Banner gói dịch vụ cam kết bán nhà trong 3 tháng

Xếp hạng khu dân cư

(Căn cứ theo 13,548 lượt bình chọn)

Thông tin khu dân cư

Chọn dự án, toà để xem

Danh bạ khẩn cấp

Danh bạ
  • Công an phường

    Công an phường

  • Trạm y tế phường

    Trạm y tế phường

  • Lễ tân toà nhà

    Lễ tân toà nhà

Banner tặng điểm youpoint

Bình chọn

Bình chọn khu dân cư

Chọn dự án để xemBình chọn dự án
  • An toàn an ninh
  • Dịch vụ tiện ích
  • Môi trường không khí
  • Đẳng cấp sang trọng
  • Chỉ số hạnh phúc

Biện pháp và thủ tục hòa giải về tranh chấp đất đai

Biện pháp hòa giải là các bên tranh chấp tự giải quyết tranh chấp của mình một cách ổn thỏa nhất. Việc hòa giải thường được tiến hành sau khi thương lượng giữa các bên đã không đạt được kết quả.

Biện pháp và thủ tục hòa giải về tranh chấp đất đai

banner-news/ck-ban-pc.png

Tranh chấp về đất đai là một trong những việc thường xuyên tranh chấp xảy ra, rất phức tạp và đa số các tranh chấp về đất đai thường giải quyết bằng con đường Tòa án. Dưới đây Youhomes sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc của mình.

Hòa giải tranh chấp đất đai là gì?

Theo như văn bản pháp Luật Đất đai thì thuật ngữ “Hòa giải tranh chấp đất đai” được sử dụng nhưng không được giải thích cụ thể trong Luật Đất đai năm 2003.

Theo quan niệm chung về hòa giải thì hòa giải tranh chấp đất đai là tự chấm dứt việc xích mích, tranh chấp trong sử dụng đất giữa các bên bằng sự thương lượng với nhau hoặc qua sự trung gian của một người khác.

Hòa giải tranh chấp đất đai

Hình thức hòa giải

Hoà giải trong tố tụng tư pháp là hòa giải tiến hành tại TAND khi cơ quan này giải quyết tranh chấp theo yêu cầu của các bên. Vì vậy, TAND trong quá trình tiến hành tố tụng phải thực hiện nguyên tắc hoà giải.

Hoà giải ngoài tố tụng là hòa giải trung gian giữa các bên tiến hành trước khi đưa vụ tranh chấp ra cơ quan tư pháp. Trong lĩnh vực đất đai, loại hòa giải này bao gồm:

  • Hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn.
  • Hoà giải ở cơ sở: Là hòa giải được tổ chức ở xóm, thôn, ấp, tổ dân phố.

Thủ tục hòa giải về tranh chấp đất đai

Thẩm tra, xác minh các yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai

Khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, UBND cấp xã có trách nhiệm thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất.

Thành lập Hội đồng giải quyết tranh chấp đất đai

UBND cấp xã lập hội đồng hòa giải tranh chấp bao gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân là Chủ tịch Hội đồng; đại diện Ủy ban MTTQxã, phường, thị trấn; tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị,trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông thôn; đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường và thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó, cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn. Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Tổ chức cuộc họp hòa giải tranh chấp đất đai

UBND cấp xã tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia giữa các bên tranh chấp, thành viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Việc hòa giải chỉ tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt.

Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt lần thứ hai thì được coi việc hòa giải không thành.

Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

Biên bản hòa giải việc tranh chấp đất đai

Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản, nội dung bao gồm :

  • Thời gian và địa điểm tiến hành hòa giải
  • Các thành phần tham dự hòa giải
  • Tóm tắt nội dung tranh chấp thể hiện rõ nguồn gốc
  • Thời điểm sử dụng đất đang xảy ra tranh chấp
  • Nguyên nhân phát sinh tranh chấp theo kết quả xác minh và tìm hiểu
  • Đưa ra ý kiến của Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai
  • Những nội dung đã được các bên tranh chấp thỏa thuận và không thỏa thuận.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành thì Chủ tịch UBND cấp xã tổ chức lại cuộc họp Hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết đối với ý kiến bổ sung và lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành.

Trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới sử dụng đất, chủ sử dụng đất thì UBND cấp xã gửi biên bản hòa giải thành đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết theo quy định tại Khoản 5 Điều 202 của Luật đất đai 2013.

Trường hợp hòa giải không thành hoặc sau khi hòa giải thành mà có ít nhất một trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải thì UBND cấp xã lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết tranh chấp tiếp theo.

Thủ tục hòa giải về tranh chấp đất đai

Biện pháp hòa giải về tranh chấp đất đai

Các bên tranh chấp đất đai tự thương lượng

Đây là biện pháp hòa giải tranh chấp đất đai mà theo đó các bên tranh chấp tự tiến hành việc gặp gỡ, trao đổi, bàn bạc thương lượng, thỏa thuận với nhau để thống nhất biện pháp tháo gỡ những bất đồng, mâu thuẫn.

Biện pháp giải quyết tranh chấp này thường không có sự tham gia của bên thứ ba đóng vai trò làm trung gian hòa giải. Trên phương diện pháp lý, Nhà nước cũng không có bất kỳ sự can thiệp nào. Việc hoá giải tranh chấp hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí, sự định đoạt của các bên tranh chấp.

Hòa giải cơ sở trong tranh chấp đất đai

Là phương thức hòa giải tranh chấp đất đai có sự tham gia của bên thứ ba là tổ hòa giải cơ sở với tư cách là trung gian hòa giải. Điều 135 Luật Đất đai năm 2003 quy định: “Nhà nước khuyến khích giữa các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở” (khoản 1). Cụ thể hoá quy định này của Luật Đất đai năm 2003, Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 quy định: “Các bên tranh chấp đất đai phải chủ động gặp gỡ để tự hoà giải, nếu không thỏa thuận được thì thông qua hòa giải ở cơ sở để giải quyết tranh chấp đất đai” theo Khoản 1 Điều 159. Như vậy, trong trường hợp các bên tự hoà giải không thành thì tổ hòa giải ở cơ sở sẽ tiến hành gặp gỡ và đóng vai trò trung gian giúp các bên ngồi lại, thương lượng với nhau nhằm giải quyết bất đồng, mâu thuẫn.

Hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp

Trình tự thủ tục tiến hành hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã được thực hiện theo quy định của Điều 135 Luật Đất đai năm 2003 và Điều 159 Nghị định số 181/2004/ NĐ-CP ngày 29/10/2004.

Biện pháp hòa giải tranh chấp đất đai hiệu quả

Nếu bạn vẫn còn thắc mắc hay đang gặp rắc rối về đất đai, nhà ở? Youhomes sẵn sàng hỗ trợ bạn.

Nhung Trương

banner-news/ck-ban-pc.png

  • Đánh giá:
  • (1 đánh giá)
Bài viết có hữu ích không?

Có lẽ bạn nên đọc thêm

BÌNH LUẬN

YouHomes.Vn - Website mua bán, cho thuê bất động sản uy tín tại Việt nam