Banner gói dịch vụ cam kết bán nhà trong 3 tháng

Xếp hạng khu dân cư

(Căn cứ theo 13,548 lượt bình chọn)

Thông tin khu dân cư

Chọn dự án, toà để xem

Danh bạ khẩn cấp

Danh bạ
  • Công an phường

    Công an phường

  • Trạm y tế phường

    Trạm y tế phường

  • Lễ tân toà nhà

    Lễ tân toà nhà

Banner tặng điểm youpoint

Bình chọn

Bình chọn khu dân cư

Chọn dự án để xemBình chọn dự án
  • An toàn an ninh
  • Dịch vụ tiện ích
  • Môi trường không khí
  • Đẳng cấp sang trọng
  • Chỉ số hạnh phúc

Dự án Thảo Cầm Viên Sài Gòn: Không bố trí chức năng ở, nghỉ dưỡng trong dự án

Đây là yêu cầu của UBND TP.HCM với Sở Quy hoạch - Kiến trúc về đề xuất chủ trương điều chỉnh quy hoạch Thảo Cầm Viên Sài Gòn (Safari).

 Dự án Thảo Cầm Viên Sài Gòn: Không bố trí chức năng ở, nghỉ dưỡng trong dự án

button-tim-mua.svg

Đây là yêu cầu của UBND TP.HCM với Sở Quy hoạch - Kiến trúc về đề xuất chủ trương điều chỉnh quy hoạch Thảo Cầm Viên Sài Gòn (Safari).

Cụ thể, về chủ trương điều chỉnh quy hoạch Thảo Cầm Viên Sài Gòn, UBND TP.HCM yêu cầu Sở cần điều chỉnh quy hoạch theo đúng mục tiêu, tính chất và chức năng quy hoạch sử dụng đất của đồ án quy hoạch chung xây dựng Thành phố được duyệt là Công viên Sài Gòn Safari, không bố trí chức năng ở, nghỉ dưỡng...

TP.HCM sẽ xúc tiến mời gọi đầu tư và tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư có đủ năng lực thực hiện dự án.

Theo quy hoạch trước đây, dự án Công viên Sài Gòn Safari nằm ở xã An Nhơn Tây và xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi cách trung tâm TP.HCM khoảng 50 km. Dự án có diện tích 457 ha, tổng số vốn đầu tư lên đến 500 triệu USD. Trong đó, các khu chức năng của công viên Sài Gòn Safari có tổng diện tích là 440ha.

Phân khu chức năng chính công viên Sài Gòn Safari có tổng diện tích 384ha gồm khu vui chơi giải trí và khu club house, khách sạn, biệt thự. Các khu sử dụng chung có tổng diện tích 56ha gồm quảng trường, giao thông, bãi đổ xe, nhà điều hành, khu kỹ thuật, khu điều hành và cư trú cán bộ sử dụng chung cho các phân khu, khu vui chơi giải trí và khu khách sạn, biệt thự.


Quy hoạch Safari với chức năng Safari + nhà ở, biệt thự

Hướng tổ chức không gian kiến trúc của dự án sẽ gồm hai khu vực.

Phía Tây là khu Safari với vườn thú mở, khu kỹ thuật, nhân giống và bệnh viện, chuồng trại tạm, điều hành, quảng trường, bãi đỗ xe. Đây cũng là nơi vui chơi giải trí gồm các khu chức năng: khu đón tiếp, mua sắm, ẩm thực và dịch vụ công cộng.

Phía Bắc là khu biệt thự và khách sạn gồm các nhà hàng, khu vui chơi trẻ em, cây xanh, mặt nước, thể dục thể thao... Khu biệt thự - khách sạn bungalow được xây dựng thấp tầng, phù hợp với cảnh quan thiên nhiên.

Thanh tra ra sai phạm

Năm 2004, UBND TP.HCM ban hành Quyết định số 2706/QĐ-UB ngày 11/6/2004 về thu hồi và tạm giao 485,35ha đất cho Công ty Thảo cầm viên Sài Gòn để bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng, chuẩn bị đầu tư xây dựng Công viên Thảo cầm viên. Thế nhưng, sau hơn 10 năm, dự án này gần như đứng nguyên tại chỗ.

Đến cuối năm 2016, Tập đoàn Vingroup đề xuất được đầu tư dự án công viên Sài Gòn Safari với vốn đầu tư khoảng 500 triệu USD và đã được UBND TP.HCM chấp thuận cho phép thuê đơn vị tư vấn nước ngoài nghiên cứu lập điều chỉnh nhiệm vụ quy hoạch và lập quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 công viên Sài Gòn Safari.

Dự án lúc này được lên kế hoạch khởi công trong năm 2017. Tuy nhiên, hơn 2 năm sau tại Hội nghị xúc tiến đầu tư TP.HCM ngày 8/5/2019, Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết Tập đoàn Vingroup đã rút khỏi dự án Công viên Sài Gòn Safari để tập trung vào các dự án khác của tập đoàn. Do đó, dự án Công viên Sài Gòn Safari đã được đưa vào danh sách kêu gọi đầu tư của TP.HCM, trong hạng mục dự án Du lịch – Giải trí. Đây là một trong 210 dự án trọng điểm thuộc các lĩnh vực hạ tầng, giao thông, du lịch, thương mại dịch vụ... có tổng mức đầu tư lên tới 53,8 tỷ USD.

Và đến ngày 21/6/2019, Thanh Tra Chính Phủ đã có thông báo kết luận về thanh tra toàn diện dự án Thảo Cầm Viên mới tại huyện Củ Chi, TP.HCM. Theo đó, Tổng Thanh tra Chính phủ kiến nghị tổ chức kiểm điểm nghiêm túc các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm liên quan đến dự án trên vì những sai phạm liên quan đến giao chủ đầu tư không đủ năng lực, chậm trễ trong giải phóng mặt bằng, bồi thường, tái định cư…

Trong kết luận, Tổng Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chín phủ chỉ đạo Chủ tịch UBND TP.HCM lựa chọn nhà đầu tư xây dựng dự án phải tổ chức đấu thầu rộng rãi, công khai, minh bạch theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật để lựa chọn nhà đầu tư, kể cả nhà đầu tư nước ngoài có đủ kinh nghiệm và năng lực tài chính thực hiện dự án.

Bài viết liên quan:

TP.HCM: Thời cơ chín muồi đầu tư bất động sản thương mại

TP.HCM: Xem xét điều chỉnh quy hoạch Khu đô thị Tây Bắc TP

TP.HCM: Khu vực nào có giá bất động sản tăng mạnh nhờ hạ tầng bứt phá?

Liên quan đến dự án này, mới đây (ngày 24/9/2019), Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong đã yêu cầu phê bình nghiêm khắc Giám đốc Sở Xây dựng, Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường và Chủ tịch UBND huyện Củ Chi vì đã chậm triển khai tổ chức kiểm điểm theo Kết luận thanh tra số 2112 ngày 30/11/2018 của Thanh tra Chính phủ về thanh tra toàn diện dự án Thảo Cầm Viên mới - Công viên Sài Gòn Safari ở huyện Củ Chi (công bố ngày 21/6/2019-PV), gây ảnh hưởng đến tiến độ báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

UBND TP.HCM đề nghị 3 cá nhân nêu trên khẩn trương tổ chức kiểm điểm theo trách nhiệm. Kết quả kiểm điểm phải gửi về Sở Nội vụ trước ngày 30/9.

Theo cafeland

button-tim-mua.svg

  • Đánh giá:
  • (32 đánh giá)
Bài viết có hữu ích không?

Có lẽ bạn nên đọc thêm

BÌNH LUẬN

YouHomes.Vn - Website mua bán, cho thuê bất động sản uy tín tại Việt nam