Banner gói dịch vụ cam kết bán nhà trong 3 tháng

Xếp hạng khu dân cư

(Căn cứ theo 13,548 lượt bình chọn)

Thông tin khu dân cư

Chọn dự án, toà để xem

Danh bạ khẩn cấp

Danh bạ
  • Công an phường

    Công an phường

  • Trạm y tế phường

    Trạm y tế phường

  • Lễ tân toà nhà

    Lễ tân toà nhà

Banner tặng điểm youpoint

Bình chọn

Bình chọn khu dân cư

Chọn dự án để xemBình chọn dự án
  • An toàn an ninh
  • Dịch vụ tiện ích
  • Môi trường không khí
  • Đẳng cấp sang trọng
  • Chỉ số hạnh phúc

Hướng dẫn cách kiểm tra, phân biệt sổ đỏ thật - giả

Kiểm tra tính chính xác của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Sổ đỏ) trước khi giao tiền nhằm hạn chế rủi ro khi giao dịch.

Hướng dẫn cách kiểm tra, phân biệt sổ đỏ thật - giả

button-tim-mua.svg

Với kỹ thuật in ngày phát triển, việc sản xuất các loại giấy tờ nhà đất giả ngày càng tinh vi, bằng mắt thường khó có thể phân biệt. Vấn nạn giấy tờ giả cảnh báo người dân cần nâng cao cảnh giác, thận trọng trước những giao dịch mua bán, chuyển nhượng bất động sản… cần kiểm tra tính chính xác của các loại giấy tờ, chứng từ có liên quan, đặc biệt là sổ đỏ. Bởi trong các giao dịch liên quan đến nhà đất thì sổ đỏ là một trong những yếu tố quan trọng nhất, có vai trò quyết định.

Làm thế nào để kiểm tra, phân biệt sổ đỏ thật - giả trong quá trình mua bán nhà đất? Để giải đáp câu hỏi đó, cùng YouHomes tìm hiểu bài biết dưới đây nhé!

Sổ đỏ là gì? Sổ đỏ chứa những thông tin gì?

Sổ đỏ là thuật ngữ quen thuộc đối với mỗi người dân của chúng ta, khi nhắc tới sổ đỏ ai ai cũng mừng tượng ra tấm bìa đỏ rực. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ, hiểu đúng và biết cách kiểm tra các nội dung bên trong sổ đỏ.

Hiểu đúng về sổ đỏ?

Sổ đỏ hay bìa đỏ là tên gọi tắt của “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” được cấp cho các khu vực ngoài đô thị (nông thôn), được quy định tại nghị định số 60-CP của Chính phủ và Thông tư số 346/1998/TT-TCĐC ngày 16/3/1998 của tổng cục địa chính.

Trong các giao dịch liên quan đến nhà đất thì sổ đỏ là một trong những yếu tố quan trọng nhất, có vai trò quyết định.

Các loại đất được cấp sổ đỏ: Đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, làm muối, đất làm nhà ở thuộc nông thôn. Hình thức bên ngoài sổ có màu đỏ đậm, do UBND huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp cho chủ sử dụng.

Trên thực tế, nhiều người nhầm lẫn giữa sổ đỏ với sổ hồng. Về cơ bản thì 2 loại sổ này đều là chứng nhận quyền sử dụng đất. Ngoài ra, chúng ta có thể dễ dàng phân biệt 2 loại sổ này một cách dễ dàng theo bảng so sánh dưới đây:

TIÊU CHÍSỔ ĐỎSỔ HỒNG
Ý nghĩaSổ đỏ là tên gọi của “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”, cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất (theo khoản 20 Điều 4 luật đất đai 2003).

Sổ hồng là tên gọi của “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở” tại đô thị (nội thành, nội thị xã, thị trấn) được cung cấp cho chủ sở hữu theo quy định (Nghị định số 60-CP ngày 05/07/1994 của Chính Phủ về quyền sử dụng nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị):

– Trường hợp chủ sở hữu nhà ở đồng thời là chủ sử dụng đất ở, chủ sở hữu căn hộ trong nhà chung cư thì cấp một giấy chứng nhận là “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở”;

– Trường hợp chủ sở hữu nhà ở không đồng thời là chủ sử dụng đất ở thì cấp “Giấy chứng nhận quyền sở hữu ở nhà” (theo Điều 11 luật nhà ở 2005)

Cơ quan ban hànhBộ Tài nguyên và Môi trường ban hànhBộ Xây dựng ban hành
Đặc điểm nhận diện (Hình thức bên ngoài)Bìa ngoài sổ đỏ có màu đỏ, trang đầu tiên có dòng chữ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”.Có màu hồng, bên ngoài trang đầu tiên ghi “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất”.

Sổ đỏ chứa những thông tin gì?

Theo nội dung được ghi tại Điều 3 Thông tư 23/2014/TT-BTNTM về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hiện đã được phát hành theo một mẫu thống nhất gồm: 04 trang, được in trên nền hoa văn trống đồng có màu hồng cánh sen cùng một Trang bổ sung có nền trắng; kích thước trang là 190mm x 265mm; bao gồm những thông tin là:

Thông tin trên trang 1 của sổ đỏ

Bao gồm:
- Quốc hiệu, Quốc huy cùng dòng chữ được in màu đỏ về giấy chứng nhận quyền sở hữu đất.
- Mục “I” gồm những thông số: Tên của người sử dụng và chủ sở hữu đất, số phát hành giấy chứng nhận được in màu đen có 6 số cùng 2 chữ cái Tiếng Việt.
- Dấu nổi được đóng bởi Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Thông tin trên trang 2 của sổ đỏ

Nội dung thông tin toàn bộ được in bằng chữ màu đen gồm có:
- Mục “II”. Nhà ở, thửa đất, tài sản đi liền cùng đất”, ở đây đều ghi những thông tin chi tiết về thửa đất, nhà ở, rừng sản xuất, công trình xây dựng.
- Thông tin thời gian cụ thể ngày, tháng, năm ký kết Sổ đỏ được cơ quan nhà nước phê duyệt.
- Ghi rõ Số vào sổ cấp sổ đỏ là gì.

Thông tin trên trang 3 của sổ đỏ

Thông tin toàn bộ được in màu đen gồm những nội dung:

- Mục “III. Sơ đồ chi tiết về thửa đất, tài sản gắn liền cùng với đất”.
- Mục “IV. Danh sách những thay đổi sau khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”.

Thông tin trên trang 4 của sổ đỏ

Trang 4 in chữ màu đen gồm:

- Thông tin tiếp theo của mục “IV. Những thay đổi xảy ra sau khi được cấp giấy sổ đỏ".
- Những lưu ý cần nhớ cho những đối tượng được cấp sổ đỏ; mã vạch.

Thông tin trên trang bổ sung của sổ đỏ

Toàn bộ nội dung trên trang này đều được in bằng chữ màu đen và có các thông tin là:

- Nội dung dòng chữ “Trang bổ sung Giấy chứng nhận”.
- Nêu rõ về số hiệu thửa đất.
- Nêu rõ về số phát hành sổ đỏ.
- Nêu rõ về số vào sổ cấp sổ đỏ.
- Mục “IV. Những thay đổi xảy ra sau khi được cấp giấy sổ đỏ ” giống với nội dung có trong trang 4.

Xem Nguyên tắc không thể thiếu khi ký kết hợp đồng 3 bên TẠI ĐÂY

Hướng dẫn cách kiểm tra, phân biệt sổ đỏ thật - giả

Để tránh những rủi ro trong giao dịch mua bán nhà đất, căn hộ chung cư,…. Cần kiểm tra, xác định độ chính xác, tin cậy của sổ đỏ. Có thể tham khảm những cách sau đây:

Kiểm tra hình thức và nội dung của sổ đỏ bằng mắt thường và rờ bằng tay

Đây là cách đơn giản nhất để kiểm tra sổ đỏ thật hay giả. Bằng việc kiểm tra màu sắc, mẫu mã, các đề mục, thông tin của sổ đỏ có phù hợp với quy định của nhà nước về hình thức, thông tin trên sổ đỏ. Kiểm tra các thông tin về chủ sở hữu, thời gian, chữ ký, chức vụ của người ký.

Kiểm tra các vị trí có thể bị tẩy xóa cơ học:

- Số sổ.
- Số vào sổ quyết định.
- Loại đất.
- Thời hạn.
- Hình thức sử dụng.
- Diện tích (bằng số, bằng chữ).

Đối với các sổ có trang bổ sung cần kiểm tra phương pháp in của phôi trang bổ sung (in offset), dấu giáp lai của trang phụ lục với sổ (kiểm tra phương pháp đóng dấu), các vị trí của trang bổ sung có bị tẩy xóa hay không (chuyển quyền sử dụng đất, diện tích...). Nếu sổ đã thế chấp nhiều lần cần kiểm tra kỹ dấu, chữ ký của Văn phòng đăng ký nhà đất hoặc phòng tài nguyên và môi trường.

Dùng đèn pin (hoặc nguồn sáng khác VD: ánh sáng mặt trời,…) kiểm tra hình dấu góc dưới bên phải của mặt trước và mã số

Chiếu xiên một góc 10 – 20 độ với mặt giấy tại vị trí có hình dấu ở góc dưới bên phải của mặt trước Phần dấu nổi (ở góc dưới bên phải mặt trước sổ đỏ) có mã số hiệu được đóng hoặc in vào chính giữa dấu nổi, được tạo ra bằng phương pháp in typo. Ở sổ đỏ giả, mã số hiệu được tạo ra bằng phương pháp in màu kỹ thuật số nên mã số hiệu thường bị đóng lệch so với hình dấu nổi.

Ở sổ đỏ giả, hình dấu được tạo bởi các chi tiết lõm và không rõ nội dung. Hình dấu được tạo bởi chi tiết lồi và rõ nội dung ở sổ đỏ thật.

Kiểm tra bằng kính lúp về kết cấu chi tiết in

Sổ đỏ thật được in bằng phương pháp in offset nên màu sắc sắc nét, màu mực đồng màu trên cùng một chi tiết in. Còn giấy tờ giả mạo do in màu kỹ thuật số nên chi tiết in không sắc nét, trên cùng một chi tiết in có nhiều hạt mực có màu sắc khác nhau.

Sổ đỏ giả thì các họa tiết, hoa văn màu hồng không được tạo bởi tổ hợp các chấm mực màu hồng. Còn đối với sổ đỏ thật các họa tiết, hoa văn màu hồng được tạo bởi tổ hợp các chấm mực màu hồng.

Tra cứu mã số và tên chủ sở hữu trên các ứng dụng tra cứu

Trong thời đại công nghệ 4.0, việc tra cứu, kiểm tra thông tin sổ đỏ cũng tiện lợi và đơn giản hơn rất nhiều. Cách kiểm tra sổ đỏ cũng khá đơn giản, mọi người chỉ cần điền thông tin số seri sổ đỏ, tên chủ sở hữu sổ đỏ, rồi chờ kết quả trong vòng 24h là đã có thông tin chi tiết về sổ đỏ đó. Kết quả trả về có thể giúp mọi người biết được lịch sử mua bán, loại hình nhà đất, bất động sản này có đang bị cấm giao dịch hay không?

Trong thời đại công nghệ 4.0, việc tra cứu, kiểm tra thông tin sổ đỏ cũng tiện lợi và đơn giản hơn rất nhiều.

Có thể nói, những thông tin cơ bản này sẽ giúp ích được các bạn rất nhiều trong việc nhận biết sổ đỏ thật hay giả cũng như những vấn đề pháp lí phát sinh liên quan đến sổ đỏ trong quá trình mua bán giao dịch.

Kiểm tra tại Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất

Hiện nay theo quy định của Luật đất đai và các văn bản pháp luật khác có liên quan thì cơ quan có thẩm quyền cấp và quản lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà ở và các tài sản gắn liền với đất là văn phòng đăng kí quyền sử dụng đất cấp huyện đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt nam định cư ở nước ngoài mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở.

Kiểm tra sổ đỏ tại Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất là biện pháp an toàn nhất.

Trong trường hợp địa phương chưa có văn phòng đăng kí quyền sử dụng đất thì phòng tài nguyên môi trường cấp huyện được Chủ tịch ủy ban nhân dân Huyện ủy quyền thực hiện. Như vậy, để kiểm tra, nhận biết sổ đỏ thật hay giả thì bạn có thể liên lạc đến những cơ quan này.

Đây là biện pháp chắc chắn nhất để kiểm tra độ chính xác của sổ đỏ.

Trước tình trạng sổ đỏ giả xuất hiện nhiều như hiện nay, cơ quan công an khuyến cáo người dân khi thực hiện mua bán nhà đất nên lựa chọn những địa chỉ mua bán nhà đất uy tín và nên nộp hồ sơ mua bán tại các cơ quan có thẩm quyền để xác minh hiện trạng nhà đất, tính chính xác của giấy chứng nhận trước khi giao tiền, hạn chế rủi ro khi giao dịch.

Thanh Hằng

button-tim-mua.svg

  • Đánh giá:
  • (9 đánh giá)
Bài viết có hữu ích không?

Có lẽ bạn nên đọc thêm

BÌNH LUẬN

YouHomes.Vn - Website mua bán, cho thuê bất động sản uy tín tại Việt nam