TP. HCM: Thí điểm mô hình chính quyền đô thị cấp thành phố
TP. HCM vừa dự thảo văn bản kiến nghị cho TP được thí điểm mô hình chính quyền đô thị, theo đó định hướng tổ chức lại các đơn vị hành chính ở quận 2, 9 và Thủ Đức thuộc khu đô thị sáng tạo phía Đông.
Sở Nội vụ Thành phố vừa có tờ trình Chủ tịch UBND TP. HCM Nguyễn Thành Phong về dự thảo văn bản kiến nghị Bộ Chính trị chấp thuận cho TP. HCM được thí điểm mô hình chính quyền đô thị. Trước đó, Thường trực Thành ủy TP. HCM đã chỉ đạo xây dựng đề cương sơ bộ của đề án này và dự thảo các tờ trình, dự kiến trình Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố thông qua trong tháng 11 để trình Bộ Chính trị trong tháng 12/2019.
Theo dự thảo tờ trình, TP. HCM nêu lên thực trạng của quá trình đô thị hóa trên địa bàn; kinh nghiệm về tổ chức và hoạt động của chính quyền đô thị ở một số nước và kinh nghiệm thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND quận, huyện, phường tại thành phố; kinh nghiệm tổ chức thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. HCM.
Sở Nội vụ cũng nêu lên thực trạng tổ chức xây dựng chính quyền điện tử và đô thị thông minh tại thành phố đông dân nhất nước.
Theo dự thảo tờ trình của Sở Nội vụ TP.HCM, đề cương sơ bộ của đề án thí điểm mô hình chính quyền đô thị tại TP.HCM gồm bốn phần. Trong đó:
Phần thứ nhất, nêu lên sự cần thiết, căn cứ và cơ sở lý luận thực tiễn xây dựng đề án. Trong phần này, TP.HCM nêu lên thực trạng của quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng trên địa bàn; kinh nghiệm về tổ chức và hoạt động của chính quyền đô thị ở một số nước và kinh nghiệm thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND quận, huyện, phường tại TP.HCM, cũng như kinh nghiệm tổ chức thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM.
Phần thứ hai của đề án nêu lên thực trạng tổ chức chính quyền tại TP.HCM, trong đó có thực trạng xây dựng chính quyền điện tử và đô thị thông minh.
Phần thứ ba, nêu rõ định hướng và nội dung thí điểm quản lý theo mô hình chính quyền đô thị tại TP.HCM. Cụ thể, định hướng thí điểm mô hình tổ chức chính quyền đô thị TP.HCM sẽ theo hướng: Xây dựng mô hình tổ chức một cấp chính quyền (cấp thành phố) và hai cấp hành chính (quận, huyện, thành phố thuộc TP.HCM và phường, xã, thị trấn). Sẽ không tổ chức HĐND ở quận, huyện, thành phố thuộc TP.HCM mà chỉ tổ chức cơ quan hành chính theo thiết chế UBND. Tương tự cũng sẽ không tổ chức HĐND ở phường, xã, thị trấn mà chỉ tổ chức cơ quan hành chính theo thiết chế UBND.
Ngoài ra, đề án cũng nêu rõ định hướng tổ chức lại các đơn vị hành chính (quận 2, 9, Thủ Đức) thuộc khu đô thị sáng tạo phía đông (thành lập thành phố thuộc TP.HCM).
Bên cạnh đó, về cơ chế, chính sách phân cấp quản lý, đề án nêu rõ sẽ tiếp tục đẩy mạnh phân cấp giữa chính quyền các cấp thành phố và những vấn đề kiến nghị Trung ương phân cấp cho Thành phố phù hợp với điều kiện chính quyền đô thị tại TP. HCM. Theo đó, đổi mới cơ chế, chính sách phân cấp quản lý giữa Trung ương và chính quyền thành phố, trong đó tiếp tục thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố TP. HCM theo Nghị quyết 54 của Quốc hội và một số nội dung phân cấp khác như quản lý đất đai, đầu tư, quy hoạch, ngân sách, phân bổ biên chế…
Phần thứ tư, nói rõ cách thức tổ chức thực hiện, trong đó có dự báo tác động của việc triển khai mô hình.
Sở Nội vụ TP.HCM đã dự thảo đề cương sơ bộ của đề án thí điểm mô hình chính quyền đô thị và tờ trình của Ban cán sự đảng UBND TP.HCM trình Ban Thường vụ Thành ủy và tờ trình của Ban Thường vụ Thành ủy trình Bộ Chính trị xem xét, quyết định.
Có lẽ bạn nên đọc thêm
Nhà đầu tư đã chấp nhận xuống tiền mua bất động sản, chu kỳ tăng trưởng mới bắt đầu?
Theo TS Nguyễn Văn Đính, các sản phẩm bất động sản trên 5 tỷ đồng, có mức giá đi ngang một thời gian sau giai đoạn cắt lỗ sâu vào đầu năm nay đã được nhà đầu tư "chấp nhận" xuống tiềnThị trường bất động sản đã thoát 'đáy'?
Thị trường bất động sản (BĐS) những tháng cuối năm dù có những tín hiệu tốt nhưng vẫn còn nhiều dự án chưa gỡ vướng được về pháp lý, giao dịch hạn chế.Thị trường bất động sản sắp đón nhận nhiều tin vui mới?
Bên cạnh việc triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường bất động sản thì nhiều quy hoạch quan trọng cũng đang được thẩm định, sắp phê duyệt.Nhà đầu tư có chờ “điểm trũng” tháng cô hồn để xuống tiền?
Cận kề tháng 7 âm lịch (còn gọi là tháng cô hồn), thị trường bất động sản liệu diễn biến “đảo chiều” khi tâm lý săn hàng thời điểm này có thể bật tăng?.
BÌNH LUẬN