VCCI đề xuất bãi bỏ ngành nghề quản lý vận hành chung cư vì không đảm bảo với thực tiễn
VCCI đã tiến hành rà soát 243 ngành nghề đầu tư kinh doanh và nhận thấy 22 ngành nghề kinh doanh cần xem xét bỏ ra khỏi danh mục này. Trong số đó có kinh doanh dịch vụ quản lý, vận hành nhà ở chung cư
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản gửi Vụ Pháp chế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, kiến nghị sửa đổi Danh mục ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện tại Luật đầu tư (sửa đổi) năm 2016.
Theo đó, VCCI đã tiến hành rà soát 243 ngành nghề đầu tư kinh doanh và nhận thấy 22 ngành nghề kinh doanh cần được xem xét để bãi bỏ ra khỏi danh mục này. Trong số đó có kinh doanh dịch vụ quản lý, vận hành nhà chung cư (Mục 119).
Xét về bản chất thì đây là hợp đồng việc về dịch vụ, dịch vụ tốt hay không sẽ do thị trường quyết định.
Trong khi đó, theo quy định hiện hành, tại khoản 2, điều 105 của Luật Nhà ở 2014 thì đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư phải có đủ điều kiện về chức năng và năng lực theo quy định: Được thành lập, hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp hoặc Luật Hợp tác xã và có chức năng quản lý vận hành nhà chung cư.
Bên cạnh đó, đơn vị này phải có các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ về quản lý vận hành nhà chung cư bao gồm bộ phận kỹ thuật, dịch vụ, bảo vệ an ninh, vệ sinh, môi trường. Đồng thời, đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư phải có đội ngũ cán bộ, nhân viên đáp ứng yêu cầu về quản lý vận hành nhà ở bao gồm lĩnh vực xây dựng, kỹ thuật điện, nước, phòng cháy, chữa cháy, vận hành trang thiết bị gắn với nhà chung cư và có giấy chứng nhận đã được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ về quản lý vận hành nhà chung cư theo quy định của Bộ Xây dựng.
Có thể bạn quan tâm:
Dự báo ngành xây dựng Việt Nam sẽ bùng nổ trong những năm tới
Khởi công xây dựng tòa tháp 108 tầng trong khu đô thi trị giá 4,2 tỷ USD tại Việt Nam
Xem xét kỷ luật lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa do sai phạm trong việc quản lý đất đai
Trao đổi về vấn đề này, luật sư Trương Anh Tú (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) cho rằng, việc quản lý vận hành nhà chung cư là một việc phức tạp, đòi hỏi người làm cần có kiến thức, trình độ chuyên môn. Thí dụ, tại một khu chung cư có khoảng 5.000 – 10.000 dân, yêu cầu người làm giám đốc quản lý vận hành hoặc trưởng Ban quản trị phải hiểu biết về quản lý nhà nước cũng như những lĩnh vực xây dựng, pháp luật, tài chính kinh tế tương đương như một chủ tịch quận. Với chung cư có từ 1.000 đến vài nghìn dân thì cần người quản lý tương đương với trưởng phòng cấp quận hoặc chủ tịch phường. Điều đó có nghĩa công việc này yêu cầu người làm phải có trí tuệ, có nghiệp vụ về quản lý nhà nước và chuyên môn kỹ thuật, kinh tế, luật pháp…Do đó, theo luật sư Tú, nếu Luật Đầu tư đề xuất bãi bỏ ngành nghề quản lý vận hành chung cư thì có thể không đảm bảo đối với thực tiễn hiện nay. Luật sư Tú đề nghị các chuyên gia soạn thảo Luật đầu tư cần tham khảo, cân nhắc để có thể đưa ra đạo luật mang tính toàn diện.
Bà Nguyễn Hoài An, Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu, tư vấn phát triển và thẩm định giá của CBRE Việt Nam tại Hà Nội, cũng cho rằng đây là một lĩnh vực đòi hỏi chuyên môn, kỹ thuật cao, bao gồm chuyên môn vận hành và những kỹ năng mềm liên quan đến quản lý, xử lý sự cố. Trong quá trình vận hành đưa dự án vào sử dụng, chủ đầu tư cũng có thể thuê các đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ quản lý tòa nhà. Các đơn vị này có nhiều kinh nghiệm giúp giải quyết sự cố nhanh hơn. Theo bà An, thị trường bất động sản Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn phát triển, không ít các chủ đầu tư vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc phát triển và vận hành nhà chung cư, cư dân cũng chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc sống trong chung cư cũng như lựa chọn những sản phẩm bất động sản phù hợp. “Do đó đây là một ngành nghề tương đối quan trọng ảnh hưởng không ít đến đến chất lượng cuộc sống của cư dân cũng như những dự án chung cư, văn phòng và các loại hình bất động sản khác”, bà An nhận định.
Có lẽ bạn nên đọc thêm
Nhà đầu tư đã chấp nhận xuống tiền mua bất động sản, chu kỳ tăng trưởng mới bắt đầu?
Theo TS Nguyễn Văn Đính, các sản phẩm bất động sản trên 5 tỷ đồng, có mức giá đi ngang một thời gian sau giai đoạn cắt lỗ sâu vào đầu năm nay đã được nhà đầu tư "chấp nhận" xuống tiềnThị trường bất động sản đã thoát 'đáy'?
Thị trường bất động sản (BĐS) những tháng cuối năm dù có những tín hiệu tốt nhưng vẫn còn nhiều dự án chưa gỡ vướng được về pháp lý, giao dịch hạn chế.Thị trường bất động sản sắp đón nhận nhiều tin vui mới?
Bên cạnh việc triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường bất động sản thì nhiều quy hoạch quan trọng cũng đang được thẩm định, sắp phê duyệt.Nhà đầu tư có chờ “điểm trũng” tháng cô hồn để xuống tiền?
Cận kề tháng 7 âm lịch (còn gọi là tháng cô hồn), thị trường bất động sản liệu diễn biến “đảo chiều” khi tâm lý săn hàng thời điểm này có thể bật tăng?.
BÌNH LUẬN