Banner gói dịch vụ cam kết bán nhà trong 3 tháng

Xếp hạng khu dân cư

(Căn cứ theo 13,548 lượt bình chọn)

Thông tin khu dân cư

Chọn dự án, toà để xem

Danh bạ khẩn cấp

Danh bạ
  • Công an phường

    Công an phường

  • Trạm y tế phường

    Trạm y tế phường

  • Lễ tân toà nhà

    Lễ tân toà nhà

Banner tặng điểm youpoint

Bình chọn

Bình chọn khu dân cư

Chọn dự án để xemBình chọn dự án
  • An toàn an ninh
  • Dịch vụ tiện ích
  • Môi trường không khí
  • Đẳng cấp sang trọng
  • Chỉ số hạnh phúc

7 lưu ý khi ký kết hợp đồng thuê nhà làm mặt bằng kinh doanh

NT Trang    3.260 người đã đọc  

Sau khi lựa chọn được mặt bằng ưng ý, việc khách hàng nhất quyết phải thực hiện đó là tiến hành giao kết hợp đồng thuê nhà với chủ nhà /chủ đầu tư, dưới đây là một số lưu ý khi giao kết hợp đồng.

7 lưu ý khi ký kết hợp đồng thuê nhà làm mặt bằng kinh doanh

banner-news/ck-chothue-pc.png

Hợp đồng thuê nhà là giấy tờ ghi các quy định mà bạn sẽ bị ràng buộc bởi bất kỳ điều gì ghi trên đó, do đó khi đặt bút ký vào hợp đồng thuê nhà bạn nên đọc thật kĩ hợp đồng, có điều khoản nào không hiểu phải yêu cầu giải thích và lưu lại lời giải thích đó. Bài viết dưới đây nêu lên một số nội dung cơ bản cần lưu ý khi soạn thảo và ký kết hợp đồng thuê nhà để làm mặt bằng kinh doanh tránh những rủi ro không đáng có.

Chủ thể ký hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh

Đối với chủ thể của hợp đồng, những người tham gia ký kết hợp đồng phải đảm bảo đủ tư cách như: đủ độ tuổi luật định, đủ năng lực hành vi và trong trường hợp đại diện để ký kết hợp đồng mà không phải là đại diện theo pháp luật thì phải có giấy ủy quyền hợp lệ.

Cần chú ý đối với hợp đồng kinh doanh – thương mại, hầu hết các chủ thể là pháp nhân do đó phải do người đứng đầu hay đại diện hợp pháp của pháp nhân như Giám đốc, chủ doanh nghiệp (nếu doanh nghiệp không có chức danh Giám đốc) ký kết hoặc người đại diện do người đứng đầu pháp nhân đó ủy quyền thay mặt ký kết và việc ký kết phải được đóng dấu hợp lệ của pháp nhân. Chỉ có ký kết hợp đồng đúng chủ thể thì hợp đồng đó mới có giá trị pháp lý và có hiệu lực thi hành.

Việc đảm bảo về hình thức của hợp đồng cũng như bảo đảm chủ thể khi ký kết hợp đồng sẽ loại trừ đáng kể những rủi ro không đáng có.

Công chứng, chứng thực hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh

Hiện nay, pháp luật không có quy định bắt buộc phải công chứng, chứng thực các hợp đồng cho thuê nhà hoặc cho thuê quyền sử dụng đất, mà việc công chứng, chứng thực là tự nguyện và theo yêu cầu của các bên. Vì thế các Hợp đồng thuê nhà đất có thể được các bên ký tay với nhau, nghĩa là một mẫu hợp đồng ghi đầy đủ thông tin chủ thể, nhà đất,… và tiến hành ký tên thì sẽ có hiệu lực.

Công chứng, chứng thực hợp đồng thuê nhà.

Do pháp luật không yêu cầu công chứng, chứng thực đối với các hợp đồng thuê nhà đất nên trường hợp các bên tự thực hiện không có người hướng dẫn thì cần nắm rõ một số thỏa thuận để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của mình cho thật tốt. Còn nếu để an toàn thì nên nhờ luật sư tư vấn thêm.

Nội dung hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh

Trong hợp đồng thuê, bạn nên chú ý hơn đến một số điểm sau:

  • Thứ nhất, giá thuê. Nhiều khi trong hợp đồng sẽ ghi giá thuê tính trên m2. Mà trong thực tế, diện tích mặt bằng cho thuê thường được xác định theo diện tích mặt sàn hoặc diện tích sử dụng; bạn đi thuê là thuê diện tích sử dụng nên nhiều khi tính giá trên m2 bạn không phân biệt được diện tích mình phải thuê trong hợp đồng là diện tích mặt sàn hay diện tích sử dụng. Do đó, bạn cần phải đọc và yêu cầu giải thích kỹ. Cần phải xem xét giá đó có bao gồm các chi phí liên quan, tiền điện nước không. Nếu không bao gồm điện nước, và một số dịch vụ khác thì mức giá mà người thuê phải trả thêm là bao nhiêu để có thể cân đối tài chính một cách hợp lý.
  • Thứ hai, về thời hạn thuê. Bạn cần phải xác định mục đích kinh doanh của mình để xác định thời hạn mình thuê cho hợp lý, và có khớp với thời hạn được quy định trong hợp đồng không.
  • Thứ ba, đối với trường hợp doanh nghiệp dự tính thuê với diện tích rộng để hướng đến sự phát triển của công ty, mặc dù hiện tại công ty không sử dụng hết phần diện tích thuê và muốn cho thuê lại. Phải xem kỹ trong hợp đồng có cho phép không để thương lượng bổ sung thêm.
  • Thứ tư, khi thuê cũng cần chú ý đến quyền lợi của mình. Ví dụ, khi thuê mình được sử dụng, không được sử dụng với mục đích gì. Có được khoăn cắt, sửa chữa, thiết kế lại cho phù hợp với tính chất công việc của công ty mình hay không?
  • Thứ năm, bạn cần chú ý đến điều khoản lạm phát trong hợp đồng. Cụ thể, cần phải xem xét hợp đồng có quy định các mức giá, chi phí được thay đổi theo giá thị trường hay không? Khi thay đổi có cần thông báo trước, hay cần được sự đồng ý của chính bên thuê hay không?

Các điều khoản khác cần chú ý trong hợp đồng

Cần chú ý với cả các điều khoản không liên quan đến tiền nong. Chẳng hạn chủ nhà có yêu cầu không được động chạm, thay đổi kết cấu mặt bằng, không được chia sẻ mặt bằng kinh doanh, phải sử dụng tiết kiệm điện nước, không gây ồn ào….Những điều khoản này sẽ gây nhiều phiền toái, ảnh hưởng tới việc kinh doanh của bạn.

Xem thêm : Mẫu hợp đồng thuê nhà kinh doanh, thuê nhà làm văn phòng

Tiền đặt cọc

Thông thường các hợp đồng thuê nhà đất đều có điều khoản đặt cọc và bên thuê phải đặt cọc cho bên cho thuê một khoản tiền để cam kết thực hiện hợp đồng.

Tiền đặt cọc khi ký kết hợp đồng thuê nhà.

Đối với bên cho thuê thì nên quy định số tiền đặt cọc này đủ để có thể sửa chữa, khắc phục những hư hỏng do bên thuê có thể gây ra, phù hợp với thời gian mà bên thuê vi phạm nghĩa vụ thanh toán để bên cho thuê đơn phương chấm dứt hợp đồng mà vẫn không hết số tiền đã đặt cọc.

Còn đối với bên thuê thì khoản tiền đặt cọc này để đảm bảo rằng khi bên cho thuê muốn lấy lại nhà đất thì phải trả lại gấp đôi số tiền đặt cọc này.

Bàn giao hiện trạng nhà, tài sản, trang thiết bị hiện có trong căn nhà

Đây là điều khoản mà các bên hay không quan tâm nhưng dễ dẫn đến tranh chấp nhất. Bạn thử hình dung thuê một ngôi nhà trong 3-5 năm hoặc lâu hơn để kinh doanh hoặc làm văn phòng thì thông thường có những sửa chữa nhỏ, có khi có những sửa chữa khá lớn. Đặc biệt là đối với những căn nhà mới xây, khá đầy đủ tiện nghi thì hai bên phải thỏa thuận rõ những hiện trạng về nhà, tài sản, trang thiết bị trong nhà để khi hết thời hạn thuê nhà bàn giao lại thì các bên không có tranh chấp.

Khi đã thỏa thuận thật kỹ giúp bên cho thuê tránh được những thiệt hại do bên thuê gây ra và bên thuê tránh được việc bên cho thuê yêu cầu bồi thường những tài sản do hao mòn tự nhiên hoặc những yêu cầu không có cơ sở. Trong trường hợp này cách tốt nhất là các bên lập một phụ lục hợp đồng về việc bàn giao nhà, tài sản, trang thiết bị của căn nhà cho thuê.

Vi phạm hợp đồng

Thông thường là vi phạm nghĩa vụ thanh toán tiền thuê của bên thuê, vì thế để đảm bảo quyền lợi của bên cho thuê thì bên cho thuê nên quy định điều này thật chặc, lưu ý đến các mốc thời gian phải thanh toán tiền thuê và thời hạn được trễ tối đa là bao nhiêu? Các biện pháp xử lý phạt khi trễ thanh toán thông thường là phạt lãi suất (ví dụ là 0,05%/ngày). Và mốc thời gian trễ mà bên cho thuê được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và phạt cọc đối với bên thuê là khi nào?

Qua kinh nghiệm tư vấn và tìm hiểu về các hợp đồng thuê nhà, YouHomes đã tổng hợp và đưa ra một số nội dung cần lưu ý khi ký kết hợp đồng thuê nhà làm mặt bằng kinh doanh như trên, hy vọng sẽ giúp bạn tránh được những sai sót khi có ý định thuê nhà.

NT Trang

banner-news/ck-chothue-pc.png

  • Đánh giá:
  • (4 đánh giá)
Bài viết có hữu ích không?

Có lẽ bạn nên đọc thêm

BÌNH LUẬN

YouHomes.Vn - Website mua bán, cho thuê bất động sản uy tín tại Việt nam