần 8h, “đất vàng” dự án Khu dịch vụ thương mại, văn phòng và dân cư thuộc Khu đô thị Đông Hương, TP. Thanh Hóa đã tìm được chủ.
Ngày 26/9, tại Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản Thanh Hóa, TP. Thanh Hóa đã diễn ra cuộc đấu giá tài sản quyền sử dụng đất đợt 1, dự án Khu dịch vụ thương mại, văn phòng và dân cư thuộc khu đô thị Đông Hương, TP. Thanh Hóa (mặt bằng quy hoạch số 3241/QĐ-UBND ngày 7-6-2013 của UBND TP Thanh Hóa; gọi tắt là MB 3241). Dự án có tổng diện tích gần 58.000 m2 gồm 375 lô đất liền kề và đất biệt thự.
Trước đó, khu đất này bị dính tai tiếng bởi trong năm 2018, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức 2 lần đấu giá nhưng bất thành. Cụ thể, lần thứ nhất vào ngày 22/1/2018 đã có nhiều dấu hiệu bất thường khi chỉ có 2 đơn vị tham gia đấu giá. Đơn vị trúng đấu giá sau đó được xác định là Công ty Cổ phần Nakama Việt Nam (có địa chỉ tại Thanh Hóa) với số tiền hơn 437 tỉ đồng (chỉ cao hơn giá sàn gần 4 tỉ đồng).
Lô đấtKhu dịch vụ thương mại, văn phòng và dân cư thuộc Khu đô thị Đông Hương, TP. Thanh Hóa
Kết quả đấu giá trên khiến người dân và dư luận hoài nghi có sự bắt tay "thông thầu" gây thất thoát ngân sách nhà nước. Bởi tại khu vực này giá đất thời điểm đó dao động từ 20-28 triệu đồng/m2. Ngày 14/3/2018, UBND TP. Thanh Hóa đã ra quyết định hủy kết quả đấu giá.
Đến tháng 7/2018, MB 3241 đã được tái khởi động và tăng giá khởi điểm từ 7,5 triệu đồng/m2 lên 9 triệu đồng/m2. Tuy nhiên trong quá trình bán hồ sơ, Công ty Đấu giá Hợp danh Hoàng Nguyên liên tục thay đổi thời gian đấu giá và có 15/18 hồ sơ đấu giá hợp lệ bất ngờ bị loại ngay trước thời điểm đấu giá khoảng vài giờ, chỉ còn 3 hồ sơ.
Phiên đấu giá ngày 9/10/2018 vì thế cũng không diễn ra như kế hoạch do các cá nhân, tổ chức bị loại kéo tới UBND Thanh Hóa để yêu cầu lãnh đạo TP. Thanh Hóa có câu trả lời thỏa đáng.
Cả 2 lần đấu giá trên đều dính phải những thông tin lùm xùm quanh việc đấu giá thiếu minh bạch tại MB 3241, Sở Tư pháp Thanh Hóa đều vào cuộc và phát hiện đơn vị được giao đấu giá vi phạm Luật Đấu giá tài sản và yêu cầu Chủ tịch UBND TP Thanh Hóa hủy hợp đồng dịch vụ đấu giá với các đơn vị trên.
Sau gần 8h căng thẳng cuối cùng MB 3241, Khu dịch vụ thương mại, văn phòng và dân cư thuộc Khu đô thị Đông Hương, TP. Thanh Hóa đã có chủ
Sau đó, ngày 12/4/2019, bà Lê Thị Thìn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ký quyết định phê duyệt phương án đấu giá lần 3 cho khu "đất vàng" này với giá khởi điểm nâng lên 11 triệu đồng/m2 (hơn 666,4 tỉ đồng). Phương án đấu giá trọn gói toàn bộ 375 lô đất theo tổng giá khởi điểm theo hình thức bỏ phiếu kín từng vòng, phương thức trả giá lên.
Các tổ chức, cá nhân bảo đảm đủ điều kiện tham gia đấu giá mua hồ sơ tại Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản Thanh Hóa từ ngày 6 đến 23/9/2019, nộp tiền đặt trước 10% tổng giá khởi điểm (tương đương hơn 66 tỉ đồng) từ ngày 23 đến 25/9/2019.
Tại phiên đấu giá sau 30 vòng, MB 3241, khu "đất vàng" nhiều tai tiếng giữa trung tâm TP. Thanh Hóa với giá khởi điểm 666,4 tỉ đồng đã kết thúc với giá cuối cùng là hơn 1.215 tỉ đồng, tăng thu cho ngân sách nhà nước thêm 548,6 tỉ đồng. Cuộc đấu giá mặt bằng "đất vàng" này do Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản - Sở Tư pháp tỉnh Thanh Hóa đứng ra thực hiện. Có 13 đơn vị đủ điều kiện tham gia đấu giá khi đóng đủ số tiền 10% đặt trước là 66,6 tỉ đồng.
Không khí tại phiên đấu giá lần 3 này được cho là cực "nóng" và căng thẳng bởi diễn ra từ 8h00 sáng cho đến gần 15h00 cùng ngày mới đi đến kết thúc. Sau 30 vòng đấu, ông chủ của khu "đất vàng" chính là Liên danh công ty cổ phần đầu tư và xây dựng ADI - Công ty cổ phần Đông Sơn Thanh Hóa (có địa chỉ ở đường Lê Quý Đôn, TP Thanh Hóa) trúng đấu giá với số tiền 1.215 tỉ đồng.
Có thể bạn quan tâm: Vingroup, FLC cùng với nhiều nhà đầu tư lớn khác bắt đầu đổ bộ vào vùng đất tiềm năng mới - Thanh Hóa
Như vậy, với giá khởi điểm là 666,4 tỉ đồng, kết thúc với kết quả hơn 1.215 tỉ đồng, cuộc đấu giá này đã tăng thu thêm cho ngân sách nhà nước là 548,6 tỉ đồng. Phiên đấu giá được giới chuyên gia trong ngành bất động sản tại Thanh Hóa đánh giá là có một không hai, với 8h "căng não" của lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa và các đơn vị doanh nghiệp tham gia.
Có lẽ bạn nên đọc thêm
Nhà đầu tư đã chấp nhận xuống tiền mua bất động sản, chu kỳ tăng trưởng mới bắt đầu?
Theo TS Nguyễn Văn Đính, các sản phẩm bất động sản trên 5 tỷ đồng, có mức giá đi ngang một thời gian sau giai đoạn cắt lỗ sâu vào đầu năm nay đã được nhà đầu tư "chấp nhận" xuống tiềnThị trường bất động sản đã thoát 'đáy'?
Thị trường bất động sản (BĐS) những tháng cuối năm dù có những tín hiệu tốt nhưng vẫn còn nhiều dự án chưa gỡ vướng được về pháp lý, giao dịch hạn chế.Thị trường bất động sản sắp đón nhận nhiều tin vui mới?
Bên cạnh việc triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường bất động sản thì nhiều quy hoạch quan trọng cũng đang được thẩm định, sắp phê duyệt.Nhà đầu tư có chờ “điểm trũng” tháng cô hồn để xuống tiền?
Cận kề tháng 7 âm lịch (còn gọi là tháng cô hồn), thị trường bất động sản liệu diễn biến “đảo chiều” khi tâm lý săn hàng thời điểm này có thể bật tăng?.
BÌNH LUẬN