Banner gói dịch vụ cam kết bán nhà trong 3 tháng

Xếp hạng khu dân cư

(Căn cứ theo 13,548 lượt bình chọn)

Thông tin khu dân cư

Chọn dự án, toà để xem

Danh bạ khẩn cấp

Danh bạ
  • Công an phường

    Công an phường

  • Trạm y tế phường

    Trạm y tế phường

  • Lễ tân toà nhà

    Lễ tân toà nhà

Banner tặng điểm youpoint

Bình chọn

Bình chọn khu dân cư

Chọn dự án để xemBình chọn dự án
  • An toàn an ninh
  • Dịch vụ tiện ích
  • Môi trường không khí
  • Đẳng cấp sang trọng
  • Chỉ số hạnh phúc

Mức giá đền bù đất nông nghiệp theo quy định của Nhà nước

Khi bị thu hồi đất nông nghiệp bạn sẽ được nhà nước đền bù bao nhiêu? Mức giá đền bù được quy định cụ thể như thế nào?

Mức giá đền bù đất nông nghiệp theo quy định của Nhà nước

banner-news/ck-ban-pc.png

Khi bạn sở hữu đất nông nghiệp nhưng nằm trong diện sắp bị nhà nước thu hồi, có lẽ vấn đề bạn quan tâm nhất chính là tiền đền bù sẽ được bao nhiêu. Vậy chính sách cụ thể về mức giá đền bù đất nông nghiệp theo quy định nhà nước như thế nào? Hãy cùng YouHomes tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Đền bù đất nông nghiệp và những điều cần biết

Đất nông nghiệp là loại đất được Nhà nước giao cho người dân để phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp, bao gồm trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng,....Đất nông nghiệp là tư liệu sản xuất chủ yếu vừa là tài liệu lao động vừa là đối tượng lao động, đặc biệt không thể thay thế của ngành nông - lâm nghiệp.

Đất nông nghiệp là tư liệu sản xuất chính của người nông dân, nên khi Nhà nước thu hồi cần có phương án bồi thường phù hợp cho người dân, để họ có thể tiếp tục lao động sản xuất, ổn định đời sống.

Hiện nay, đối với đất nông nghiệp khi bị Nhà nước thu hồi nhằm thực hiện các mục đích an ninh quốc phòng hay phát triển kinh tế, xã hội, hoặc vì những mục đích khác thì người có đủ điều kiện sẽ được hưởng đền bù đối với đất. Đất nông nghiệp là tư liệu sản xuất chính của người nông dân, nên khi Nhà nước thu hồi cần có phương án bồi thường phù hợp cho người dân, để họ có thể tiếp tục lao động sản xuất, ổn định đời sống.

Điều kiện để được nhận tiền đền bù đất nông nghiệp

Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp phải có đủ những điều kiện sau sẽ nhận được khoản đền bù:

  • Điều kiện 1 - Đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm.
  • Điều kiện 2 - Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận mà chưa được cấp.

Mức giá đền bù đất nông nghiệp theo quy định của Nhà nước

Điều kiện bồi thường về đất: Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, nếu có đủ điều kiện được bồi thường theo quy định tại Điều 75 Luật Đất đai thì được bồi thường.

Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, nếu có đủ điều kiện được bồi thường theo quy định tại Điều 75 Luật Đất đai thì được bồi thường.

Phương án bồi thường:

  • Phương án 1 - Bồi thường bằng đất có cùng mục đích sử dụng (nếu địa phương có quỹ đất đề bồi thường - Phương án được ưu tiên áp dụng).
  • Phương án 2 - Nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo thời hạn sử dụng đất còn lại đối với đất sử dụng có thời hạn.

Việc xác định giá đất bồi thường sẽ dựa trên bảng giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành. Việc xác định giá đất cụ thể được dựa trên cơ sở điều tra, thu thập thông tin về thửa đất, giá đất thị trường và thông tin về giá đất trong cơ sở dữ liệu đất đai từ đó áp dụng phương pháp định giá đất phù hợp.

Đất được đền bù là đất trong hạn mức cấp đất nông nghiệp ở địa phương. Phần diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức không được đền bù về đất nhưng được đền bù chi phí đầu tư vào đất còn lại. Công thức tính như sau:

Tiền đền bù đất = Diện tích đất bị thu hồi (m2) x Giá đền bù (VNĐ/m2)

Trong đó giá đất được tính bằng giá đất ghi trong bảng giá đất x Hệ số điều chỉnh đất nông nghiệp qua các năm x Hệ số điều chỉnh khác (nếu có).

Các khoản hỗ trợ ngoài tiền đền bù đất nông nghiệp

Ngoài các khoản đền bù về đất khi bị thu hồi, chủ sở hữu đất nông nghiệp sẽ còn được xem xét nhận các hỗ trợ khác. Các khoản hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất được quy định tại khoản 2 Điều 83 Luật Đất đai 2013 như sau:

  • Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất.

Đây là khoản hỗ trợ cho các đối tượng đang sử dụng đất nông nghiệp được hướng dẫn cụ thể tại khoản 5 Điều 4 Nghị định 01/2017/NĐ-CP. Giúp các đối tượng đang có thu nhập dựa trên việc sản xuất nông nghiệp khi bị thu hồi đất có thể phần nào ổn định đời sống của mình, và có thể tiếp tục lao động sản xuất nông nghiệp trên phần đất được đền bù nếu như được bồi thường bằng đất.

  • Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm

Đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp có đất bị thu hồi mà dẫn đến có điều kiện tiếp tục sản xuất, thu nhập bị suy giảm thì có thể được xem xét hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm. Mức hỗ trợ cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định căn cứ dựa trên điều kiện thực tế của địa phương. Địa phương sẽ lập và phê duyệt đồng thời phương án đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm nghề nghiệp với phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư, và trong quá trình lập phương án này phải lấy ý kiến của cả người thu hồi đất.

Đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp có đất bị thu hồi mà dẫn đến có điều kiện tiếp tục sản xuất, thu nhập bị suy giảm thì có thể được xem xét hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm.

  • Hỗ trợ khác.

Các khoản hỗ trợ khác này sẽ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định căn cứ dựa trên tình hình thực tế của địa phương. Mục đích là để bảo đảm công bằng với người có đất bị thu hồi, đảm bảo họ đều có chỗ ở, ổn định đời sống, sản xuất. Đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân mà đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp mà không đủ điều kiện được bồi thường thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét hỗ trợ cho phù hợp với điều kiện của địa phương.

Mức giá hỗ trợ đối với đất nông nghiệp được đền bù

Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất:

Mức hỗ trợ ổn định sản xuất và đời sống được quy định cụ thể tại Điều 19 Nghị định 47/2014/NĐ-CP như sau:

+ Tiền hỗ trợ ổn định đời sống: Mức hỗ trợ cho một nhân khẩu sẽ được tính bằng tiền tương đương 30 kg gạo trong 01 tháng theo thời giá trung bình tại thời điểm hỗ trợ của địa phương. Trong đó:

Thu hồi từ 30% đến 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ tối đa:

  • 06 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở.
  • 12 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở.
  • 24 tháng trường hợp phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, hoặc đặc biệt khó khăn.

Thu hồi trên 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ:

  • 12 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở.
  • 24 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở.
  • 36 tháng trường hợp phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, hoặc đặc biệt khó khăn.

Thêm vào đó hộ gia đình, cá nhân được bồi thường bằng đất nông nghiệp được hỗ trợ về giống cây trồng, giống vật nuôi cho sản xuất nông nghiệp,...

Tiền hỗ trợ ổn định sản xuất:

Hỗ trợ ổn định sản xuất bằng tiền với mức cao nhất là 30% một năm thu nhập sau thuế, theo mức thu nhập bình quân của 03 năm liền kề trước đó.

Thêm vào đó hộ gia đình, cá nhân được bồi thường bằng đất nông nghiệp được hỗ trợ về giống cây trồng, giống vật nuôi cho sản xuất nông nghiệp, các dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm, dịch vụ bảo vệ thực vật, thú y, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi và kỹ thuật nghiệp vụ đối với sản xuất, kinh doanh dịch vụ công thương nghiệp.

Tiền hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với cá nhân trực tiếp sản xuất đất nông nghiệp:

Mức hỗ trợ đào tạo nghề và tìm kiếm việc làm đối với hộ cá nhân trực tiếp sản xuất đất nông nghiệp được quy định tại khoản 6 Điều 4 Nghị định 01/2017/NĐ-CP:

Tiền hỗ trợ = Diện tích đất được bồi thường (m2) x Giá đất nông nghiệp trong bảng giá đất x Hệ số bồi thường do địa phương quy đinh.

Địa phương quy định giá đất nông nghiệp, và hệ số bồi thường do địa phương quy định nhưng mức tối đa là không quá 05 lần giá đất nông nghiệp cùng loại trong bảng giá đất đối với diện tích đất nông nghiệp thu hồi nằm trong hạn mức giao đất ở địa phương.

Cây trồng và vật nuôi trên đất nông nghiệp bị thu hồi có được đền bù hay không?

Khi trên đất nông nghiệp của người dân có cây trồng và vật nuôi bị thiệt hại trong quá trình đền bù, Nhà nước cũng có những mức giá đền bù được quy định cho từng hạng mục như sau:

Đền bù về cây trồng trên đất nông nghiệp bị thu hồi

Theo khoản 1 Điều 90 Luật Đất đai 2013 khi Nhà nước thu hồi đất mà gây thiệt hại đối với cây trồng thì việc bồi thường được tính như sau:

  • Trường hợp 1: Cây trồng hàng năm

- Mức bồi thường được tính bằng giá trị sản lượng của vụ thu hoạch.

- Giá trị sản lượng của vụ thu hoạch được tính theo năng suất của vụ cao nhất trong 03 năm trước liền kề của cây trồng chính tại địa phương và giá trung bình tại thời điểm thu hồi đất.

  • Trường hợp 2: Cây trồng lâu năm

- Mức bồi thường được tính bằng giá trị hiện có của vườn cây theo giá ở địa phương tại thời điểm thu hồi đất mà không bao gồm giá trị quyền sử dụng đất.

- Ngoài tiền bồi thường về đất (nếu đủ điều kiện) thì còn được bồi thường về cây trồng lâu năm bị thiệt hại. Tại mỗi địa phương giá của vườn cây lâu năm tại mỗi thời điểm là khác nhau.

Mức bồi thường được tính bằng giá trị hiện có của vườn cây theo giá ở địa phương tại thời điểm thu hồi đất mà không bao gồm giá trị quyền sử dụng đất.

  • Trường hợp 3: Cây trồng có thể di chuyển đến nơi khác

- Đối với cây trồng chưa thu hoạch nhưng có thể di chuyển đến địa điểm khác thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại thực tế do phải di chuyển, phải trồng lại.

- Thông thường việc bồi thường với cây trồng có thể di chuyển đến nơi khác áp dụng với các loại cây trồng lâu năm.

  • Trường hợp 4: Bồi thường về rừng

Đối với cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, cây rừng tự nhiên giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trồng, quản lý, chăm sóc, bảo vệ thì bồi thường theo giá trị thiệt hại thực tế của vườn cây.

Đền bù về vật nuôi trên đất nông nghiệp bị thu hồi

Khi Nhà nước thu hồi đất mà gây thiệt hại đối với vật nuôi là thủy sản thì việc bồi thường được tính như sau:

  • Đối với vật nuôi là thủy sản mà tại thời điểm thu hồi đất đã đến thời kỳ thu hoạch thì không được bồi thường (vì chủ sở hữu sẽ thu hoạch và bán nên không có thiệt hại).
  • Đối với vật nuôi là thủy sản mà tại thời điểm thu hồi đất chưa đến thời kỳ thu hoạch thì bồi thường như sau:

+ Nếu thu hoạch sớm thì được bồi thường thiệt hại thực tế do phải thu hoạch sớm;

+ Nếu có thể di chuyển được thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại do di chuyển gây ra.

Lưu ý: Mỗi tỉnh thành sẽ có mức bồi thường cụ thể với vật nuôi.

Đền bù các chi phí đầu tư còn lại vào đất nông nghiệp bị thu hồi

Khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội:

Đối tượng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất:

  • Đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất (trừ trường hợp đất nông nghiệp được Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân mà không thu tiền sử dụng đất).
  • Đất được Nhà nước giao cho tổ chức thuộc trường hợp có thu tiền sử dụng nhưng được miễn.
  • Đất được Nhà nước cho thuê trả tiền thuê đất hàng năm; đất thuê trả tiền một lần cho cả thời gian thuê nhưng được miễn (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thuê do thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng).
  • Đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
  • Đất nhận khoán để sản xuất nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối.

Các loại chi phí được bồi thường gồm:

  • Chi phí san lấp mặt bằng.
  • Chi phí cải tạo làm tăng độ màu mỡ của đất, thau chua rửa mặn, chống xói mòn, xâm thực đối với đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp.
  • Chi phí gia cố khả năng chịu lực chống rung, sụt lún đất đối với đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh.
  • Chi phí khác có liên quan đã đầu tư vào đất phù hợp với mục đích sử dụng đất.

Điều kiện xác định chi phí đầu tư vào đất còn lại:

  • Có hồ sơ, chứng từ chứng minh đã đầu tư vào đất, gồm:

+ Văn bản, hợp đồng thuê, khoán san lấp mặt bằng, tôn tạo đất đối với đất được Nhà nước giao hoặc cho thuê, cải tạo đất, chống xói mòn, chống xâm thực, xây dựng, gia cố nền đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh.

+ Văn bản, thanh lý hợp đồng; hóa đơn, chứng từ thanh toán đối với từng khoản chi phí đã đầu tư vào đất.

+ Văn bản, hợp đồng khác có liên quan đến việc đầu tư vào đất được xác lập tại thời điểm đầu tư.

Lưu ý: Trường hợp chi phí đầu tư vào đất còn lại không có hồ sơ, chứng từ chứng minh thì UBND cấp tỉnh căn cứ tình hình thực tế tại địa phương quy định việc xác định chi phí đầu tư vào đất.

  • Chi phí đầu tư vào đất không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.

Xác định tiền bồi thường chi phí đầu tư vào đất:

  • Chi phí đầu tư vào đất còn lại được tính phải phù hợp với giá thị trường tại thời điểm có quyết định thu hồi đất.
  • Chi phí đầu tư vào đất còn lại được xác định theo công thức sau:

P = ((P1 + P2 + P3 + P4)/ T1 ) x T2

Trong đó:

- P: Chi phí đầu tư vào đất còn lại;

- P1: Chi phí san lấp mặt bằng;

- P2: Chi phí cải tạo làm tăng độ màu mỡ của đất, thau chua rửa mặn, chống xói mòn, xâm thực đối với đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp;

- P3: Chi phí gia cố khả năng chịu lực chống rung, sụt lún đất đối với đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh;

- P4: Chi phí khác có liên quan đã đầu tư vào đất phù hợp với mục đích sử dụng đất;

- T1: Thời hạn sử dụng đất (với trường hợp thời điểm đầu tư vào đất sau thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất thì thời hạn sử dụng đất được tính từ thời điểm đầu tư vào đất).

- T2: Thời hạn sử dụng đất còn lại.

Trên đây là những điều bạn cần biết về mức giá đền bù đất nông nghiệp của Nhà nước. Mong bạn đã nắm được những thông tin hữu ích và có phương án tính toán để ổn định cuộc sống sau khi được đền bù.

Thanh Hằng

banner-news/ck-ban-pc.png

  • Đánh giá:
  • (7 đánh giá)
Bài viết có hữu ích không?

Có lẽ bạn nên đọc thêm

BÌNH LUẬN

YouHomes.Vn - Website mua bán, cho thuê bất động sản uy tín tại Việt nam