Các dự án của Lạc Hồng - chủ "Lâu đài Tam Đảo" sẽ bị thanh tra trong năm 2019
Bộ Xây dựng có kế hoạch thanh tra Công ty Cổ phần Đầu tư Lạc Hồng với hàng loạt các dự án tại Hà Nội, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh…trong năm 2019
Thời gian gần đây, Dư luận đang xôn xao trước tòa lâu đài tráng lệ trên đỉnh núi Tam Đảo (Vĩnh Phúc). Đây là một phần trong dự án khu du lịch Tam Đảo của Công ty cổ phần đầu tư Lạc Hồng, với tên gọi Khách sạn Lâu đài Tam Đảo với giá trị đầu tư khoảng 400 tỷ đồng. Chủ đầu tư của công trình này là Công ty Lạc Hồng do đại gia kín tiếng Lê Xuân Trường làm Chủ tịch HĐQT.
Dự nào nào của Lạc Hồng sẽ bị thanh tra?
Tại kế hoạch thanh tra chuyên ngành về hoạt động đầu tư xây dựng, kinh doanh BĐS và thực hiện các quy định của pháp luật về nhà ở, năm 2019, Thanh tra Bộ Xây dựng sẽ thanh tra Lạc Hồng tại các dự án: Tổ hợp chung cư cao cấp N01 T5, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội; Chung cư phục vụ cán bộ viên chức quận Tây Hồ và các cơ quan của TP, quận Tây Hồ, TP Hà Nội; Khu nghỉ dưỡng Kim Bôi, Hòa Bình; Chung cư Quảng Ninh, TP Hạ Long, Quảng Ninh; Khu ẩm thực tại trung tâm thị trấn Tam Đảo, huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc; Khu tổ hợp dịch vụ cao cấp, huyện Tam Đào, Vĩnh Phúc; Khu nhà ở dịch vụ hai bên đường trục chính khu trung tâm lễ hội Tây Thiên, huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc; Khu đô thị mới chùa Hà Tiên giai đoạn 2, TP Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc.
có thể bạn quan tâm
Nhiều chủ đầu tư không tuân thủ Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy định nhà ở chung cư
Thực tế, nhiều dự án do Lạc Hồng triển khai liên tiếp gặp các vấn đề thời gian gần đây. Cụ thể, cuối năm 2018. Đơn cử như tại dự án tổ hợp chung cư cao cấp N01 T5, quận Bắc Từ Liêm, cuối năm 2018 vừa qua, nhiều cư dân tại đây đã tố cáo chủ đầu tư vi phạm hợp đồng, tự ý điều chỉnh, cắt bớt hạng mục cửa thang máy, không thông báo đến khách hàng.
Một dự án khác cũng vướng bê bối trong năm 2018 là Khu tổ hợp dịch vụ cao cấp, huyện Tam Đào, Vĩnh Phúc; Khu nhà ở dịch vụ hai bên đường trục chính khu trung tâm lễ hội Tây Thiên, huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc; Khu đô thị mới chùa Hà Tiên giai đoạn 2, TP Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc đều “thi công trước, xin cấp giấy phép sau”...
Lâu đài “khủng” trên đỉnh Tam Đảo đang gây xôn xao dư luận của đại gia Lê Xuân Trường.
Việc thâu tóm nhiều dự án trên các mảnh đất “hái ra tiền” cùng với việc bất chấp để thi công nhiều dự án cho thấy, ông Lê Xuân Trường và Công ty Lạc Hồng của mình có những bước đi đầy toan tính và liều lĩnh.
“Ông lớn” ẩn mình thâu tóm đất khắp Hà Nội, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh
Công ty Lạc Hồng được thành lập từ năm 2003 do ông Lê Xuân Trường làm Chủ tịch HĐQT hoạt động chính trong lĩnh vực xây dựng dân dụng, công nghiệp và hạ tầng với nhiều công trình từng tham gia xây dựng như: Trụ sở Văn phòng Quốc hội, Bộ Ngoại giao, trụ sở Bộ Công an, trụ sở Thông tấn xã Việt Nam, Trung tâm Hội nghị quốc gia, Chung cư cao cấp đô thị Nam Thăng Long (Ciputra), Chung cư Viglacera Tower, Nhà ở cán bộ chiến sỹ Tổng cục V, Trạm bơm Yên Sở …Doanh nghiệp của ông Lê Xuân Trường còn là chủ đầu tư rất nhiều dự án có mức đầu tư lớn rải rác khắp các tỉnh thành như: Dự án Belvedere Resort Tam Đảo 270 tỉ đồng; Dự án Khu du lịch Tam Đảo hơn 900 tỉ đồng; Khu đô thị chùa Hà Tiên 6ha, tổng mức đầu tư 280 tỉ đồng; Dự án chung cư Lạc Hồng Lotus NO1-T5 1.300 tỉ đồng; Bệnh viện An Sinh - Hà Nội; Dự án khu nhà ở Khai Quang 7,3ha với tổng mức đầu tư 585 tỉ đồng; Khu du lịch Bãi Dài – Nha Trang – Khánh Hòa, Khu đô thị Phố Nối – Hưng Yên rộng 15ha.
Được biết, doanh thu thuần của Công ty Lạc Hồng khoảng 600 - 800 tỷ đồng/năm. Tổng tài sản tính đến năm 2014 trên 1.862 tỷ đồng. Tính đến năm 2015, Công ty Lạc Hồng có số vốn điều lệ là 81 tỷ đồng, trong đó, ông Lê Xuân Trường là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc năm giữ 52,14% số vốn điều lệ.
Có lẽ bạn nên đọc thêm
Nhà đầu tư đã chấp nhận xuống tiền mua bất động sản, chu kỳ tăng trưởng mới bắt đầu?
Theo TS Nguyễn Văn Đính, các sản phẩm bất động sản trên 5 tỷ đồng, có mức giá đi ngang một thời gian sau giai đoạn cắt lỗ sâu vào đầu năm nay đã được nhà đầu tư "chấp nhận" xuống tiềnThị trường bất động sản đã thoát 'đáy'?
Thị trường bất động sản (BĐS) những tháng cuối năm dù có những tín hiệu tốt nhưng vẫn còn nhiều dự án chưa gỡ vướng được về pháp lý, giao dịch hạn chế.Thị trường bất động sản sắp đón nhận nhiều tin vui mới?
Bên cạnh việc triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường bất động sản thì nhiều quy hoạch quan trọng cũng đang được thẩm định, sắp phê duyệt.Nhà đầu tư có chờ “điểm trũng” tháng cô hồn để xuống tiền?
Cận kề tháng 7 âm lịch (còn gọi là tháng cô hồn), thị trường bất động sản liệu diễn biến “đảo chiều” khi tâm lý săn hàng thời điểm này có thể bật tăng?.
BÌNH LUẬN