Địa ốc Alibaba: Tại sao một dự án 'ma' có thể lừa bán đến 4 lần?
Công ty Cổ phần địa ốc Alibaba vẽ ra hàng loạt dự án "ma" bán cho gần 7.000 khách hàng và thu lợi hơn 2.500 tỉ đồng. Một dự án 'ma' có thể bán tới 4 lần, nhiều người biết lừa nhưng lao vào.
Một lô đất "ma" nhưng bán tới 4 lần
Không ít người đã biết Công ty này bán dự án mà nhưng vẫn lao vào vì tham lãi suất cao
Theo nguồn tin PV Lao Động có được, mỗi lô đất trong một số dự án của Công ty Alibaba chia làm 3 đợt bán. Mỗi đợt bán đều phân ra làm 2 loại khách: 1 là khách nhận nền, 2 là khách không nhận nền mà chỉ nhận tiền lãi.
Theo đó, khi bán giai đoạn 1, số tiền bán được Công ty Alibaba chia theo tỉ lệ 30-70. Nghĩa là 30% sẽ trích ra làm hạ tầng như đường nhựa, điện đường, cây xanh... để chiêu dụ khách hàng sau này. 70% còn lại được tính theo cách phân lô bán nền, mỗi nền đất được chia theo 100m3, với giá bán dao động từ 3-10 triệu đồng/m2 và được xem là giá gốc ban đầu.
Những người mua giai đoạn 1, được xem là những người tuyến đầu mua đất nền thông qua hình thức góp vốn với giá gốc. Sau khi có hợp đồng góp vốn, người mua giai đoạn 1 có trách nhiệm "dẫn dắt" người khác vào mua giai đoạn 2 để hưởng lãi suất cao.
Khi bán giai đoạn 2, Công ty Alibaba sẽ chia theo nguyên tắc 20-80. Theo đó, 20% là khách hàng chọn nhận nền đất và 80% số còn lại chọn nhận lãi suất cao. Ai chọn nhận lãi suất sẽ có thêm điều kiện là nền đất đó được Alibaba có quyền sử dụng.
Giá bán đợt 2 là giá gốc đã bán đợt 1 + lãi suất phải trả cho khách hàng mua đợt 1 + 10% chi phí quản lý của Alibaba. Những người mua đợt 2 này đa phần là bạn bè, người thân, đồng nghiệp của người mua đợt 1. Hay nói một cách dễ hiểu, chính người mua đợt 1 đã "dẫn dắt" những người mua đợt 2 vào mua để được hưởng lãi suất lên đến 36%/năm (tính theo số tiền hợp đồng của người mua đợt 2).
Cũng là lô đất "ma" trong dự án đấy, Alibaba lại tiếp tục tổ chức bán đợt 3 theo nguyên tắc 30-70. Theo đó, 30% sẽ nhận đất và 70% sẽ nhận mức lãi hấp dẫn lên đến 38%/năm.
Giá bán của đợt 3 tương tự như giá bán đợt 2, theo công thức: Giá gốc của đợt 2 + lãi suất trả cho khách mua đợt 2 + 10% chi phí quản lý. Những người mua đợt 3 này đa phần đều là người thân, bạn bè, đồng nghiệp của người mua đợt 2 "dẫn dắt" vào. Cứ như thế, Alibaba tiếp tục bán đợt 4 và cách thức được lập lại như bán đợt 2 và 3.
Sau khi lãnh đạo Công ty Alibaba bị bắt, nhiều người mới đến Công an tố cáo.
Người tham gia mua biết lừa nhưng vẫn lao vào
Có không ít khách hàng, khi tham gia mua đất đầu tư của Công ty Alibaba đã nhận ra đây là Công ty chuyên bán dự án ảo, nhưng vẫn chấp nhận lờ đi và không tố cáo cơ quan chức năng.
Theo đó, những người này biết các dự án đất được phân lô bán nền tại Công ty Alibaba là chưa có thật, chưa được chính quyền cấp phép và quy hoạch nhưng vẫn chấp nhận xuống tiền.
"Khi mua dự án tôi hiểu là chỉ cần xuống tiền ký hợp đồng, không cần phải nhận đất. Sau đó, mời người thân bạn bè tham gia mua thì được nhận lãi suất cao. Nếu mời được nhiều người mua thì trong 1 năm có thể nhận lại mức lãi suất gấp đôi khoản tiền đã bỏ ra mua đất trước đó", ông N.V.T (quận Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh) nói.
Trên thực tế, những người bỏ tiền ra mua đất mà muốn nhận được đất cũng khó. Bởi vì, đất đó chỉ là đất nông nghiệp, chưa chuyển sang đất thổ cư, chưa được cơ quan chức năng cấp phép và chỉ đứng tên dưới danh nghĩa của cá nhân. Do vậy, nhiều người chấp nhận không nhận đất mà chỉ nhận lãi suất cao.
Nhiều người biết đất không có thật nhưng không đứng ra thưa kiện Alibaba, bởi hy vọng công ty này sẽ tổ chức mở bán lần 4, lần 5 và lần n. Khi đó, họ vừa được lãi suất cao công ty chia cho, vừa "tống" được lô đất 'ma" đã mua trong dự án cho người khác. Điều này, đồng nghĩa những người mua các đợt sau thì bị "chết sớm", trong khi những người mua giai đoạn đầu có khi may mắn lại được lợi.
Nếu như những người mua biết có dấu hiệu bị lừa và tố cáo sớm đến cơ quan chức năng thì hậu quả thiệt hại sẽ giảm đi.
Điều này đã lý giải, sau 3 năm Alibaba làm mưa làm gió trên các dự án ảo với hàng nghìn người tham gia, nhưng không có ai đứng ra tố cáo đến cơ quan chức năng. Thậm chí, không ít người còn đứng ra "bảo vệ" hết mình cho công ty, vì công ty "còn sống" thì họ mới có thể kiếm được người khác để "lấp vào" lấy lại khoản tiền đã "trót dại" bỏ ra.
Chính vì những người tham gia không đứng ra tố cáo, đã gây thêm khó khăn cho công tác điều tra của Ban chuyên án. Sau khi lãnh đạo Công ty Alibaba bị bắt, cơ quan cảnh sát điều tra kêu gọi, thì những người tham gia mua đất của Công ty Alibaba mới đứng ra khai báo và tố cáo đến Ban chuyên án.
Có lẽ bạn nên đọc thêm
Nhà đầu tư đã chấp nhận xuống tiền mua bất động sản, chu kỳ tăng trưởng mới bắt đầu?
Theo TS Nguyễn Văn Đính, các sản phẩm bất động sản trên 5 tỷ đồng, có mức giá đi ngang một thời gian sau giai đoạn cắt lỗ sâu vào đầu năm nay đã được nhà đầu tư "chấp nhận" xuống tiềnThị trường bất động sản đã thoát 'đáy'?
Thị trường bất động sản (BĐS) những tháng cuối năm dù có những tín hiệu tốt nhưng vẫn còn nhiều dự án chưa gỡ vướng được về pháp lý, giao dịch hạn chế.Thị trường bất động sản sắp đón nhận nhiều tin vui mới?
Bên cạnh việc triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường bất động sản thì nhiều quy hoạch quan trọng cũng đang được thẩm định, sắp phê duyệt.Nhà đầu tư có chờ “điểm trũng” tháng cô hồn để xuống tiền?
Cận kề tháng 7 âm lịch (còn gọi là tháng cô hồn), thị trường bất động sản liệu diễn biến “đảo chiều” khi tâm lý săn hàng thời điểm này có thể bật tăng?.
BÌNH LUẬN