Australia: Thị trường BĐS nóng sốt trở lại
Với tốc độ tăng như hiện nay, giá nhà ở Sydney có thể khôi phục toàn bộ phần giảm trong 2 năm qua và tái lập mức cao kỷ lục sớm nhất vào tháng 5/2020.
Dường như Australia lại đang bước vào một cơn sốt giá nhà mới, không lâu sau khi thị trường bất động sản nước này dịu đi trong thời gian gần đây - hãng tin Bloomberg cho hay.
Ba đợt cắt giảm lãi suất đưa lãi suất vay thế chấp nhà xuống mức thấp kỷ lục, cộng thêm quy định cho vay được nới lỏng, đã đưa khách mua ồ ạt quay trở lại thị trường địa ốc Australia. Với tốc độ tăng như hiện nay, giá nhà ở Sydney có thể khôi phục toàn bộ phần giảm trong 2 năm qua và tái lập mức cao kỷ lục sớm nhất vào tháng 5/2020.
Chỉ trong vòng 4 tháng, giá nhà tại hai thành phố lớn nhất của Australia là Sydney và Canberra đã có cú đảo chiều "180 độ". Các tờ báo ở nước này một lần nữa tràn ngập những bài viết về những cuộc đấu giá nhà căng thẳng đẩy giá nhà tăng hàng trăm nghìn Đôla Australia mỗi căn so với mức giá xuất phát.
Tháng 9 vừa qua, giá nhà ở Sydney tăng gần 1,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Ở điểm đáy của đợt sụt giá bất động sản ở Australia hồi tháng 12/2018, giá nhà ở Sydney giảm hơn 1,8% so với cùng kỳ 2017.
Ngoài lãi suất giảm và các quy định mua nhà được nới lỏng, giới đầu tư cũng trở lại thị trường bất động sản Australia sau chiến thắng bất ngờ mà Chính phủ của Thủ tướng Scott Morrison giành được trong cuộc bầu cử hồi tháng 5. Việc ông Morrison tiếp tục cầm quyền đã loại bỏ kế hoạch của Công đảng đối lập nhằm cắt giảm ưu đãi thuế cho người sở hữu nhà.
Sự phục hồi của thị trường bất động sản Australia, tuy là một cú huých ngắn hạn cho nền kinh tế đang giảm tốc của nước này, đang làm dấy lên nỗi lo ngại về sự hình thành bong bóng và gia tăng khối nợ vốn dĩ đã cao của các hộ gia đình.
Chưa kể, sốt bất động sản còn có thể làm suy giảm tiềm năng của nền kinh tế, bởi khi những người vay thế chấp nhà phải chi một phần lớn hơn trong thu nhập của họ để trả nợ hàng tháng, họ sẽ có ít tiền hơn để chi tiêu vào những thứ khác, từ thiết bị gia dụng cho tới quần áo, khiến nền kinh tế bị mất đi một động lực tăng trưởng quan trọng.
Gần đây, niềm tin của người tiêu dùng Australia đã giảm xuống mức thấp nhất 4 năm, cho dù các chương trình cắt giảm thuế và hoàn thuế giúp cải thiện tình hình tài chính của các hộ gia đình.
Thông thường, người vay thế chấp nhà ở Australia có thể dựa vào mức tăng lương hàng năm từ 3-4,5% để giảm tỷ lệ số tiền phải trả nợ trong thu nhập hàng tháng. Nhưng giờ đây, tốc độ tăng lương ở Australia đang bị "mắc kẹt" dưới mức 2,5%.
Bloomberg dẫn số liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho thấy Australia là nền kinh tế có tỷ lệ nợ vay mua nhà cao nhất trong tổng nợ của hộ gia đình. Tỷ lệ này ở Australia là 63,3% vào thời điểm quý 4/2018, so với mức 29,2% ở Mỹ và 13,1% ở Hồng Kông.
Có thể bạn quan tâm:
Đầu tư BĐS ở nước ngoài: Mất trắng tiền vốn vì không nắm được quy trình
Melbourne - thị trường BĐS được kì vọng nhất Châu Á Thái Bình Dương
Đâu là nơi có giá nhà đắt nhất Thế giới? Việt Nam nằm trong top nào?
Đối với các ngân hàng ở Australia, việc giá nhà tăng trở lại luôn là một tin tốt. Khi giá nhà tăng, khách hàng sẽ phải vay nhiều hơn để mua nhà, trong khi những người đã có nhà sẵn sàng vay tiền để nâng cấp nhà cửa.
Nhưng trong dài hạn, điều này có thể gia tăng sức ép ở mảng vay thế chấp nhà. Theo Ngân hàng Trung ương Australia, tỷ lệ vay thế chấp nhà quá hạn trả nợ ở nước này hiện ở mức dưới 1%, nhưng con số đang có xu hướng tăng trong những năm gần đây.
Bên cạnh đó, sự tăng giá nhà cũng làm gia tăng tình trạng bất bình đẳng thu nhập và khiến người có thu nhập thấp và giới trẻ càng khó mua được nhà hơn.
"Đợt hạ sốt giá nhà của hai năm qua có vẻ đã kết thúc", ông Brendan Coates, Giám đốc chương trình thuộc Viện Grattan, phát biểu. "Ảnh hưởng của sự tăng giá nhà là phân bổ lại tài sản từ những người không có nhà sang những người có nhà".
Có lẽ bạn nên đọc thêm
Nhà đầu tư đã chấp nhận xuống tiền mua bất động sản, chu kỳ tăng trưởng mới bắt đầu?
Theo TS Nguyễn Văn Đính, các sản phẩm bất động sản trên 5 tỷ đồng, có mức giá đi ngang một thời gian sau giai đoạn cắt lỗ sâu vào đầu năm nay đã được nhà đầu tư "chấp nhận" xuống tiềnThị trường bất động sản đã thoát 'đáy'?
Thị trường bất động sản (BĐS) những tháng cuối năm dù có những tín hiệu tốt nhưng vẫn còn nhiều dự án chưa gỡ vướng được về pháp lý, giao dịch hạn chế.Thị trường bất động sản sắp đón nhận nhiều tin vui mới?
Bên cạnh việc triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường bất động sản thì nhiều quy hoạch quan trọng cũng đang được thẩm định, sắp phê duyệt.Nhà đầu tư có chờ “điểm trũng” tháng cô hồn để xuống tiền?
Cận kề tháng 7 âm lịch (còn gọi là tháng cô hồn), thị trường bất động sản liệu diễn biến “đảo chiều” khi tâm lý săn hàng thời điểm này có thể bật tăng?.
BÌNH LUẬN