Banner gói dịch vụ cam kết bán nhà trong 3 tháng

Xếp hạng khu dân cư

(Căn cứ theo 13,548 lượt bình chọn)

Thông tin khu dân cư

Chọn dự án, toà để xem

Danh bạ khẩn cấp

Danh bạ
  • Công an phường

    Công an phường

  • Trạm y tế phường

    Trạm y tế phường

  • Lễ tân toà nhà

    Lễ tân toà nhà

Banner tặng điểm youpoint

Bình chọn

Bình chọn khu dân cư

Chọn dự án để xemBình chọn dự án
  • An toàn an ninh
  • Dịch vụ tiện ích
  • Môi trường không khí
  • Đẳng cấp sang trọng
  • Chỉ số hạnh phúc

Giành thị phần khách sạn bình dân: Cuộc chiến không hồi kết

Trong kỷ nguyên của công nghệ bất động sản và công nghiệp 4.0, các startup nước ngoài đang nhìn vào phân khúc khách sạn bình dân tại Việt Nam như một vùng đất đầy tiềm năng.

Giành thị phần khách sạn bình dân: Cuộc chiến không hồi kết

button-tim-mua.svg

Trong kỷ nguyên của công nghệ bất động sản và công nghiệp 4.0, các startup nước ngoài đang nhìn vào phân khúc khách sạn bình dân tại Việt Nam như một vùng đất đầy tiềm năng.

Cuối tháng 6/2019, chuỗi khách sạn OYO vừa “chào sân” thị trường Việt Nam với 90 khách sạn nhượng quyền đầu tiên tại sáu tỉnh thành, bao gồm Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Phú Quốc, Vũng Tàu và Nha Trang. OYO lên kế hoạch sẽ đầu tư hơn 50 triệu USD vào Việt Nam trong những năm tới. Startup này nhắm đến các khách sạn quy mô dưới 100 phòng và giá phòng trung bình vào khoảng 400.000 đồng/phòng/đêm.Trước đó khoảng ba tháng, Reddoorz - startup hoạt động trong lĩnh vực nhượng quyền khách sạn nhắm vào phân khúc bình dân - cũng đặt chân vào thị trường Việt Nam. Khi ra mắt, startup đến từ Singapore này đã có 40 khách sạn ở TP HCM. Đến nay, hệ thống này đã có trong tay hơn 70 khách sạn, đặt mục tiêu trở thành chuỗi khách sạn với 200 điểm đến tại Việt Nam.

Điểm chung của OYOReddoorz là đều không trực tiếp sở hữu mà hoạt động với hình thức nhượng quyền, hợp tác cùng các chủ khách sạn bình dân, trung cấp rồi thu phí nhượng quyền hoặc ăn chia doanh thu. Hợp tác với hai thương hiệu này, các khách sạn sẽ được đào tạo về các tiêu chuẩn dịch vụ, sử dụng phần mềm, ứng dụng quản lý và tiếp cận nguồn khách trực tuyến và ngoại tuyến của công ty. Những đơn vị này đang khai thác phân khúc thị trường trẻ hơn bằng cách cung cấp dịch vụ nhanh chóng với giá cả hợp lý.

Nếu như Airbnb giúp tất cả mọi người có thể tận dụng được không gian trống trong chính nhà mình để cho thuê nhằm kiếm thêm thu nhập, còn Booking hay Agoda chỉ đơn thuần là nền tảng kết nối để các khách sạn tự giới thiệu và chào bán phòng, thì OYOReddoorz tham gia trực tiếp vào việc đầu tư cơ sở vật chất cho các khách sạn trong hệ thống của mình. Theo Tổng cục Du lịch Việt Nam, hiện nay trung bình mỗi năm có 15 triệu khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam, bên cạnh đó là 80 triệu lượt khách nội địa, gấp bốn lần so với thập kỷ trước. Điều này cho thấy nhu cầu lớn về dịch vụ lưu trú.

Theo Savills Việt Nam, các khách sạn 3 đến 4 sao là phân khúc khá quen thuộc với du khách nội địa tại hầu hết các quốc gia và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Trong thời kỳ hoàng kim của ngành du lịch tại Việt Nam như hiện nay, có thể thấy các khách sạn thuộc phân khúc này đang hoạt động tốt. Tại thời điểm này, việc kinh doanh khách sạn tại Việt Nam phần nào chịu ảnh hưởng do đây là mùa du lịch thấp điểm với khách quốc tế. Tuy nhiên, số lượng du khách trong nước vẫn tăng trưởng mạnh mẽ. Ông Troy Griffiths, Phó tổng giám đốc Savills Việt Nam, cho biết việc gia nhập những mạng lưới khách sạn toàn cầu như OYOReddoorz sẽ đem đến lợi ích cho các khách sạn đối tác. Biên lợi nhuận vận hành đối với các khách sạn bình dân rất nhỏ nên hiệu quả hoạt động là cần thiết.

Tuy vậy, việc tăng doanh thu thông qua tăng công suất cho thuê cũng rất quan trọng. Các đơn vị vận hành quốc tế và các trang đặt phòng đem đến lợi thế này và ở quy mô mạng lưới, các thương hiệu quốc tế đem đến các khách hàng trung thành. Ông Griffiths cũng nhận định, Việt Nam là thị trường có tiềm năng lớn đối với startup trong mọi lĩnh vực. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang phát triển mạnh, có thể thu hút vốn đầu tư một cách tương đối dễ dàng. Ngành khách sạn nghỉ dưỡng đã và đang chịu áp lực từ việc vận hành các mô hình kinh doanh lỗi thời, do đó buộc phải thích nghi và thay đổi nhiều hơn so với các loại hình bất động sản khác.

Mặc dù đây là những startup nước ngoài, nhưng khi gia nhập vào thị trường Việt Nam họ lại tạo ra tiềm năng lớn cho sở hữu trí tuệ và chuyển giao giá trị cho Việt Nam. Khoảng 10 năm trước, ngành nghỉ dưỡng nội địa có rất ít kinh nghiệm. Tuy nhiên, sau khi kết hợp trên nhiều mô hình kinh doanh khác nhau thì các tài sản sở hữu trí tuệ cũng như thông lệ vận hành đã được chuyển giao.Hiện nay trên thị trường đã có nhiều đơn vị cung cấp trong lĩnh vực này và tương lai con số này sẽ còn tăng lên. Tiếp cận với kinh nghiệm quốc tế giúp ngành khách sạn trong nước học hỏi và tăng trưởng một cách hiệu quả. Một số startup Việt Nam hiện đang hoạt động trong lĩnh vực này và nhận được rất nhiều sự ủng hộ, có thể kể đến: Luxstay, Vntrip, Ivivu và Vietnambooking.

Theo cafeland

button-tim-mua.svg

  • Đánh giá:
  • (33 đánh giá)
Bài viết có hữu ích không?

Có lẽ bạn nên đọc thêm

BÌNH LUẬN

YouHomes.Vn - Website mua bán, cho thuê bất động sản uy tín tại Việt nam