Quyền sở hữu đất của người Việt đang định cư ở nước ngoài
Việc quan trọng đối những nhà đầu tư đang định cư ở nước ngoài khi muốn sở hữu bất động sản trong nước chính là nẳm rõ quyền và nghĩa vụ cả chính mình.
Hiện nay đất nước ta đang trong thời kì hội nhập và phát triển, nhiều người Việt đang sinh sống,định cư ở nước ngoài quay về đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản hoặc đơn giản chỉ là muốn sở hữu đất cho mục đích cá nhân đang ngày một tăng. Và vấn đề liên quan đến quyền sở hữu đất ở nước ta là một thắc mắc của rất nhiều chủ sở hữu. Vậy quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài như thế nào.
Điều kiện người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Theo Khoản 3, Điều 3 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam (có quốc tịch Việt Nam) và người gốc Việt Nam (đã từng có quốc tịch Việt Nam) cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 7 và Khoản 1; Điểm b, Khoản 2, Điều 8 Luật Nhà ở năm 2014, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở Việt Nam.Điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài là phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam và phải có nhà ở hợp pháp thông qua hình thức mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản; mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật.
Theo Khoản 2, Điều 5 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở, đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì phải có giấy tờ sau đây:
- Trường hợp mang hộ chiếu Việt Nam thì phải còn giá trị và có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu.
- Trường hợp mang hộ chiếu nước ngoài thì phải còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu và kèm theo giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam do Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan quản lý về người Việt Nam ở nước ngoài cấp hoặc giấy tờ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Khoản 1, Điều 6 của Nghị định này quy định, đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài nếu không được nhập cảnh vào Việt Nam mà được tặng cho hoặc được thừa kế nhà ở tại Việt Nam thì không được công nhận quyền sở hữu nhà ở mà phải thực hiện quy định tại các Khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 78 của Nghị định này.
Theo Điểm b, Khoản 2, Điều 119 Luật Nhà ở năm 2014, người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở (trong đó có giao dịch tặng cho nhà ở) theo quy định của pháp luật Việt Nam, phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật này và không bắt buộc phải có đăng ký tạm trú hoặc đăng ký thường trú tại nơi có nhà ở được giao dịch.
Về quyền sử dụng đất, Khoản 1 Điều 186 Luật Đất đai 2013 quy định, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở thì có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
Kết luận:
Theo các điều luật ở trên người Việt định cư ở nước ngoài cần phải lưu ý hơn về quyền sở hữu, đây cũng là một điểm mới cho luật nhà ở 2014 so với Luật nhà ở trước đó. Luật đã mở rộng đối tượng và điều kiện được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài để thu hút nhân tài, nguồn lực cho đầu tư, phát triển đất nước, góp phần thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế. Cụ thể giờ đây cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở trong nước như công dân trong nước.
Quyền sở hữu đất là một điều rất đáng lưu tâm của mỗi chủ sở hữu đặc biệt là người Việt ở nước ngoài muốn sở hữu bất động sản trong nước. Mỗi chủ sở hữu nên luôn quan tâm sát sao quyền lợi, trách nhiệm liên quan đến vấn đề này để tránh gặp phải những trường hợp không mong muốn.
Có lẽ bạn nên đọc thêm
Chuyên gia: Tiêu chuẩn nào cho đô thị xanh?
Hiện nay, khái niệm “đô thị sinh thái” hay “đô thị xanh” được nhắc đến khá nhiều trong lĩnh vực bất động sản. Tuy nhiên, hiện chưa có bộ nguyên tắc nào làm chuẩn để đánh giá hoặc xếp loại dự án xanh.Liệu hiện tượng "bong bóng" có xảy ra trong thị trường bất động sản 2019?
Hiện tượng "bong bóng" trong thị trường BĐS đem lại nhiều rủi do cho các nhà đầu tư, đặc biệt là những "cơn sốt ảo" làm lũng đoạn thị trường. Vậy các chuyên gia sẽ nhận định như thế nào?Kịch bản nào cho thị trường căn hộ chung cư năm 2019?
Chung cư là loại hình nhà ở chủ đạo tại các thành phố lớn - nơi tốc độ gia tăng dân số cơ học cao trong khi quỹ đất ngày càng hạn hẹp. Những biến chuyển nội tại của phân khúc căn hộ sẽ ra sao?Sự ồ ạt nguồn cung sẽ tạo áp lực về lợi suất cho thuê căn hộ?
Trong năm 2019,nhiều dự án được xây dựng và sẽ bàn giao cho người mua, trong đó một lượng lớn căn hộ sẽ được đưa ra thị trường cho thuê. Điều này sẽ tạo áp lực đối với lợi suất cho thuê căn hộ.
BÌNH LUẬN