Tập đoàn Amata đề xuất làm dự án 1.720 ha ở Quảng Ninh
Tập đoàn Amata gần đây xuất nghiên cứu đầu tư, xây dựng thành phố thông minh Amata Hạ Long, Quảng Ninh. Tập đoàn đã này sở hữu nhiều KCN lớn tại Việt Nam.
Mới đây, Tập đoàn Amata (Thái Lan) có đề xuất nghiên cứu đầu tư, xây dựng thành phố thông minh Amata Hạ Long với tổng diện tích 1.720 ha thuộc TP Uông Bí và thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. Ý tưởng quy hoạch sẽ dựa trên quan điểm xây dựng thành phố xanh, sử dụng địa hình hiện trạng, giữ lại hệ thống sông hiện hữu để phát triển hạ tầng.
Ông Vikrom Kromadit, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Amata (đeo kính ngồi giữa) trình bày ý tưởng đầu tư tại Quảng Ninh trong buổi gặp Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Thắng. Ảnh: Đỗ Phương
Nếu thành hiện thực, đây không phải dự án đầu tiên mà Amata triển khai tại Quảng Ninh. Trước đó từ cuối năm 2018, tập đoàn này đã triển khai dự án kinh doanh cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Sông Khoai, thị xã Quảng Yên trên diện tích 714 ha, tổng vốn hơn 155 triệu USD. Dự án được chia thành 5 giai đoạn, giai đoạn 1 thực hiện trên diện tích 123 ha, khởi công cuối năm 2018 và dự kiến đưa vào khai thác trong quý III/2020.
Mặc dù mới đang ở bước nghiên cứu đầu tư nhưng trong năm 2018, Tập đoàn Amanta đã thông qua công ty con Amanta VN PCL thành lập CTCP Amata Hạ Long với vốn ban đầu 20 tỷ đồng và có thể tăng vốn đăng ký lên 567,5 tỷ đồng. Amanta sẽ sở hữu gián tiếp 72,84% vốn Amata Hạ Long."Tay chơi" bất động sản công nghiệpNhiều ý kiến cho rằng Việt Nam được hưởng lợi từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và bất động sản khu công nghiệp (KCN) là một trong những ngành nghề đón đầu sự dịch chuyển của các doanh nghiệp nước ngoài từ Trung Quốc.
Tuy nhiên, đầu tư vào KCN tại Việt Nam đã là con đường mà Tập đoàn Amata chọn từ cuối năm 1994.Website Amata Việt Nam dẫn lời Tổng giám đốc Somhatai Panichewa, khẳng định việc mở rộng sang Việt Nam khi thấy cơ hội phát triển khu công nghiệp (KCN) đẳng cấp quốc tế ở đây. Họ còn thấy rằng Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của KCN và chính sách đầu tư rõ ràng từ phía Amata. Khi đó, Amata đã đầu tư xây dựng Khu công nghiệp Amata tại Biên Hòa, Đồng Nai trên diện tích 700 ha. Ngoài khu công nghiệp, dự án này còn có khu thương mại diện tích 19,2 ha, khu dân cư và khu quảng trường Amata.Giai đoạn 2016 - 2018, doanh thu Amata Biên Hòa đều đặn trên 400 tỷ đồng mỗi năm. Năm 2018, con số đạt 416 tỷ đồng, giảm 5% so với năm trước.
Quy mô dự án Amata City Long Thành với 3 khu chính: công nghệ cao, dịch vụ và đại đô thị. Ảnh: Amata
Sau dự án này, Amata xin đầu tư dự án thứ hai là Amata City Long Thành với diện tích 1.265 ha gồm khu công nghệ cao, khu dịch vụ, đại đô thị. Dự án đã được nhận giấy chứng nhận đầu tư vào tháng 6/2015. Với giai đoạn 1, Amata sẽ xây dựng khu công nghiệp công nghệ cao diện tích 410 ha bắt đầu từ năm 2017. Ngoài ra, Amata còn dự kiến xây dựng siêu đô thị 753 ha và dự án đô thị dịch vụ 123 ha trong Amata City Long Thành. Amata đánh giá Amata City Long Thành có vị trí khá chiến lược, nằm kề sông Đồng Nai và ngay trên cao tốc mới nối liền sân bay Long Thành trong tương lai và TP HCM. Trong năm 2018, Tập đoàn Amata đã tăng vốn cho công ty sở hữu dự án này từ 1.213 tỷ đồng lên 1.416 tỷ đồng. Tỷ lệ sở hữu của Amata là 68,11%.Diện tích đất cho thuê tăng, biên lợi nhuận gặp thách thức Tập đoàn Amata ban đầu có tên là Khu công nghiệp Bangpakong 2, được thành lập vào năm 1989, hoạt động kinh doanh bất động sản bằng cách phát triển và bán đất công nghiệp. Lúc đầu, vốn điều lệ chỉ là 120 triệu baht (gần 82 tỷ đồng). Đến nay, con số này đạt gần 1,1 tỷ baht (gần 728 tỷ đồng).Theo báo cáo thường niên 2018, Tập đoàn Amata có 4 KCN cho thuê, trong đó 3 KCN tại Thái Lan và 1 ở Việt Nam (Amata City Biên Hòa). Tổng diện tích mà tập đoàn này đã cho thuê là 461 ha trong giai đoạn 2014 - 2018. Trong đó, Amata City Biên Hòa góp 17%.
Đơn vị: ha
Tuy nhiên cũng trong giai đoạn này, kết quả kinh doanh của Amata giảm cả về doanh thu và lợi nhuận. Biên lợi nhuận ròng năm 2018 là 22,2%, giảm 10% so với năm trước đó. Ngược lại, tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu ngày càng tăng, nếu 2014 là 0,9 lần thì 2018 là 1,35 lần.
Đơn vị: tỷ đồng
Có lẽ bạn nên đọc thêm
Nhà đầu tư đã chấp nhận xuống tiền mua bất động sản, chu kỳ tăng trưởng mới bắt đầu?
Theo TS Nguyễn Văn Đính, các sản phẩm bất động sản trên 5 tỷ đồng, có mức giá đi ngang một thời gian sau giai đoạn cắt lỗ sâu vào đầu năm nay đã được nhà đầu tư "chấp nhận" xuống tiềnThị trường bất động sản đã thoát 'đáy'?
Thị trường bất động sản (BĐS) những tháng cuối năm dù có những tín hiệu tốt nhưng vẫn còn nhiều dự án chưa gỡ vướng được về pháp lý, giao dịch hạn chế.Thị trường bất động sản sắp đón nhận nhiều tin vui mới?
Bên cạnh việc triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường bất động sản thì nhiều quy hoạch quan trọng cũng đang được thẩm định, sắp phê duyệt.Nhà đầu tư có chờ “điểm trũng” tháng cô hồn để xuống tiền?
Cận kề tháng 7 âm lịch (còn gọi là tháng cô hồn), thị trường bất động sản liệu diễn biến “đảo chiều” khi tâm lý săn hàng thời điểm này có thể bật tăng?.
BÌNH LUẬN