Banner gói dịch vụ cam kết bán nhà trong 3 tháng

Xếp hạng khu dân cư

(Căn cứ theo 13,548 lượt bình chọn)

Thông tin khu dân cư

Chọn dự án, toà để xem

Danh bạ khẩn cấp

Danh bạ
  • Công an phường

    Công an phường

  • Trạm y tế phường

    Trạm y tế phường

  • Lễ tân toà nhà

    Lễ tân toà nhà

Banner tặng điểm youpoint

Bình chọn

Bình chọn khu dân cư

Chọn dự án để xemBình chọn dự án
  • An toàn an ninh
  • Dịch vụ tiện ích
  • Môi trường không khí
  • Đẳng cấp sang trọng
  • Chỉ số hạnh phúc

Tân trang cho ngôi nhà của bạn với kiến trúc Nhật Bản

Nếu bạn đang muốn làm mới không gian sống của mình thì kiến trúc nhà kiểu Nhật Bản là sự lựa chọn thích hợp với những ai mong muốn sự tối giản nhưng vẫn đầy tiện nghi.

Tân trang cho ngôi nhà của bạn với kiến trúc Nhật Bản

button-tim-mua.svg

Người Nhật Bản không hướng đến sự cầu kì hay quá cá tính cho ngôi nhà của mình. Điều họ chọn là sự tối giản nhưng vẫn rất tiện nghi và thoải mái.

Không gian tối đa

Bạn không cần một ngôi nhà lớn để có thể bày trí mọi thứ bạn muốn. Bằng việc tận dụng những không gian trống, kết hợp cùng thiết kế hình khối đơn giản, là bạn đã có thêm không gian hữu ích cho ngôi nhà.

Những thiết kế của người Nhật Bản thường hướng tới quan niệm “less is more”. Thay vì cố gắng tận dụng thêm khoảng trống thì bạn hãy bỏ chúng đi. Điều đó sẽ đem tới sự thanh thản, dễ thở thay vì bị gò ép trong chính ngôi nhà của mình.


Những hình khối giúp nâng cao tính hiện đại và sáng tạo, khiến ngôi nhà không đơn điệu.

Nội thất tối giản

Chủ nghĩa tối giản được gọi là Minimalism hay Danshari, đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng của người Nhật. Việc lựa chọn nội thất tối giản cho căn nhà có thể là gợi ý hữu hiệu để làm mới không gian của bạn.

Chúng ta có thể bắt đầu với việc giảm bớt những đồ dùng không cần thiết, hay đa năng hóa những chiếc tủ, giường ngủ trở thành nơi chứa đồ hữu hiệu. Việc tối giản nội thất giúp mở rộng không gian sống và cũng tập cho chính chúng ta thói quen gọn gàng, tiết kiệm.


Cầu thang của người Nhật cũng không cần quá lớn. Chúng sử dụng những vật liệu gọn nhẹ, giúp căn nhà trông thanh thoát hơn, đồng thời bạn có thể tận dụng những khoảng trống dưới chân cầu thang thành nơi để đồ.

Cùng với việc sử dụng những cách cửa phòng hay cửa sổ theo phong cách Nhật, ngôi nhà của bạn sẽ có sự thay đổi rõ rệt. Cửa trượt kiểu Nhật vừa có tính thẩm mĩ cao, vừa có thể tận dụng không gian, đồng thời tiết kiệm chi phí.

Ánh sáng và thiên nhiên tối đa

Lối sống đơn giản của người Nhật xuất phát từ Thiền Tông với những giá trị, lợi ích về tinh thần và cảm giác. Trong không gian Thiền như vậy, ánh sáng và thiên nhiên góp phần quan trọng trong tạo nên sự thư thái, thoải mái.

Ánh sáng tự nhiên mang đến cảm giác rộng rãi, thoáng đãng, khiến cho mọi màu sắc trở nên trung thực hơn so với ánh sáng nhân tạo. Hơn nữa, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng ánh sáng tự nhiên đem đến nguồn năng lượng tích cực, dồi dào cho mọi người. Việc tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên giúp tiết kiệm chi phí mà hiệu quả sử dụng tốt nhất.

Trong thiết kế của người Nhật, họ luôn đưa nào những yếu tố thiên nhiên. Những loại cây thường được sử dụng như tre, bonsai, cọ… với kích thước nhỏ gọn đặt trong nhà hay cả những cây cổ thụ bên ngoài vườn. Tất cả đem lại sự tươi mát, hòa hợp trong – ngoài. Đồng thời, vật liệu được sử dụng cũng thường hướng tới thiên nhiên, mộc mạc mà hiện đại: bề mặt gỗ, bê tông trần, bề mặt đá nhám…


Màu sắc tối giản

Sự nhẹ nhàng, hài hòa làm nên sự khác biệt trong việc lựa chọn màu sắc của người Nhật. Gam màu trung tính trở nên phổ biến trong thiết kế nội thất của họ. Các màu sắc khác nhau như nâu, xanh hay xám kết hợp cùng màu trắng hoặc màu be, hướng tới sự đơn giản mà không đơn điệu.


Kiến trúc Nhật Bản thể hiện chính nếp sống, văn hóa của con người nơi đây. Kiểu kiến trúc ấy đã trở thành cảm hứng cho những thiết kế trên thế giới, một “bài học” trong bày trí, chọn lựa không gian sống. Sự tối giản nhưng cũng là sự tối đa. Những gợi ý trên của YouHomes mong rằng có thể giúp bạn hoàn thiện không gian sống của mình.

Phương Dung

button-tim-mua.svg

  • Đánh giá:
  • (97 đánh giá)
Bài viết có hữu ích không?

Có lẽ bạn nên đọc thêm

BÌNH LUẬN