Thúc đẩy giá trị BĐS khu vực Nam Sài Gòn nhờ hoàn thiện cơ sở hạ tầng
Khu vực phía Nam TP.HCM đang đón nhận làn sóng đầu tư mạnh mẽ từ các tập đoàn lớn. Cùng với nhiều dự án tầm cỡ được đầu tư, một làn sóng giãn dân về các khu vực phía Nam TP.HCM đã diễn ra khá mạnh mẽ
Hơn 20 năm trước, Nam Sài Gòn còn là vùng đầm lầy ruộng nước hoang vu, mọi chỉ số phát triển đều lép vế so với khu vực lân cận. Thế nhưng chỉ trong 10 năm trở lại đây, những nan đề khó giải như hạ tầng quá tải, giao thông thiếu kết nối, không đáp ứng được nhu cầu của đông đảo người dân đã dần được xóa bỏ. Từ đó, nói về Nam Sài Gòn, người ta nhắc nhiều hơn về sự chuyển mình mạnh mẽ, thay màu toàn diện nhờ hạ tầng hoàn thiện.
So với các vùng khác, khu vực phía Nam TP.HCM tuy đi sau nhưng đang trở thành tâm điểm đầu tư nhờ vào chính sách phát triển hạ tầng ngày càng đồng bộ. Gần đây, khu vực này đã tập trung nhiều nguồn lực đầu tư vào giao thông, siết chặt kết nối các tuyến theo trục dọc.
Từ đầu năm 2019, trong khi thị trường bất động sản khu vực TP.HCM giảm nhiệt vì quỹ đất siết chặt thì các nhà đầu tư đã bắt đầu dồn về khu vực phía Nam. Với ưu điểm về vị trí, nền tảng đến từ hạ tầng, kết hợp với những giá trị vốn có khác, trong những năm trở lại đây khu vực phía Nam TP.HCM có nhiều bứt phá ấn tượng, trở thành điểm đến lý tưởng của khách hàng, nhà đầu tư.
Cụ thể, trong năm 2018, Nam Sài Gòn đã ghi nhận con số đầu tư lên đến 115.000 tỷ vào hàng loạt dự án giao thông lớn. Bước sang năm 2019, khu Nam vẫn tiếp tục là trọng điểm đầu tư cơ sở hạ tầng. Ngày 16/9/2019 vừa qua, Tp. Hồ Chí Minh đã hoàn tất mở rộng cầu Kênh Tẻ (nối quận 4 và 7); mặt cầu được nới rộng 2m với kỳ vọng giảm ùn tắc cho tuyến đường huyết mạch từ khu Nam ra vào trung tâm Sài Gòn. Bên cạnh đó, Tp. Hồ Chí Minh cũng khởi động dự án cầu Thủ Thiêm 4 nối quận 2 và 7, có mức đầu tư khoảng 5.200 tỷ đồng được kỳ vọng giúp phát triển nhanh Khu đô thị mới Thủ Thiêm và tạo động lực cho quận 7 có đột phá mới về kinh tế - xã hội. Dự án hầm chui tại ngã tư Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ (quận 7) cũng dự kiến trình thiết kế trong tháng 9/2019 và khởi công trong tháng 12/2019 với tổng kinh phí hơn 830 tỷ đồng sẽ giúp thông tuyến giao thông huyết mạch Nguyễn Hữu Thọ nối khu Nam với trung tâm thành phố.
Có thể thấy, việc thành phố quán triệt định hướng phát triển khu Nam thành khu trung tâm thương mại, hành chính, tài chính, y tế và giải trí; tập trung đầu tư hạ tầng cơ sở, tháo gỡ vướng mắc kết nối của Nam Sài Gòn với các khu vực lân cận đã mang lại tác động tích cực tới nhiều mặt của kinh tế - xã hội. Thị trường bất động sản cũng không nằm ngoài những tác động đó. Điều này đã kích cầu không ít giá trị của các dự án bất động sản khu vực.
Trên thực tế, thời gian qua, khu vực phía Nam TP.HCM đã đón nhận làn sóng đầu tư mạnh mẽ từ các tập đoàn lớn. Cùng với nhiều dự án tầm cỡ được đầu tư, một làn sóng giãn dân về các khu vực phía Nam TP.HCM đã diễn ra khá mạnh mẽ.
Nhận định về triển vọng của các đô thị vệ tinh liền kề TP.HCM, ông Nguyễn Hoàng - Giám đốc bộ phận R&D DKRA Vietnam cho biết: “Theo chủ trương phát triển đô thị vệ tinh, xu hướng giãn dân ra các vùng cận TP.HCM để khai thác quỹ đất rộng và xây dựng không gian sống chất lượng đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Sở hữu vị trí trọng điểm liên kết vùng, khu vực phía Nam TP.HCM có nhiều tiềm năng hình thành nên những trung tâm kinh tế và khu đô thị sầm uất.
Tính đến thời điểm hiện tại, giá đất trung bình tại các đô thị vệ tinh thuộc khu vực phía Nam TP.HCM như Cần Giuộc, Bến Lức... đang dao động ở mức 15 - 18 triệu đồng/m2, tăng từ 50 - 65% so với năm 2017. Sau khi hạ tầng giao thông được đầu tư hoàn thiện, giá bất động sản khu vực này sẽ còn bứt phá mạnh”.
Có lẽ bạn nên đọc thêm
Nhà đầu tư đã chấp nhận xuống tiền mua bất động sản, chu kỳ tăng trưởng mới bắt đầu?
Theo TS Nguyễn Văn Đính, các sản phẩm bất động sản trên 5 tỷ đồng, có mức giá đi ngang một thời gian sau giai đoạn cắt lỗ sâu vào đầu năm nay đã được nhà đầu tư "chấp nhận" xuống tiềnThị trường bất động sản đã thoát 'đáy'?
Thị trường bất động sản (BĐS) những tháng cuối năm dù có những tín hiệu tốt nhưng vẫn còn nhiều dự án chưa gỡ vướng được về pháp lý, giao dịch hạn chế.Thị trường bất động sản sắp đón nhận nhiều tin vui mới?
Bên cạnh việc triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường bất động sản thì nhiều quy hoạch quan trọng cũng đang được thẩm định, sắp phê duyệt.Nhà đầu tư có chờ “điểm trũng” tháng cô hồn để xuống tiền?
Cận kề tháng 7 âm lịch (còn gọi là tháng cô hồn), thị trường bất động sản liệu diễn biến “đảo chiều” khi tâm lý săn hàng thời điểm này có thể bật tăng?.
BÌNH LUẬN