Mẫu hợp đồng cho mượn nhà ở mới nhất năm 2020
Cũng giống như thuê nhà, khi có thỏa thuận mượn nhà giữa chủ nhà và người có nhu cầu mượn nhà cần được lập thành văn bản.
Mượn nhà là thỏa thuận dân sự giữa chủ nhà và người có nhu cầu thuê nhà để ở hoặc kinh doanh. Các hình thức khác như mua nhà, bán nhà hay thuê nhà cần phải lập hợp đồng thì mượn nhà cũng được lập thành hợp đồng mượn nhà. Bài viết dưới đây YouHomes sẽ chia sẻ tới bạn mẫu hợp đồng cho mượn nhà ở mới nhất năm 2020. Các bạn tham khảo nhé!
Hợp đồng mượn nhà là gì?
Theo quy định tại Điều 494 Bộ luật Dân sự 2015, Hợp đồng mượn nhà là sự thỏa thuận giữa các bên, trong đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền. Hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được, bên mượn phải trả lại tài sản đó.
Như vậy, hợp đồng mượn nhà khác hoàn toàn với các loại hợp đồng phát sinh lợi ích khác là hợp đồng này không phát sinh lợi ích vật chất giữa các bên với nhau.
Đối tượng của hợp đồng mượn nhà
Đối với hợp đồng mượn nhà, đối tượng của hợp đồng vẫn giống như các loại hợp đồng về nhà ở khác. Theo đó, đây phải là ngôi nhà chưa được sử dụng vào mục đích: cho thuê, mua bán, tặng cho, thế chấp…
Đặc biệt, theo 118 Luật Nhà ở 2014, cho mượn nhà thuộc một trong các trường hợp không cần có Giấy chứng nhận. Tuy nhiên, để đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp, nên có đầy đủ giấy tờ.
Ngoài ra, còn cần phải mô tả thông tin về nhà đất cụ thể trong Hợp đồng như: diện tích, địa chỉ, số tầng, hiện trạng thực tế của căn nhà ….
Hình thức của Hợp đồng
Cũng giống các loại Hợp đồng về nhà ở khác, Hợp đồng cho thuê nhà phải được lập thành văn bản theo quy định tại Điều 121 Luật Nhà ở 2014. Cụ thể bắt buộc phải có các thông tin sau đây:
- Họ và tên của cá nhân, tên của tổ chức và địa chỉ của các bên.
- Mô tả đặc điểm của nhà ở giao dịch và đặc điểm của thửa đất ở gắn với nhà ở đó.
- Thời hạn cho mượn.
- Quyền và nghĩa vụ của các bên.
- Cam kết của các bên.
- Các thỏa thuận khác (nếu có).
- Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
- Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng.
- Chữ ký và ghi rõ họ, tên của các bên, nếu là tổ chức thì phải đóng dấu (nếu có) và ghi rõ chức vụ của người ký.
Ngoài ra, hợp đồng cho mượn theo quy định tại Điều 122 Luật Nhà ở 2014 thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ trường hợp các bên có nhu cầu. Do đó, không nhất thiết phải công chứng, chứng thực nhưng bắt buộc phải lập thành văn bản.
Tuy nhiên, đối với các trường hợp nhà ở có giá trị lớn thì nên công chứng, chứng thực để đảm bảo quyền và lợi ích của các bên.
Mẫu hợp đồng mượn nhà mới nhất năm 2020
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
HỢP ĐỒNG MƯỢN NHÀ
- Căn cứ Bộ luật dân sự năm 2015.
- Căn cứ vào Luật nhà ở 2014.
- Căn cứ vào nhu cầu các bên.
Hôm nay, ngày…..tháng..…năm…., tại địa chỉ………………………………..
Chúng tôi gồm:
1. BÊN CHO MƯỢN NHÀ (sau đây gọi là Bên A):
Ông (Bà): ...........................................................................................................
Sinh ngày: ...........................................................................................................
Chứng minh nhân dân số: ...................cấp ngày .......................tại ....................
Hộ khẩu thường trú: .............................................................................................
2. BÊN MƯỢN NHÀ (sau đây gọi là Bên B):
Ông (Bà): ...........................................................................................................
Sinh ngày: ............................................................................................................
Chứng minh nhân dân số: ...................cấp ngày .......................tại ....................
Hộ khẩu thường trú: .............................................................................................
Hai bên thảo thuận lập và ký hợp đồng này để thực hiện việc mượn nhà đối với các điều khoản như sau :
ĐIỀU 1: ĐỊA ĐIỂM VÀ DIỆN TÍCH NHÀ CHO MƯỢN
1.1. Bên A đồng ý cho Bên B mượn toàn bộ diện tích nhà thuộc quyền sở hữu hợp pháp của Bên A tại địa chỉ:
Nhà có đặc điểm sau:
Diện tích:
Giấy chứng nhận Quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất số ……….. do ..... cấp ngày ….tháng….năm……
1.2. Bên B đồng ý mượn của Bên A toàn bộ quyền sử dụng nhà theo mô tả nói trên.
ĐIỀU 2: MỤC ĐÍCH MƯỢN
Mục đích sử dụng nhà mượn:
- Đăng ký kinh doanh, đặt trụ sở giao dịch, văn phòng làm việc của Bên B; Tổ chức hoạt động kinh doanh theo nhu cầu của Bên B và theo quy định của pháp luật.
- Không được dùng nhà để kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn, kinh doanh nhà hàng, kinh doanh karaoke, massage và những hoạt động mà pháp luật không cho phép.
ĐIỀU 3: THỜI HẠN CHO MƯỢN
Thời hạn cho mượn nhà và quyền sử dụng đất nói trên là ….năm, bắt đầu từ ngày….tháng….năm……
ĐIỀU 4: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN A
1. Bên A có các nghĩa vụ sau đây:
- Cung cấp thông tin cần thiết về việc sử dụng tài sản và hư hỏng của nhà, nếu có;
- Thanh toán cho Bên B chi phí sửa chữa, chi phí làm tăng giá trị tài sản (nếu có thỏa thuận);
- Bồi thường thiệt hại cho Bên B, nếu biết tài sản có khuyết tật mà không báo cho Bên B biết dẫn đến gây thiệt hại cho Bên B, trừ những khuyết tật mà Bên B biết hoặc phải biết.
2. Bên A có các quyền sau đây:
- Đòi lại tài sản ngay sau khi hết thời hạn cho mượn, nếu Bên A có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng tài sản cho mượn, thì được đòi lại tài sản đó mặc dù Bên B chưa đạt được mục đích, nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý là......................................……
- Đòi lại tài sản khi Bên B sử dụng không đúng mục đích, công dụng, không đúng cách thức đã thoả thuận hoặc cho người khác mượn lại mà không có sự đồng ý của Bên A;
- Đòi bồi thường thiệt hại đối với tài sản do Bên B gây ra.
ĐIỀU 5: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN B
1. Bên B có các nghĩa vụ sau đây:
- Giữ gìn, bảo quản tài sản mượn như tài sản của chính mình, không được tự ý thay đổi tình trạng tài sản; nếu tài sản bị hư hỏng thông thường thì phải sửa chữa.
- Không được cho người khác mượn lại, nếu không có sự đồng ý của Bên A.
- Trả lại tài sản mượn đúng thời hạn.
- Bồi thường thiệt hại, nếu làm hư hỏng, mất mát tài sản mượn.
2. Bên B có các quyền sau đây:
- Được sử dụng tài sản mượn theo đúng công dụng của tài sản và đúng mục đích đã thỏa thuận.
- Yêu cầu bên A phải thanh toán chi phí hợp lý về việc sửa chữa hoặc làm tăng giá trị tài sản mượn, (nếu có thỏa thuận).
ĐIỀU 6: ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG
6.1. Hai bên cam kết thực hiện đúng các điều khoản đã ghi trong hợp đồng này.
6.2. Khi có tranh chấp lien quan đến hợp đồng này trước tiên hai Bên cùng nhau thương lượng để giải quyết, trong trường hợp không thể thương lượng được sẽ yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
6.3. Hai bên đã đọc lại, hoàn toàn nhất trí với những nội dung của hợp đồng và cùng ký tên dưới đây để làm chứng.
Bên cho mượn nhà A | Bên mượn nhà B (ký và ghi rõ họ tên) |
Trên đây là mẫu hợp đồng mượn nhà, mục Bên A là bên cho mượn nhà, hai bên cần điền đầy đủ thông tin của Người sử dụng đất đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở gắn liền với đất. Nếu Người sử dụng đất ghi tên nhiều người, thị cần điền đầy đủ thông tin của từng người vào trong mục Bên A, Phần chữ ký cần có chữ ký của tất cả những người có tên. Hợp đồng này không yêu cầu công chứng, chứng thực nên nó sẽ có hiệu lực từ thời điểm ký hoặc theo thỏa thuận của hai bên.
Những thông tin và nội dung của mẫu hợp đồng cho mượn nhà mới nhất năm 2020 vừa được YouHomes chia sẻ tới các bạn, hi vọng rằng những thông tin này sẽ góp phần giúp bạn thuận lợi hơn trong các thỏa thuận cho mượn nhà ở.
Có lẽ bạn nên đọc thêm
Người dân có quyền tra cứu mọi thông tin về đất đai hay không?
Đất có thuộc quy hoạch hay đã có sổ đỏ chưa, ai là chủ sở hữu,…? Đây là điều mà nhiều người quan tâm đến khi có dự định mua đất. Vậy người dân có quyền được biết mọi thông tin đất đai hay không?Tháng "cô hồn" hay cơ hội của nhà đầu tư bất động sản trong tháng 7?
Tháng "cô hồn" vẫn luôn là nỗi ám ảnh của những nhà đầu tư bất động sản. Nhưng ngày nay dân bất động sản có còn lo sợ trước tháng "cô hồn" hay mong chờ đến tháng cơ hội?[Hỏi đáp] Hợp đồng thuê nhà viết tay có hiệu lực pháp lý không?
Hợp đồng thuê nhà viết tay liệu có giá trị về mặt pháp lý hay không? Đây là câu hỏi được rất nhiều chủ nhà và khách thuê quan tâm.Có nên mua đất quy hoạch treo hay không?
Quy hoạch treo là vấn đề mà nhiều người quan tâm, đặc biệt là những người đang có ý định mua đất để xây dựng. Vậy có nên mua đất quy hoạch treo hay không? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết bên dưới!
BÌNH LUẬN