Banner gói dịch vụ cam kết bán nhà trong 3 tháng

Xếp hạng khu dân cư

(Căn cứ theo 13,548 lượt bình chọn)

Thông tin khu dân cư

Chọn dự án, toà để xem

Danh bạ khẩn cấp

Danh bạ
  • Công an phường

    Công an phường

  • Trạm y tế phường

    Trạm y tế phường

  • Lễ tân toà nhà

    Lễ tân toà nhà

Banner tặng điểm youpoint

Bình chọn

Bình chọn khu dân cư

Chọn dự án để xemBình chọn dự án
  • An toàn an ninh
  • Dịch vụ tiện ích
  • Môi trường không khí
  • Đẳng cấp sang trọng
  • Chỉ số hạnh phúc

Liệu có thể mua nhà đang thế chấp ngân hàng hay không?

Việc mua bán nhà đang thế chấp ngân hàng dù có sự rủi ro cao nhưng nhiều người vẫn có nhu cầu giao dịch. Để tránh tổn thất không đáng có, người mua cần nắm rõ những quy định của pháp luật.

Liệu có thể mua nhà đang thế chấp ngân hàng hay không?

button-tim-mua.svg

Căn cứ khoản 5 Điều 321 Bộ luật Dân sự 2015 đã quy định rõ về quyền của bên thế chấp. Theo đó, bên thế chấp sẽ được phép bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định của luật.

Đối với ngôi nhà đang được thế chấp tại ngân hàng, bạn chỉ được thực hiện việc mua bán khi có sự đồng ý của ngân hàng. Thỏa thuận này được thực hiện giữa các bên, không vi phạm quy định pháp luật hiện hành, song, chỉ nên thực hiện trong những trường hợp như sau:

- Thứ nhất: Bạn và người chủ ngôi nhà cùng với ngân hàng lập một thỏa thuận ba bên liên quan đến việc thanh toán tiền mua nhà giữa bên bán và bên mua cũng như việc thanh toán tiền nợ vay của bên bán đối với ngân hàng, thỏa thuận được lập phải công chứng. Theo thỏa thuận này, gia đình bạn sẽ nộp một khoản tiền bằng với tiền mua nhà vào một tài khoản tại ngân hàng nhận thế chấp.

Trường hợp tiền bán nhà nhiều hơn so với tiền nợ của bên bán tại ngân hàng, bạn sẽ có trách nhiệm nộp khoản tiền bằng với số tiền (gốc và lãi) cho ngân hàng để thanh toán khoản nợ cho bên bán. Lúc này, bên bán sẽ được ngân hàng xóa thế chấp và trả lại giấy tờ nhà. Sau khi trừ đi số tiền đã trả nợ cho ngân hàng, bên bán và bên mua sẽ tự thỏa thuận với nhau về việc thanh toán khoản tiền mua nhà còn lại.

- Thứ hai: Bên bán sẽ đưa ra một tài sản thay thế khác để thay thế cho ngôi nhà đang thế chấp tại ngân hàng. Lúc này, bên bán và ngân hàng sẽ thỏa thuận với nhau để thay thế tài sản bảo đảm bằng một tài sản bảo đảm khác và tiến hành giải chấp căn nhà đã thế chấp trước đó để thực hiện giao dịch mua bán.

Trong trường hợp này, để tránh những rủi ro không đáng có, bạn có thể lựa chọn cách ký hợp đồng đặt cọc theo quy định tại Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015.

Có thể bạn quan tâm:

Nhà đất phát mại - Liệu có dễ "ăn"?

Những sai lầm "chết người" người mua nhà lần đầu hay mắc phải

Liệu có gặp rủi ro khi mua nhà chưa hoàn công?

Theo đó, bạn sẽ chuyển trước cho bên chủ nhà một số tiền đặt cọc để đảm bảo rằng khi có điều kiện giao kết hợp đồng, bên chủ ngôi nhà sẽ thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật để chuyển nhượng một phần đất cho bạn. Việc đặt cọc phải được lập thành văn bản và phải được chứng thực tại UBND xã, phường hoặc tại các tổ chức hành nghề công chứng.

Sau đó, chủ nhà sẽ tiến hành thỏa thuận với ngân hàng để thay thế tài sản bảo đảm là ngôi nhà với một tài sản bảo đảm khác và giải chấp căn nhà đó. Sau khi có sổ đỏ, chủ nhà và bạn sẽ tiến hành giao kết hợp đồng ở văn phòng công chứng.

Thanh Hằng

button-tim-mua.svg

  • Đánh giá:
  • (64 đánh giá)
Bài viết có hữu ích không?

Có lẽ bạn nên đọc thêm

BÌNH LUẬN

YouHomes.Vn - Website mua bán, cho thuê bất động sản uy tín tại Việt nam