Banner gói dịch vụ cam kết bán nhà trong 3 tháng

Xếp hạng khu dân cư

(Căn cứ theo 13,548 lượt bình chọn)

Thông tin khu dân cư

Chọn dự án, toà để xem

Danh bạ khẩn cấp

Danh bạ
  • Công an phường

    Công an phường

  • Trạm y tế phường

    Trạm y tế phường

  • Lễ tân toà nhà

    Lễ tân toà nhà

Banner tặng điểm youpoint

Bình chọn

Bình chọn khu dân cư

Chọn dự án để xemBình chọn dự án
  • An toàn an ninh
  • Dịch vụ tiện ích
  • Môi trường không khí
  • Đẳng cấp sang trọng
  • Chỉ số hạnh phúc

[Hỏi Đáp] Hợp đồng đặt cọc mua đất có cần công chứng không?

Khi mua đất có cần làm hợp đồng đặt cọc hay không? Hợp đồng đặt cọc có cần công chứng hay không? Hãy cùng YouHomes tìm hiểu nhé!

[Hỏi Đáp] Hợp đồng đặt cọc mua đất có cần công chứng không?

button-tim-mua.svg

Trong quá trình mua bán đất, ngoài hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất còn có hợp đồng đặt cọc. Vậy hợp đồng đặt cọc mua đất là gì? Hợp đồng đặt cọc mua đất có cần công chứng không? Các bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây của YouHomes nhé!

Thế nào là hợp đồng đặt cọc mua đất?

Hợp đồng đặt cọc mua đất là văn bản ghi chép lại sự thỏa thuận về khoản đặt cọc giữa hai bên mua và bên bán ( tức bên nhận cọc và bên đặt cọc) trong quá trình mua bán đất.

Theo đó, bên đặt cọc sẽ cần giao cho bên nhận cọc một khoản tài sản có giá trị có thể là tiền, kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác. Ở Việt Nam, nếu dùng tiền để đặt cọc thì thường đặt cọc bằng tiền Việt Nam. Điều đó sẽ đảm bảo giao kết, thực hiện giao dịch như đã thỏa thuận.

Thế nào là hợp đồng đặt cọc mua đất?

Hợp đồng đặt cọc là hợp đồng quan trọng trong quá trình mua bán vì đây là hợp đồng đầu tiên giữa bên mua và bên bán nên bạn cần chú ý các điều khoản có trong hợp đồng để tránh những rủi ro. Bạn bên nhờ người có kinh nghiệm hoặc làm hợp đồng tại văn phòng công chứng để đảm bảo các quyền lợi của mình được tối đa.

Quy định về đặt cọc khi mua đất

Hiện nay, luật chưa có quy định về số tiền cần đặt cọc bao nhiêu thì hợp đồng đặt cọc mới có hiệu lực. Tuy nhiên, theo các chuyên gia pháp lý, các luật sư thì bên mua cần đặt cọc cho bên bán một không quá 20% giá trị của mảnh đất để đảm bảo quyền lợi cho cả bên mua và bên bán.

Một số trường hợp không tìm hiểu kỹ và dựa vào sự tin tưởng của đối phương nên đã gặp những rủi ro không đáng có. Đã có trường hợp do không tìm hiểu kỹ hợp đồng đặt cọc dẫn đến người mua đã đặt cọc rồi nhưng vẫn không thực hiện được giao dịch và mất tiền cọc.

Vì vậy, hãy tìm hiểu thật kỹ các điều khoản ghi trong hợp đồng đặt cọc để tránh những rủi ro không đáng có.

Những lưu ý khi tiến hành đặt cọc mua đất

Khi tiến hành đặt cọc mua đất, bạn cần lưu ý một số điểm sau:

Lưu ý trước khi tiến hành hợp đồng đặt cọc mua đất

Trước khi tiến hành đặt cọc bạn cần xác định những thông tin về mảnh đất. Bạn sẽ trả lời những câu hỏi như:

  • Người bán là người có tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không?
  • Người bán có được chủ sở hữu ủy quyền không? Nếu có thì cần có hợp đồng ủy quyền hợp pháp.
  • Trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có tên một hay nhiều người? Nếu có nhiều người, hãy đảm bảo rằng những người có tên đều đồng ý chuyển nhượng.
  • Mảnh đất có đang nằm trong dự án quy hoạch của địa phương hay không?
  • Có đang xảy ra tranh chấp gì tại mảnh đất hay không?
  • Mảnh đất có đang được dùng để vay nợ, thế chấp không?

Những lưu ý trước khi tiến hành hợp đồng đặt cọc mua đất.

>> Xem thêm: Những điều cần biết khi mua bán đất để tránh rủi ro

Đại diện ký hợp đồng đặt cọc

Người đứng ra ký kết hợp đồng đặt cọc là người có tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc người được ủy quyền thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Trong trường hợp người đại diện là người được ủy quyền thì bạn cần xem kỹ hợp đồng ủy quyền về mặt thời gian và hiệu lực pháp lý. Tránh trường hợp quá hạn hợp đồng ủy quyền mà người được ủy quyền vẫn tiến hành ký kết.

Thỏa thuận về mức đặt cọc

Hai bên mua và bên bán thỏa thuận về khoản tiền đặt cọc. Pháp luật chưa có quy định về khoản tiền đặt cọc nhưng theo các chuyên gia pháp lý, bên mua sẽ đặt cọc không quá 20% giá trị tài sản. Vì vậy hai bên cần đưa ra mức cọc hợp lý để đảm bảo quyền lợi cho hai bên.

Tài sản đặt cọc có thể là tiền, kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác. Tài sản đặt cọc phải thuộc quyền sở hữu của bên đặt cọc ( người mua), tài sản được lưu thông dân sự cũng như có thể tính toán được giá trị.

Quyền lợi và nghĩa vụ của bên bán và bên mua

Bên bán: sau khi nhận tiền cọc có nghĩa vụ giữ gìn tài sản đặt cọc, không được sử dụng vào mục đích khác nếu không được thỏa thuận trước. Không được thực hiện giao dịch với bên thứ ba sau khi đã nhận đặt cọc.

Thỏa thuận về quyền lợi và nghĩa vụ của bên mua và bên bán.

Bên mua: Hoàn thành nghĩa vụ trả nốt số tiền theo đúng thời hạn như đã thỏa thuận trong hợp đồng.

Người làm chứng

Khi ký kết hợp đồng cần có người làm chứng để chứng minh cho việc ký kết hợp đồng và giao dịch đặt cọc giữa bên mua và bên bán.

Trong hợp đồng cần có chữ ký, lời xác nhận của người làm chứng, có như vậy hợp đồng mới được công nhận, đảm bảo tính pháp lý.

Hợp đồng đặt cọc có cần công chứng không?

Căn cứ Điều 5 Luật Công chứng 2014 quy định về giá trị của văn bản công chứng. Theo đó, văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.

Sau khi có yêu cầu công chứng, công chứng viên phải kiểm tra tính pháp lý của các giấy tờ tùy thân, giấy tờ về tài sản… rồi chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch.

Cũng theo quy định tại Điều 5 Luật Công chứng 2014, các loại hợp đồng, giao dịch khi được công chứng sẽ có giá trị như một chứng cứ và không phải chứng minh các sự kiện, tình tiết trong đó trừ trường hợp bị Toà án tuyên bố là vô hiệu.

Như vậy, một hợp đồng, giao dịch khi qua công chứng thì sẽ được ghi nhận và bảo đảm về mặt nội dung, hình thức cũng như tính pháp lý của văn bản đó.

Theo Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015, đặt cọc là một biện pháp bảo đảm để giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

Theo khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự quy định:

- Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền;

- Nếu bên đặt cọc (bên mua) từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc;

- Nếu bên nhận đặt cọc (bên bán) từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Ngoài ra, nếu hai bên có thỏa thuận khác thì khi hợp đồng đặt cọc không thực hiện được, hai bên phải thực hiện theo thỏa thuận khác đó.

Bạn có thể tìm mua các bất động sản chính chủ, uy tín tại: https://youhomes.vn/mua/nha-tho-cu-48.html

Như vậy, luật không quy định bắt buộc phải công chứng hợp đồng đặt cọc. Tuy nhiên, để bảo đảm tính pháp lý cũng như phòng ngừa trường hợp tranh chấp xảy ra, chúng ta nên thực hiện việc công chứng Hợp đồng đặt cọc. Hi vọng rằng bài viết của YouHomes sẽ mang đến nhiều điều hữu ích cho các bạn.

YouHomes

button-tim-mua.svg

  • Đánh giá:
  • (8 đánh giá)
Bài viết có hữu ích không?

Có lẽ bạn nên đọc thêm

BÌNH LUẬN

YouHomes.Vn - Website mua bán, cho thuê bất động sản uy tín tại Việt nam