Đà Nẵng: Nên mạnh dạn dứt bỏ ý tưởng đầu tư dự án cảng Liên Chiểu
Đà Nẵng nên mạnh dạn dứt bỏ ý tưởng đầu tư cảng Liên Chiểu, quay lại tiếp tục hoàn thiện năng lực cảng Tiên Sa, và hợp tác cùng các địa phương xung quanh xây dựng mạng lưới cảng biển miền Trung
Tại buổi thảo luận mới đây về Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Công ty Surbana Jurong, đơn vị tư vấn quy hoạch chung cho thành phố Đà Nẵng, đã đề xuất dừng phát triển cảng Liên Chiểu.
Đề xuất này đang gây “sốc” với lãnh đạo địa phương. Nhưng thật ra, vấn đề này đã được nhiều người đề cập từ khi Đà Nẵng tuyên bố sẽ đầu tư cảng Liên Chiểu hơn hai năm trước.
KTS Hồ Duy Diệm - nguyên Trưởng ban quy hoạch TP. Đà Nẵng bày tỏ: "Mong muốn xây dựng cảng Liên Chiểu để phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế vận tải biển là yêu cầu chính đáng của Đà Nẵng. Tuy nhiên, xét về điều kiện tự nhiên cũng như đặc điểm vận tải, tất cả đều không ủng hộ việc làm cảng Liên Chiểu"
.
Vịnh biển Đà Nẵng nhìn từ Liên Chiểu, được đánh giá cao về giá trị du lịch và phát triển đô thị thay vì đầu tư cảng biển công nghiệp.
Có thể bạn quan tâm:
Xu hướng đầu tư vào các căn hộ dịch vụ tầm trung ở Sài Gòn
Đất nền vùng ven Hà Nội đón làn sóng đầu tư dịp cuối năm
Khu vực Nam Sài Gòn nâng cấp hạ tầng đón làn sóng đầu tư bất động sản
Mất cả “tam tài”
Theo vị này, cảng Liên Chiểu được chọn để thay thế cảng Tiên Sa trong tư duy lãnh đạo Đà Nẵng là đương nhiên, khi địa phương này muốn thực hiện chiến lược kinh tế theo hướng “du lịch – tài chính” mà cũng không muốn mất cơ hội từ kinh tế biển.
Thậm chí, Đà Nẵng ở vị thế thành phố biển cần duy trì hiệu quả hoạt động cảng công nghiệp hóa, tự động hóa… nên lại càng không thể “mất cảng”. Lâu nay, Tiên Sa vẫn được xem là cảng biển chủ lực miền Trung, thì tất yếu cảng Liên Chiểu cũng phải ở tầm vóc tương tự.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy cảng Liên Chiểu thiếu nhiều yếu tố để có thể phát triển mạnh mẽ, và so sánh tương quan, cảng biển này không đủ “tam tài”.
Thứ nhất là về địa lợi. Cảng Liên Chiểu theo quy hoạch được lựa chọn xây dựng ngay dưới chân núi Hải Vân, đây là khu vực biển cạn, sóng to, gió lớn, khi có biển động hoặc vào mùa mưa lũ lại bị ảnh hưởng do nước dồn dân lên quá cao hoặc rút ra quá mạnh, rất nguy hiểm cho tàu bè qua lại, dừng đậu tại khu vực này
Liệu ai bỏ vốn đầu tư kho ngoại quan, hàng hóa với những phần đất có giá rao bán “trên trời”? Đó là chưa kể, nếu cảng Liên Chiểu hoạt động có sự cố như bị tràn dầu sẽ ảnh hưởng hàng loạt dự án bất động sản xung quanh, lan tỏa từ Thuận Phước đến Hải Vân và ngược lên Hòa Ninh, Hòa Bắc.
Thứ hai là về thiết kế. Nếu đặt cảng Liên Chiểu nằm trong quy hoạch khu kinh tế biển nói chung của Đà Nẵng, nhằm hỗ trợ cảng Tiên Sa cũng như thực hiện chức năng vận tải, kết nối logistics giữa các khu công nghiệp Hòa Khánh, Hòa Phước với đường sắt Bắc - Nam thì đây lại là ý tưởng tốt.
Tuy nhiên, sự lúng túng nhất của thành phố hiện nay là làm sao cải tạo, nâng cấp được tải trọng của cầu Thuận Phước kết nối vận tải giữa các cảng biển. Về điểm này, gần như hết cách.
Theo thiết kế, cầu Thuận Phước nối cảng Tiên Sa qua đường Nguyễn Tất Thành ra phía Bắc và ngược lại rất tiện lợi. Tuy nhiên, quy hoạch chung TP Đà Nẵng vào thời điểm xây cầu Thuận Phước lại quy hoạch luồng hàng từ phía Bắc ra vào cảng này đi theo cầu Tiên Sơn.
Vì vậy, khi đó Đà Nẵng chỉ làm được cầu Thuận Phước có tải trọng H10, chỉ là cầu du lịch chứ xe tải không qua được. Xe tải từ cảng Đà Nẵng phải đi xuyên TP để qua cầu Tiên Sơn, gây rất nhiều hệ lụy về ách tắc, tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường, mất cảnh quan đô thị, ảnh hưởng đến tuyến đường du lịch mà chính Đà Nẵng hiện đang bị lúng túng, chưa giải quyết được.
Hàng hóa ở khu công nghệ cao Đà Nẵng nếu cần xuất cũng chỉ đơn giản đi ra cảng Chân Mây là xong. Như vậy, Đà Nẵng sẽ giảm được áp lực ô nhiễm về công nghiệp nặng, một điều rất quan trọng với một đô thị du lịch quốc tế.
Thứ ba là về nhân hòa. Cảng Liên Chiểu chỉ nói đến vốn đầu tư cần huy động khoảng 8.000 tỉ đồng, nhưng hiện nay chưa có được bao nhiêu, đang mong được cấp 3.000 tỉ đồng từ Chính phủ mà còn bấp bênh chưa thể quyết.
Trong khi đó, chỉ riêng cảng Chu Lai đang có nhà đầu tư Thaco với khoảng 5.000 tỉ đồng dành sẵn. Nếu Chính phủ bổ sung về 3.000 tỉ mà Đà Nẵng mong có là dư sức xây dựng một cảng biển quy mô rồi. Những nhà đầu tư khác sẽ chọn lựa thế nào nếu đi vào Chu Lai, Núi Thành với đất đai mở rộng, cơ hội đầu tư lớn hơn, thay vì quanh quẩn ở Đà Nẵng với một khuôn viên quá chật chội tại Liên Chiểu?
Nên hoàn thiện Tiên Sa
Khu vực vịnh biển Tiên Sa ở chân núi Sơn Trà sẽ được đầu tư đúng hướng du lịch khi cảng Tiên Sa được đầu tư mở rộng theo hướng khai thác du lịch.
“Đà Nẵng nên mạnh dạn dứt bỏ ý tưởng đầu tư cảng Liên Chiểu, quay lại tiếp tục hoàn thiện năng lực cảng Tiên Sa, và hợp tác cùng các địa phương xung quanh xây dựng mạng lưới cảng biển miền Trung”, vị thành viên lãnh đạo cảng Đà Nẵng đề cập như vậy. Đây cũng chính là tinh thần cơ bản mà nhà tư vấn Nhật Bản đã nêu lên với thành phố Đà Nẵng.
Theo đó, phác thảo của các nhà chuyên môn về cảng Tiên Sa là cần phát huy những lợi thế đã có của cảng biển này, đổi từ cảng công nghiệp thành cảng chuyên dụng du khách và hàng hóa du lịch thương mại. Đà Nẵng ưu tiên đầu tư du lịch thì nguồn hàng phục vụ du lịch, hàng hóa cao cấp đầu tư hạ tầng du lịch rất cần thiết.
Với du khách, câu chuyện cảng Tiên Sa sẽ rất ấn tượng để khai thác các đề tài lịch sử, và có thể định vụ luôn nhu cầu đón nhận các du thuyền cao cấp về đây.
Một nhà tư vấn quốc tế khi trao đổi với YouHomes về vịnh Đà Nẵng đã từng cho rằng nếu giữ cảng Tiên Sa để xuất nhập hàng hóa tiêu dùng cho Đà Nẵng, xây dựng một đê mềm chắn sóng ở cửa vịnh Đà Nẵng từ Tiên Sa qua hòn Sơn Chà (Hải Vân), Đà Nẵng sẽ có thêm 1/3 diện tích mặt biển để làm một thành phố nổi.
Đây là ý tưởng rất lớn, đòi hỏi đầu tư của nhiều nhà đầu tư quốc tế, nhiều nguồn lực quốc gia tiên tiến để thực thi để nâng tầm cỡ Đà Nẵng. Có thể nghĩ đến yêu cầu di dời sân bay Đà Nẵng lên mặt vịnh Đà Nẵng, chuyển con đường Nguyễn Tất Thành thành tuyến đường thương mại, đầu tư trị giá hàng triệu đô la, và khu vực chân núi Sơn Trà cùng hàng loạt dự án đầu tư tầm cỡ mà không hề phá vỡ, vi phạm gì cảnh quan bán đảo, không ảnh hưởng môi trường sinh thái nơi đây.
Theo đó, khu vực cảng Liên Chiểu sẽ chỉ là một điểm đón nhận du thuyền, kết nối du khách theo đường sông nước đi về phía tây Đà Nẵng, và mở ra một cánh cửa phát triển đô thị mới cho thành phố biển này.
Có lẽ bạn nên đọc thêm
Nhà đầu tư đã chấp nhận xuống tiền mua bất động sản, chu kỳ tăng trưởng mới bắt đầu?
Theo TS Nguyễn Văn Đính, các sản phẩm bất động sản trên 5 tỷ đồng, có mức giá đi ngang một thời gian sau giai đoạn cắt lỗ sâu vào đầu năm nay đã được nhà đầu tư "chấp nhận" xuống tiềnThị trường bất động sản đã thoát 'đáy'?
Thị trường bất động sản (BĐS) những tháng cuối năm dù có những tín hiệu tốt nhưng vẫn còn nhiều dự án chưa gỡ vướng được về pháp lý, giao dịch hạn chế.Thị trường bất động sản sắp đón nhận nhiều tin vui mới?
Bên cạnh việc triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường bất động sản thì nhiều quy hoạch quan trọng cũng đang được thẩm định, sắp phê duyệt.Nhà đầu tư có chờ “điểm trũng” tháng cô hồn để xuống tiền?
Cận kề tháng 7 âm lịch (còn gọi là tháng cô hồn), thị trường bất động sản liệu diễn biến “đảo chiều” khi tâm lý săn hàng thời điểm này có thể bật tăng?.
BÌNH LUẬN