Cơ hội mới cho BĐS Bình Thuận cùng loạt dự án hạ tầng sắp vận hành
Giá BĐS nghỉ dưỡng Phan Thiết – Mũi Né – Hàm Thuận Nam tăng từng ngày, song vẫn chưa bằng 50% các thành phố du lịch biển khác, mang đến cơ hội sinh lời cao cho các nhà đầu tư.
Chú trọng đầu tư hạ tầng
Sau Hội nghị Xúc tiến Đầu tư Bình Thuận 2019 tổ chức thành công cuối tháng 9 vừa qua, sóng bất động sản thêm đà dao động mạnh. Chỉ trong một ngày, tỉnh đã phê duyệt đầu tư 11 dự án tổng vốn 23.000 tỷ đồng (1 tỷ USD) và ký biên bản ghi nhớ thêm 14 dự án tổng vốn 20,3 tỷ USD với các đối tác trong, ngoài nước.
Ồ ạt các dự án bất động sản tầm cỡ của các ông lớn đổ về Bình Thuận đủ để cho thấy tiềm năng sinh lời đầu tư ở đây, nơi sở hữu eo biển dài 192km đẹp nhất cả nước. Hơn hết, cơn sốt đầu tư này bắt nguồn từ làn sóng cơ sở hạ tầng đang trỗi dậy mạnh mẽ tại đây.
Đầu tiên phải kể đến Cảng quốc tế Vĩnh Tân đón tàu trọng tải lớn vừa đi vào hoạt động. Sân bay quốc tế Phan Thiết với tổng mức đầu tư 10.000 tỷ đồng chính thức khởi công vào quý III/2019, vốn đầu tư 5.600 tỷ đồng, dự kiến cũng đưa vào sử dụng ngay quý IV/2019. Lượng khách miền Bắc và quốc tế đến du lịch và giao thương chắc chắn sẽ tăng trưởng mạnh, khi lộ trình di chuyển rút ngắn chỉ còn một vài giờ bay.
Các công trình giao thông trọng điểm không ngừng được gấp rút triển khai, như tuyến cao tốc Bắc - Nam đi qua địa bàn tỉnh Bình Thuận. Cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết dài 113km và Phan Thiết - Dầu Giây dài 98km khởi công tháng 2/2018 với vốn 40.000 tỷ đồng, sẽ đi vào sử dụng trong năm 2020. Như vậy, du khách và nhà đầu tư TP HCM sẽ chỉ mất 2 giờ để lái xe đến Phan Thiết, thay vì 3 tiếng như trước đây. Rút ngắn quãng đường từ đầu tàu kinh tế cả nước TPHCM đến Bình Thuận.
Tiếp giáp Phan Thiết ở cả 2 phía Tây và Nam, giá đất Hàm Thuận Nam cũng không nằm ngoài cơn sốt của thị trường, mang lại cơ hội lớn cho các nhà đầu tư tiên phong. Hàm Thuận Nam cách TP HCM 155km, gần hơn nhiều so với Phan Thiết, lại sở hữu bờ biển nguyên sơ sạch và xanh biếc. Đi dọc bờ biển Thuận Quý còn những bãi cát trắng xoá chưa từng in dấu chân du khách, hàng phi lao mát rượi, cánh đồng thanh long xuất khẩu lớn nhất cả nước. Ngoài ra, còn có ngọn hải đăng Kê Gà, núi Tà Cú, suối nóng Bưng Thị, khu du lịch Vườn Đá... hỗ trợ phát triển du lịch nghỉ dưỡng biển.
Song song với phân khúc đất nền đang sôi động tại Bình Thuận từ đầu năm 2019, khách hàng thu về lợi nhuận hấp dẫn nhưng về tính pháp lý và rủi ro từ kênh đầu tư này cũng đang được các nhà đầu tư xem xét và đặt nhiều dấu chấm hỏi.
Đón đầu làn sóng dịch chuyển đầu tư
Bên cạnh tiềm năng hút khách du lịch cùng sự chuẩn bị sẵn có về hạ tầng và chính sách, Bình Thuận đang đứng trước thời cơ lớn khi dòng tiền đầu tư vào bất động sản có xu hướng dịch chuyển ra khỏi các đầu tàu kinh tế như Hà Nội hay TP HCM. Theo đó, quỹ đất ngày càng khan hiếm cộng thêm các chính sách siết chặt quy hoạch đô thị đã buộc các nhà phát triển bất động sản tìm đến các vùng đất mới như Phú Quốc, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận, Khánh Hoà, Quảng Nam, Đà Nẵng, Phú Yên... Trong xu hướng dịch chuyển này, bất động sản ven biển trở thành phân khúc được ưu tiên hàng đầu.
Ông Phan Công Chánh - Tổng giám đốc Công ty Đầu tư Phú Vinh nhận định, các dự án ven biển luôn có sức hút lớn với nhà đầu tư Việt Nam lẫn nước ngoài so với các sản phẩm cùng loại tại vùng cao nguyên hay lõi trung tâm của đô thị.
"Nhiều khả năng sẽ có đến 70% người tham gia thị trường địa ốc năm 2019 sẽ chọn bất động sản ven biển so với bất động sản miền núi. Đây là lý do xu hướng buôn bất động sản ven biển đang mạnh dần", ông Chánh nói.
Cùng với Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận trở thành một trong những "thỏi nam châm" thu hút dòng vốn đầu tư bất động sản, với các dự án hàng trăm triệu đô. Trong số những "ông lớn" đang ráo riết tạo lập thị trường ở Phan Thiết phải kể tới Novaland - một trong những nhà phát triển bất động sản hàng đầu. Chỉ trong vài tháng gần đây Novaland đã công bố hai dự án bất động sản du lịch quy mô lớn tại địa phương này, là NovaHills Mũi Né (40ha) và NovaWorld Phan Thiết (100ha).
Có thể bạn quan tâm:
Bình Thuận đang có 50 dự án tỷ USD chờ nhà đầu tư trong và ngoài nước
Shop thương mại Mũi Né - Điểm đầu tư tiềm năng tại Bình Thuận
Ngoài ra, còn loạt dự án đình đám như khu du lịch thương mại dịch vụ cao cấp Hàm Tiến - Mũi Né trên diện tích gần 200ha, khu du lịch cao cấp Hòn Rơm - Mũi Né diện tích gần 86ha, The Queen Pearl với quy mô 27ha, Ocean Dunes với tổng vốn 2.600 tỷ đồng của Tập đoàn Rạng Đông quy mô 62ha...
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Thuận, trong năm 2018, tỉnh Bình Thuận cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 9 dự án, luỹ kế đến nay đã có 390 dự án du lịch còn hiệu lực, với tổng diện tích đất cấp 6.495 ha và tổng vốn đầu tư 60.195 tỷ đồng. Trong đó có 23 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư là 13.060 tỷ đồng, hiện nay có 184 dự án du lịch đã đi vào hoạt động.
Có lẽ bạn nên đọc thêm
Nhà đầu tư đã chấp nhận xuống tiền mua bất động sản, chu kỳ tăng trưởng mới bắt đầu?
Theo TS Nguyễn Văn Đính, các sản phẩm bất động sản trên 5 tỷ đồng, có mức giá đi ngang một thời gian sau giai đoạn cắt lỗ sâu vào đầu năm nay đã được nhà đầu tư "chấp nhận" xuống tiềnThị trường bất động sản đã thoát 'đáy'?
Thị trường bất động sản (BĐS) những tháng cuối năm dù có những tín hiệu tốt nhưng vẫn còn nhiều dự án chưa gỡ vướng được về pháp lý, giao dịch hạn chế.Thị trường bất động sản sắp đón nhận nhiều tin vui mới?
Bên cạnh việc triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường bất động sản thì nhiều quy hoạch quan trọng cũng đang được thẩm định, sắp phê duyệt.Nhà đầu tư có chờ “điểm trũng” tháng cô hồn để xuống tiền?
Cận kề tháng 7 âm lịch (còn gọi là tháng cô hồn), thị trường bất động sản liệu diễn biến “đảo chiều” khi tâm lý săn hàng thời điểm này có thể bật tăng?.
BÌNH LUẬN