Banner gói dịch vụ cam kết bán nhà trong 3 tháng

Xếp hạng khu dân cư

(Căn cứ theo 13,548 lượt bình chọn)

Thông tin khu dân cư

Chọn dự án, toà để xem

Danh bạ khẩn cấp

Danh bạ
  • Công an phường

    Công an phường

  • Trạm y tế phường

    Trạm y tế phường

  • Lễ tân toà nhà

    Lễ tân toà nhà

Banner tặng điểm youpoint

Bình chọn

Bình chọn khu dân cư

Chọn dự án để xemBình chọn dự án
  • An toàn an ninh
  • Dịch vụ tiện ích
  • Môi trường không khí
  • Đẳng cấp sang trọng
  • Chỉ số hạnh phúc

Nguyên tắc không thể thiếu khi ký kết hợp đồng 3 bên

Hợp đồng 3 bên ngày càng được sử dụng phổ biến trong các giao dịch hiện nay, cũng giống như các loại hợp đồng khác đều phải tuân thủ những quy định, nguyên tắc về nội dung, hình thức và pháp lý.

Nguyên tắc không thể thiếu khi ký kết hợp đồng 3 bên

button-tim-mua.svg

Không chỉ sử dụng trong những hợp tác kinh doanh, liên doanh giữa các doanh nghiệp thương mại, hợp đồng 3 bên ngày càng được sử dụng phổ biến trong cả giao dịch dân sự trong việc mua bán nhà đất, chung cư.

Vậy hợp đồng 3 bên là gì? Những nguyên tắc không thể thiếu khi ký kết hợp đồng 3 bên? Hãy cùng YouHomes tìm hiểu nhé!

Hợp đồng 3 bên là gì?

Hợp đồng ba bên là hợp đồng có sự tham gia của ba bên nhằm liên kết, thỏa thuận về việc xác lập quan hệ trong hợp đồng, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan.

Hợp đồng 3 bên ngày càng được sử dụng phổ biến trong cả giao dịch dân sự trong việc mua bán nhà đất, chung cư.

Hợp đồng ba bên được xác lập và thực thi ngay sau khi ba bên liên quan đạt được thỏa thuận với nhau. Sau khi đã xác lập, nội dung mà ba bên đã giao kết với nhau đúng quy định pháp luật thì hợp đồng sẽ có hiệu lực, các bên tham gia bắt buộc thực hiện theo các thỏa thuận đã thống nhất.

Một số dạng hợp đồng 3 bên thường gặp

Hợp đồng thế chấp tài sản ba bên

Đây là dạng hợp đồng phổ biến thường dùng trong hoạt động vay vốn bằng hình thức thế chấp tài sản tại ngân hàng.
Theo đó, bên vay vốn (bên A) sẽ tiến hành ký kết hợp đồng ba bên với ngân hàng (Bên B) và bên thế chấp tài sản (bên C). Bên C sẽ chịu trách nhiệm về khoản vay của bên A bằng tài sản thế chấp của mình.

Mẫu hợp đồng này còn được sử dụng nhiều trong việc ký kết giữa ngân hàng - chủ đầu tư dự án bất động sản - khách hàng mua nhà để ngân hàng cho khách hàng mua nhà của chủ đầu tư.

Hợp đồng hợp tác ba bên

Đây là dạng hợp đồng thường thấy khi các chủ thể tham gia hợp tác kinh doanh. Theo đó ba bên trong hợp đồng sẽ kí kết, thỏa thuận với nhau thông qua các điều khoản mà mỗi bên có nghĩa vụ thực hiện nó.

Hợp đồng kí kết vì lợi ích một trong ba bên

Hợp đồng này được kí kết giữa hai bên nhưng mục đích của hợp đồng là vì lợi ích bên thứ ba. Các bên tham gia đều phải thực hiện nghĩa vụ nhất định theo thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng và bên thứ ba sẽ được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó.

Bài viết có liên quan: Mẫu giấy biên nhận tiền mua bán đất mới nhất hiện nay 2020

Nguyên tắc không thể thiếu khi ký kết mọi bản hợp đồng 3 bên

Bất kì một bản hợp đồng 3 bên nào, đều phải đảm bảo các nguyên tắc về nội dung, hình thức và tính pháp lý của hợp đồng.

Nguyên tắc đảm bảo nội dung của bản hợp đồng 3 bên

Nội dung là một trong những yếu tố then chốt, không thể thiếu làm nên bản hợp đồng. Điều 398 Bộ luật dân sự 2015 quy định rõ về nội dung của hợp đồng ba bên, theo đó các bên tham gia phải có những thỏa thuận trong bản hợp đồng về các nội dung chính như sau:

- Đối tượng liên quan trong hợp đồng bao gồm những ai là tổ chức hay cá nhân.

- Số lượng của mặt hàng ,chất lượng của mặt hàng.

- Giá cả cụ thể của mặt hàng, của đối tượng giao kết trong hợp đồng.

- Hình thức và phương thức thanh toán giữa ba bên khi kí kết hợp đồng như thế nào.

- Thời hạn thực hiện hợp đồng và địa điểm thực hiện hợp đồng, phương thức thực hiện hợp đồng.

- Quyền và nghĩa vụ ba bên khi tham gia kí kết.

- Trách nhiệm của mỗi bên do vi phạm các quy định trong hợp đồng; khi xảy ra tranh chấp giữa các bên thì phương thức giải quyết như thế nào.

Các nội dung, thông tin phải được ghi đầy đủ, rõ ràng, chính xác tránh trường hợp nhầm lẫn đem lại rủi ro sau này.

Nguyên tắc đảm bảo hình thức của bản hợp đồng 3 bên

Đối với hợp đồng dân sự thông thường, thì có các hình thức giao kết như: hợp đồng giao kết bằng miệng, hợp đồng giao kết bằng văn bản…
Riêng đối với hợp đồng ba bên kí kết, bắt buộc phải được giao kết bằng văn bản rõ ràng, cụ thể và có chữ ký của ba bên để xác lập hợp đồng (Điều 401 Bộ luật dân sự 2015).

Cụ thể, quy định về hình thức của hợp đồng phải được xác lập rõ ràng như sau:

Hợp đồng ba bên kí kết phải có quy định về từng điều khoản, quyền lợi, trách nhiệm của các bên để tránh các tranh chấp phát sinh về sau.

Riêng đối với hợp đồng ba bên kí kết, bắt buộc phải được giao kết bằng văn bản rõ ràng, cụ thể và có chữ ký của ba bên để xác lập hợp đồng (Điều 401 Bộ luật dân sự 2015).

Khi cả ba bên cùng tham gia kí kết vào hợp đồng có ý nghĩa rất lớn về mặt pháp lý của hợp đồng. Hợp đồng ba bên chỉ có hiệu lực pháp lý khi có đầy đủ chữ kí của cả ba bên tham gia, trường hợp một trong ba bên ủy quyền kí thay vẫn sẽ được công nhận.

Hợp đồng ba bên đã kí kết khi thực hiện việc giao kết thì điều quan trọng nhất là mặt pháp lý của hợp đồng. Hợp đồng có tính ràng buộc và hợp pháp hay không phụ thuộc rất lớn vào việc các bên thực hiện giao kết thế nào.

Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý của bản hợp đồng 3 bên

Một bản hợp đồng 3 bên được ký kết mà không đáp ứng đầy đủ những quy định về mặt pháp lý thì hợp đồng đó sẽ vô hiệu toàn phần hoặc vô hiệu một phần dựa trên cơ sở nội dung được quy định trong hợp đồng 3 bên.

Giá trị pháp lý của hợp đồng ba bên được xác định khi đáp ứng đủ các điều kiện:

- Ba bên khi tham gia kí kết phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự

- Ba bên khi tham gia kí kết, xác lập và xây dựng nội dung trong hợp đồng phải dựa trên tinh thần tự nguyện, không có dấu hiệu của sự ép buộc.

- Hợp đồng ba xác lập và kí kết phải đáp ứng các điều kiện về mặt nội dung, lẫn mặt hình thức theo đúng quy định của pháp luật về hợp đồng.

- Trường hợp một trong ba bên tham gia giao kết hợp đồng là tổ chức (pháp nhân) thì chủ thể trực tiếp giao kết của tổ chức đó phải là người có thẩm quyền được tổ chức giao phó.

Mẫu hợp đồng 3 bên giữa Ngân hàng - Chủ đầu tư - Khách hàng mua nhà

Việc khách hàng vay tiền của ngân hàng để trả một phần tiền mua nhà (căn hộ) cho chủ đầu tư là chuyện bình thường trong giao dịch bất động sản. Theo đó, khách hàng sẽ thanh toán một phần (thông thường tối thiểu 30%) giá trị bất động sản bằng tiền tự có của khách hàng trong những đợt thanh toán đầu tiên, còn phần (thông thường dưới 70%) còn lại, ngân hàng sẽ thanh toán trực tiếp cho chủ đầu tư.

Dưới đây là mẫu hợp đồng cam kết 3 bên giữa ngân hàng - chủ đầu tư - khách hàng mua nhà.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

CAM KẾT BA BÊN

V/v quản lý, xử lý tài sản bảo đảm là căn hộ/ quyền sử dụng đất và các quyền tài sản phát sinh có liên quan đến Hợp đồng mua bán căn hộ..............

Căn cứ Bộ Luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015;

Căn cứ Hợp đồng mua bán căn hộ chung cư số...../HĐMB-….ngày....tháng....năm.....giữa Công ty.........và Ông/ Bà..... (sau đây gọi tắt là “Hợp đồng mua bán căn hộ”);

Căn cứ Hợp đồng thế chấp số......, ngày....tháng....năm.... giữa Ngân hàng.....- Chi nhánh...... và Ông/ Bà........ (sau đây gọi tắt là hợp đồng thế chấp”);

Căn cứ vào khả năng và nhu cầu của mỗi Bên,

Hôm nay, ngày...tháng....năm.... tại.........., các Bên dưới đây gồm:

I. BÊN NHẬN THẾ CHẤP (sau đây gọi tắt là “bên A” hoặc “Ngân hàng”):

NGÂN HÀNG..............................- CHI NHÁNH...............................

Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động số:…..........do Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố …............cấp, đăng ký lần đầu ngay......./......./......., đăng ký thay đổi lần thứ.....ngày....../........./......

Địa chỉ:…...................................................................

Điện thoại:....................................Fax:…........................................

Đại diện bởi Ông/bà:…...................Chức vụ:…...............................

(Theo giấy cấp ủy quyền số...........ngày......./......./......... của Giám đốc Ngân hàng.................)

II. BÊN BÁN CĂN HỘ (sau đây gọi tắt là “Bên B”):

CÔNG TY...............................................................

Mã số doanh nghiệp:…...........................do Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và đầu từ thành phố …..............cấp, đăng ký lần đầu ngay......./......./......., đăng ký thay đổi lần thứ.....ngày....../........./......

Địa chỉ:…...................................................................

Điện thoại:....................................Fax:…........................................

Số tài khoản:............................... Ngân hàng........................................

Đại diện bởi Ông/Bà:..............................Chức vụ:….............................

(Theo giấy cấp ủy quyền số...........ngày......./......./......... của Chủ tịch hội đồng quản trị công ty .................).

III. BÊN MUA CĂN HỘ (sau đây gọi tắt là “bên C”):

Ông/Bà:…..........................................................................

CMND/ Căn cước công dân (Hoặc hộ chiếu) số:…...................................do........................cấp ngày.....................

Hộ khẩu thường trú: ….................................................................

Địa chỉ liên hệ: …..........................................................................

Điện thoại: ..................................Email:......................................

Và Vợ/chồng là:

Ông/bà:............................................................................

CMND/ Căn cước công dân (Hoặc hộ chiếu) số:…...................................do........................cấp ngày.....................

Hộ khẩu thường trú: ….................................................................

Địa chỉ liên hệ: …..........................................................................

Điện thoại: ..................................Email:......................................

Các bên cùng thỏa thuận trên cơ sở thống nhất, tự nguyện, bình đẳng và đồng ý cam kết ba bên trong việc phối hợp quản lý, xử lý tài sản bảo đảm là căn hộ số........, tầng........, Tòa...............,............................................ và quyền tài sản có liên quan của bên C phát sinh theo Hợp đồng mua bán căn hộ chung cư số............../ HĐMB.............. ký ngày........tháng........năm...... giữa Bên B và bên C (sau đây gọi chung là “tài sản bảo đảm”) với các điều khoản như sau:

1.................................................

2................................................

3..............................................

….................

Cam kết có hiệu lực kể từ ngày ký và chấm dứt khi các Bên B và Bên C hoàn thành xong nghĩa vụ với Bên A hoặc các bên có thỏa thuận chấm dứt hợp đồng bằng văn bản.

Cam kết này được lập thành 03 văn bản, mỗi bên giữ 01 bản có giá trị pháp lý như nhau

BÊN A

BÊN B

BÊN C

(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Trên đây là những chia sẻ về hợp đồng 3 bên cũng như những nguyên tắc cần thực hiện khi ký kết hợp đồng 3 bên và mẫu hợp đồng cam kết 3 bên giữa ngân hàng - chủ đầu tư - khách hàng mua nhà. YouHomes hi vọng bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc về hợp đồng 3 bên và đem lại những kiến thức bổ ích cho bạn đọc.

Thanh Hằng

button-tim-mua.svg

  • Đánh giá:
  • (8 đánh giá)
Bài viết có hữu ích không?

Có lẽ bạn nên đọc thêm

BÌNH LUẬN

YouHomes.Vn - Website mua bán, cho thuê bất động sản uy tín tại Việt nam