Bí mật đằng sau cơn sốt đất đai tại Đà Nẵng
Thời gian gần đây thị trường đất đai ở Đà Nẵng bỗng trở nên “nóng” bất thường và khó đoán điểm dừng.

(Nguồn: Internet)
Chưa đầy 2 tuần sau khi chính quyền thành phố Đà Nẵng công bố biểu giá đất mới áp dụng trên địa bàn, thị trường BĐS nơi đây đã có những chuyển biến khác thường và rối loạn chưa từng có. Cụ thể là giá đất ở Đà Nẵng “nhảy” liên tục hai lần, có những lô đất giá tăng lên đến vài trăm triệu, thậm chí là gấp đôi, gấp ba. Hiện tại, mức giá các lô đất khu vực mặt tiền đường Võ Nguyên Giáp đã tăng lên 200 - 300 triệu đồng/m2 (cao gấp 5 lần so với đầu năm 2015). Còn ở Hòa Xuân, một lô đất nền dự án với diện tích 100m2 ít nhất cũng 2,5 tỷ đồng. Trong khi đó, đất nền dự án dọc tuyến đường Phạm Văn Đồng (đoạn gần cầu quay sông Hàn), nhiều sàn giao dịch nhà đất tiết lộ giá hiện nay đều không dưới 300-400 triệu đồng/m2.
Vậy nguyên nhân do đâu lại dẫn đến sự tăng giá đáng ngờ này?
Ông Nguyễn Đức Lập, Viện trưởng Viện Nghiên cứu đào tạo bất động sản Đà Nẵng cho rằng: "Giá bất động sản Đà Nẵng vẫn chưa đến đỉnh điểm khai thác và sẽ vẫn tăng trong tương lai. Hiện nay, chênh lệch giá thị trường và các điều kiện hạ tầng, dân sinh đi cùng còn quá lớn. Hơn nữa, tâm lý "lướt sóng" thị trường của nhà đầu tư, tình trạng cò mồi thổi giá và tạo giao dịch ảo của nhà môi giới bất động sản vẫn đang diễn ra phổ biến. Vì thế, các nhà đầu tư cần hết sức cẩn trọng trước việc sốt đất này".
Theo các chuyên gia BĐS thì đợt tăng giá đất thời gian vừa qua có rất nhiều lý do khách quan lẫn chủ quan, trong đó có sự đẩy giá của các thành phần môi giới. BĐS nghỉ dưỡng Đà Nẵng mới bùng phát hơn 10 năm nay nhờ du lịch, cơ sở hạ tầng phát triển thuận lợi; còn đất nền phụ thuộc vào tốc độ đô thị hóa và gia tăng dân số. Trên cả phương diện giá và số lượng sản phẩm, có thể thấy giá BĐS nghỉ dưỡng bình ổn, còn giá đất nền không bền vững, rất nguy hiểm cho những ai chạy theo tâm lý đám đông.
Giới chuyên gia cũng cho rằng nguyên do chủ yếu là do các nhà đầu tư đẩy giá bằng cách mua đi - bán lại, mua vào - chốt lãi, hay thậm chí là một số thành phần đầu cơ làm cơn “sốt đất” ảo, hỏi mua để tạo tâm lý cháy hàng rồi biến thành làn sóng nóng sốt. Vậy là nghiễm nhiên các thành phần đầu cơ đều “ngư ông đắc lợi” khi lãi vài tỷ đồng cho đến vài chục tỷ đồng trong vòng vài tuần hoặc thậm chí là một đêm. Sau khi đạt được mục đích, họ âm thầm rút lui, để những nhà đầu tư nhẹ dạ ôm đất mắc cạn.
Các dự án BĐS đang không ngừng được đầu tư tại Đà Nẵng
Nguồn ảnh: Internet
Chưa kể việc Đà Nẵng công bố quy hoạch các dự án như: dự án cảng Liên Chiểu, dự án di dời ga đường sắt Đà Nẵng, dự án lấp biển đường Nguyễn Tất Thành hay dự án khu nghỉ dưỡng Nhật Bản,... cũng góp phần không nhỏ đến “cơn sốt” đất đai này.
Từ sau đợt sốt đất khu vực Hòa Xuân (Cẩm Lệ, Đà Nẵng) thời điểm sau Tết, tại nhiều khu vực, thậm chí là khu vực trung tâm, giá đất đang trên đà giảm mạnh nhất từ trước đến nay. Tính đến thời điểm hiện tại, tình trạng sốt đất cũng hầu như không còn diễn ra nữa, đặc biệt là sau những đợt thanh tra các dự án liên quan đến việc sử dụng đất. Theo ông Lê Văn Tuấn, Chánh Thanh tra Sở Xây dựng TP Đà Nẵng, việc tăng đột biến về giá đất thời gian này là bất thường. Vì vậy trước khi đưa ra quyết định mua đất, người mua cần tìm hiểu kĩ thông tin để tránh rủi ro và thiệt hại.
Tào Thanh Huyền (TH)
Có lẽ bạn nên đọc thêm
Nhà đầu tư đã chấp nhận xuống tiền mua bất động sản, chu kỳ tăng trưởng mới bắt đầu?
Theo TS Nguyễn Văn Đính, các sản phẩm bất động sản trên 5 tỷ đồng, có mức giá đi ngang một thời gian sau giai đoạn cắt lỗ sâu vào đầu năm nay đã được nhà đầu tư "chấp nhận" xuống tiềnThị trường bất động sản đã thoát 'đáy'?
Thị trường bất động sản (BĐS) những tháng cuối năm dù có những tín hiệu tốt nhưng vẫn còn nhiều dự án chưa gỡ vướng được về pháp lý, giao dịch hạn chế.Thị trường bất động sản sắp đón nhận nhiều tin vui mới?
Bên cạnh việc triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường bất động sản thì nhiều quy hoạch quan trọng cũng đang được thẩm định, sắp phê duyệt.Nhà đầu tư có chờ “điểm trũng” tháng cô hồn để xuống tiền?
Cận kề tháng 7 âm lịch (còn gọi là tháng cô hồn), thị trường bất động sản liệu diễn biến “đảo chiều” khi tâm lý săn hàng thời điểm này có thể bật tăng?.
BÌNH LUẬN